3.054. Vay tiền qua App – Những chiêu trò.

(VOVTV) – Gần đây xuất hiện nhiều ứng dụng cho vay tiền, mà đặc điểm chung là xét duyệt dễ dàng, đối tượng thụ hưởng khoản vay chỉ phải khai báo thông tin cá nhân mà không cần bất kì thủ tục nào khác. Những ứng dụng này có nguy cơ tiềm ẩn tác động đến đời sống xã hội thế nào và lách luật ra sao?

Lợi dụng tâm lý của người có nhu cầu vay một khoản tiền không nhiều, các app, hay còn gọi là ứng dụng thường đưa ra những điều kiện hết sức đơn giản. Người vay tiền không cần chứng minh thu nhập, nhận tiền gần như tức thì. Tuy nhiên, những bản hợp đồng online dễ dãi ấy lại kèm theo những điều khoản vô cùng chặt chẽ mà người vay tiền không hình dung nổi. Bẫy nợ được giăng ra một cách có chủ đích, với mức lãi suất cắt cổ, lên đến gần 50% trong vài ngày được ngụy tạo dưới hình thức “phí dịch vụ”.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chương trình Vấn đề & bình luận ngày hôm nay có cuộc trao đổi cùng luật sư Trương Thanh Đức – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam:

https://www.youtube.com/watch?v=QB41Lbx0v-0

http://truyenhinhdulich.vn/video/cho-vay-qua-app-nhung-chieu-tro-10470.html

Ghi hình ngày 11-6-2020 tại Trường quay tầng 2, số 58, Quán Sứ; phát trên VOV TV khoảng 15-6-2020 gì đó (từ phút thứ 5 – 10 & 14 – 20).

——————-

KỊCH BẢN VẤN ĐỀ BÌNH LUẬN

 (Phát sóng ngày: 11/6/2020)

Tổ chức sản xuất: Bảo Lê

Thực hiện: Như Nguyên

Khách mời (dự kiến): Luật sư Trương Thanh Đức – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

STTNỘI DUNG
1Dẫn đầu# Thưa quý vị, thời gian gần đây xuất hiện nhiều cái gọi là app, hay ứng dụng, cho vay tiền trên các nền tảng khác nhau. Đặc điểm chung của những ứng dụng này là xét duyệt dễ dàng, đối tượng thụ hưởng khoản vay chỉ phải khai báo thông tin cá nhân, danh bạ mà không cần bất kì thủ tục nào khác. Lãi suất áp dụng, về lý thuyết rất thấp, thậm chí bằng 0. Tuy nhiên, mỗi khoản vay lại áp dụng nhiều khoản phí, chiếm từ 25 đến hơn 45% tổng giá trị. Ngoài ra, chỉ cần người vay chậm thanh toán vài giờ đồng hồ, lập tức những người này bị “khủng bố” bằng nhiều cách khác nhau, từ gọi điện, nhắn tin liên tục đến số điện thoại cá nhân. Hơn nữa, người thân của họ cũng bị đe dọa, xúc phạm nhân phẩm. Những app, hay ứng dụng, cho vay tiền lách luật ra sao, nguy cơ tiềm ẩn tác động đến đời sống xã hội thế nào? Câu hỏi vừa rồi cũng chính là nội dung của chương trình Vấn đề & bình luận ngày hôm nay. Sau đây chúng tôi xin trân trọng giới thiệu luật sư Trương Thanh Đức – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Giới thiệu khách mời:

Khách mời chào khán giả:

2Quảng báTrailer

Vay tiền dễ dàng không cần xét duyệt

Lãi suất thấp, thậm chí bằng 0

Những quảng cáo mập mờ khiến nhiều người mắc phải bẫy nợ không lối thoát

(trích phỏng vấn)

Đe dọa, khủng bố bằng điện thoại, tin nhắn

Lặng mạ, làm nhục nạn nhân

Chuyện gì xảy ra nếu người vay ngày càng lún sâu vào nợ nần đến mức mất khả năng thanh toán?

Tác động tiêu cực ra sao đến đời sống xã hội khi nhiều người, đặc biệt giới trẻ, bị dồn vào chân tường?

