3.001. Sập bẫy lãi suất cắt cổ sau cú click chuột

(ANTV) –  Cho vay ngang hàng là mô hình kinh doanh mới, một loại hình dịch vụ sáng tạo, được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số, để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay, mà không thông qua trung gian tài chính như tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Từ mô hình này đã xuất hiện nhiều sự biến tướng. Một số đối tượng đã lợi dụng cho vay ngang hàng để thực hiện những hành vi bất hợp pháp như: hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cạnh tranh để lừa đảo, chiếm dụng vốn.

Vay tiền chỉ trong 5 phút, giải ngân không cần thế chấp, không mất phí là những lời mời gọi hấp dẫn được các app cho vay online quảng cáo thường xuyên trên mạng xã hội. Tất cả khiến người vay tin tưởng mà vay ngay lập tức. Đó là một cái bẫy lãi suất với đủ các loại phí mà người vay không thể kiểm soát được.

Không chỉ dừng lại ở đó, mức lãi suất và mức phí này vẫn chưa cố định và có thể cao hơn nữa tùy theo thời gian vay tiền của khách hàng. Và thậm chí là phát sinh thêm một số phí như phí giục nợ, phí xăng xe phí sinh hoạt. Tất cả, được những người tự xưng là nhân viên thu hồi nợ gửi tin nhắn hoặc gọi điện thoại cho người vay.

Rất nhiều đường dây cho vay bằng các app vay tiền nhanh bị triệt phá nhưng trên hệ thống internet, mạng xã hội vẫn còn nhiều những app vay tiền với những lời quảng cáo thu hút những người đang rơi vào khó khăn. Nhiều nạn nhân vay tiền ở các app này đã phải khổ sở vì mức phạt trả chậm có thể lên đến 400 nghìn đồng/ngày.

Trao đổi với Luật sư Trương Thanh Đức, ông cho rằng, các ứng dụng cho vay tiền đang dùng nhiều cách để lách luật, lợi dụng kẽ hở của luật phap về hình thức cho vay ngang hàng đang phát triển mạnh như hiện nay.

Ngày 8/7/2019 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Văn bản số 5228/NHNN-CSTT khẳng định pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định về hoạt động P2P Lending (ứng dụng cho vay ngang hàng). Đồng thời, nội dung văn bản này cũng cảnh báo: Một số đối tượng có thể lợi dụng mô hình P2P Lending thực hiện hành vi bất hợp pháp (hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi, cho vay cầm đồ biến tướng, hoạt động tài chính đa cấp…), đưa ra quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cạnh tranh để lừa đảo, chiếm dụng vốn; tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân, gây bất ổn đến an ninh kinh tế và ổn định xã hội.

Sự xuất hiện của loại hình cho vay ngang hàng thông qua các ứng dụng trực tuyến mở ra một kênh tiếp cận vốn mới, linh hoạt, thuận tiện. Thực tế đến nay chưa có hành lang pháp lý cụ thể nào đối với mô hình trên, do vậy dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn, gây bất ổn xã hội, dễ này sinh dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đây là nội dung mà chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh trong chương trình tiếp theo.

B.T

—————–

Video Clip 8 phút  tại đây:

http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/phap-luat/sap-bay-lai-suat-cat-co-sau-cu-click-chuot-311699.html

An ninh TV (Pháp luật) 20-5-2020:

http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/phap-luat/sap-bay-lai-suat-cat-co-sau-cu-click-chuot-311699.html

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,906