Mời quý vị theo dõi chương trình Vấn đề & bình luận phát sóng hồi 17 giới ngày 11/6 trên Kênh Truyền hình VOV Đài Tiếng nói Việt Nam

3Dẫn PS 1# Thưa quý vị, lợi dụng tâm lý của người có nhu cầu vay một khoản tiền không nhiều, các app, hay còn gọi là ứng dụng, thường đưa ra những điều kiện hết sức đơn giản. Người vay tiền không cần chứng minh thu nhập, nhận tiền gần như tức thì. Tuy nhiên, những bản hợp đồng online dễ dãi ấy lại kèm theo những điều khoản vô cùng chặt chẽ mà người vay tiền không hình dung nổi. Bẫy nợ được giăng ra một cách có chủ đích, với mức lãi suất cắt cổ, lên đến gần 50% trong vài ngày được ngụy tạo dưới hình thức “phí dịch vụ”
4 

Băng

Vay tiền qua app – bẫy nợ đẩy người vay tiền đến bần cùng

 Chỉ bằng một động động tác tìm kiếm

Hoặc gõ vài từ khóa đơn giản

Những ứng dụng, trang web xuất hiện đầy rẫy

Việc vay tiền cũng được thực hiện hết sức đơn giản

Không cần chứng minh nhân thân, cũng không cần nhiều thủ tục

Khoản vay, hoặc được chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng, hoặc nhận trực tiếp tiền mặt qua bưu điện

Đơn cử trường hợp bạn gái này, thời điểm cách đây vài tháng, do nhu cầu nên quyết định vay khoản tiền trị giá 3 triệu đồng từ một app

Theo quảng cáo thì lãi suất rất thấp, thủ tục phê duyệt vô cùng đơn giản nhưng thực tế, tiền phí lại rất cao

Phỏng vấn người vay tiền 1:

Vay 3 triệu, nhận gần 2 triệu, hơn 1 triệu còn lại, cộng dồn thành khoản tiền phải trả trong vài ngày

Tức là ở đây, con nợ chịu mức lãi suất bao gồm các loại phí lên đến hơn 40%, sau một thời gian ngắn, vì không có tiền trả khoản lãi cắt cổ, từ 3 triệu bạn gái này nợ các app vay tiền gần 80 triệu đồng

Phỏng vấn người vay tiền 1:

Một trường hợp tương tự khác, bạn trẻ này vì cần tiến giải quyết việc riêng, do tin vào những lời lẽ quảng cáo hấp dẫn mà rơi vào cái bẫy nợ không lối thoát. Cuối cùng, gia đình phải bán đi toàn bộ tài sản quý giá nhất mới tích góp đủ số tiền 500 triệu trả cho các app cho vay tiền

 Phỏng vấn người vay tiền 2:

Cấu kết chặt chẽ với nhau thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu khai thác từ những lần vay trước của nạn nhân

Các app cho vay tiền lợi dụng thời điểm con nợ gặp khó khăn, gần như mất khả năng thanh toán từ đó tiếp tục mồi chài, đẩy người vay tiếp tục lún sâu vào nợ nần. Cứ vay ít nhất 2 app mới trả được cho 1 app, chuyện gì xảy ra theo logic kiểu kim tự tháp như vậy?

Phỏng vấn nhân viên nhắc nợ:

Phỏng vấn luật sư Nguyễn Thế Truyền – Công ty luật Thiên Thanh:

Phỏng vấn luật sư Nguyễn Văn Hậu – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại luật gia Việt Nam:

Chửi bới, lăng mạ, gây sức ép về mặt tâm lý với chính con nợ, thậm chí cả bạn bè người thân

Những con nợ, đa số đều còn trẻ, rất dễ nảy sinh hành vi tiêu cực khi bị dồn vào chân tường

Ai dám đảm bảo hệ lụy của những cái bẫy nợ không gây ra những tác động xấu đến đời sống xã hội, khi mà tâm lý người vay tiền bị đè nén đến bước đường cùng?

5 

 

Câu hỏi 1. Thưa luật sư Trương Thanh Đức, sự xuất hiện ngày càng nhiều các app cho vay tiền một cách dễ dàng do nhu cầu tăng lên hay còn nguyên nhân nào khác?

Câu hỏi 2: Làm thế nào những app vay tiền này lách được những quy định áp dụng đối với những tổ chức, cá nhân cho vay tiền, thưa ông?

Câu hỏi 3: Thưa ông, việc thu phí cao cũng như cách các đối tượng cho vay thu hồi khoản vay như vậy vi phạm những quy định nào?

6Dẫn PS 2# Thưa quý vị, các app hay ứng dụng cho vay cũng tương tự một số hành vi trên không gian mạng chưa được pháp luật quy định chặt chẽ. Hoạt động cho vay kiểu như các app hiện nay, về lý thuyết không vi phạm quy định áp dụng đối với các tổ chức tài chính, ví dụ như trần lãi suất. Tuy nhiên, bằng cách lách các kẽ hở của luật, những đối tượng cho vay qua app vẫn thu được một khoản lợi nhuận rất lớn.
7Băng Cho vay qua app – những chiêu trò

Cũng giống như các ứng dụng trôi nổi trên internet, những app cho vay tiền rất khó quản lý

Lợi dụng kẽ hở luật pháp liên quan đến phần mềm hoạt động cho vay tiền dưới hình thức tổ chức tài chính

Vấn đề quan trọng ở chỗ, những app này không đóng vai trò trung gian môi giới nên vẫn phải chịu sư quản lý cũng như các quy định áp dụng đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên, bằng cách cài cắm các điều khoản liên quan đến lãi suất kèm phí dịch vụ, các tổ chức kiểu này vẫn thu được một khoản lợi nhuận không hề nhỏ. Trong khi lại không hề vi phạm bất kì quy định pháp luật nào

Phỏng vấn ông Võ Đỗ Thắng – Giám đốc Trung tâm an ninh mạng ATHENA:

Cơ chế chính sách chưa cập nhật kịp thời với những thay đổi của công nghệ, đồng nghĩa với việc các hoạt động cho vay biến tướng này dễ dàng trở thành hoạt động tín dụng đen qua mạng. Lãi suất thấp, thậm chí bằng 0 nhưng các khoản phí lại rất cao. Việc xét duyệt, xác định nhân thân đơn giản càng làm cho cái bẫy nợ trở nên hấp dẫn hơn, khiến cho những người nhẹ dạ, cả tin dễ dàng rơi vào cảnh nợ nần chồng chất

Phỏng vấn luật sư Nguyễn Thế Truyền – Công ty luật Thiên Thanh:

Việc cộng dồn lãi suất vào tiền gốc hay thu tiền phí dịch vụ không sai luật vì việc này thuộc về thỏa thuận dân sự giữa các bên với nhau. Giữa người vay tiền với bên cho vay hoàn toàn không vi phạm bất kì quy định nào khi thực hiện giao dịch ban đầu

Phỏng vấn người vay tiền 4:  

Phỏng vấn luật sư Nguyễn Thế Truyền – Công ty luật Thiên Thanh:

Những chiêu trò của các đối tượng cho vay nặng lãi qua app còn tùy thuộc vào tính chất của giao dịch, kể cả theo hình thức tín chấp hay thế chấp. Bản thân con nợ không nhận thức được sự nghiêm trọng của các điều khoản mà họ đồng tình trong thời điểm cấp bách. Bẫy nợ, mặc dù, được ngụy trang một cách sơ sài những vẫn khiến bao nhiêu con người trở thành “chúa Chổm” trong một thời gian ngắn. Vì nhu cầu cấp bách mà quên mất một điều rằng, “miếng pho mát cho không chỉ có trong bẫy chuột”  

8 Câu hỏi 4:  Thưa luật sư Trương Thanh Đức, những app hay trang web cho vay tiền này hiện nay được quản lý bởi cơ quan nào, quy định hình thức kinh doanh này thực hiện ra sao?

Câu hỏi 5: Thưa ông, áp dụng quy định đối với các tổ chức tài chính liệu có đầy đủ hay cưa đối với những biến tướng của hình thức tín dụng đen thời công nghệ?

Câu hỏi 6: Theo ông, cơ quan chức năng cần xác định trách nhiệm như thế nào, đưa ra những điều khoản gì nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động cho vay qua app? Bản thân các tổ chức tài chính chính thống nên có cơ chế ra sao đối với những người có nhu cầu vay tiền?

9 # Thưa quý vị, thị trường tài chính tiêu dùng ngày càng lớn kéo theo sự ra đời của nhiều loại hình cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của thị trường đồng nghĩa với vô vàn rủi ro nảy sinh khi mà nhiều đối tượng lợi dụng kẽ hở luật pháp trục lợi. Hi vọng sau những sự việc gần đây, người dân cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định vay tiền của cá nhân hay một tổ chức nào đó. Cũng như các cơ quan chức năng cần nhanh chóng đưa ra những quy định pháp luật chặt chẽ, hạn chế nguy cơ có thể xảy ra. Đến đây, chương trình Vấn đề & bình luận hôm nay cũng xin được khép lại. Một lần nữa xin được cảm ơn luật sự Trương Thanh Đức, cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị & các bạn

—————–

VOV TV ngày 16-6-2020:

https://www.youtube.com/watch?v=QB41Lbx0v-0

http://truyenhinhdulich.vn/video/cho-vay-qua-app-nhung-chieu-tro-10470.html

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,475