3.102. Lừa đảo mua bán nhà đất – Biện pháp nào để kiểm soát giấy tờ giả?

(VOV TV) – Thời gian gần đây liên tục xuất hiện các vụ lừa đảo mua bán nhà đất xảy ra ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội, những vùng ven đô. Điểm đặc biệt là tất cả những vụ lừa đảo này đều có yếu tố cực kỳ nguy hiểm là làm giả sổ đỏ, giấy tờ liên quan để thực hiện các vụ giao dịch nhà đất.

Những vụ lừa đảo giấy tờ này đặt ra những lo ngại gì cho việc quản lý và kiểm soát giấy tờ của các cơ quan quản lý Nhà nước, và nếu không kiểm soát được giấy tờ giả sẽ gây ra hệ lụy gì? Đề cập vấn đề này, chương trình đã trao đổi với luật sư Trương Thanh Đức – chuyên gia tham vấn thẩm tra các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Văn phòng Chính phủ.

VOV TV (Vấn đề và bình luận) 13-8-2020:

http://truyenhinhdulich.vn/…/lua-dao-mua-ban-nha-dat-bien-p…

 


——————

Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam – VOVTV 13-08-2020:

Lừa đảo mua bán nhà đất – Biện pháp nào để kiểm soát giấy tờ giả? – YouTube

Đăng FB:

Lừa đảo táo tợn.

Sổ đỏ giả, căn cước giả, chủ nhân giả, chỉ lừa cả đống tiền là thật.

Qua mặt công chứng, nhà đất, công an, ngang nhiên, trắng trợn, nhởn nhơ.

Dân mất tiền, dân săn lùng, dân tố cáo, dân khốn khổ & vô vọng.

VOV TV (Vấn đề & Bình luận) ngày 13-8-2020 (20’):

http://truyenhinhdulich.vn/…/lua-dao-mua-ban-nha-dat-bien-p…

! Mỗi ngày 1 luật !

——————————

Kịch bản:

Chương trình: Vấn đề và bình luận

Lừa đảo mua bán nhà đất – Biện pháp nào để kiểm soát giấy tờ giả?

TCSX: Bảo Lê

Thực hiện: Mai Lan

Hình ảnhNội dung
 MC: Thời gian gần đây liên tục xuất hiện các vụ lừa đảo mua bán nhà đất xảy ra ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội, những vùng ven đô, tốc độ đô thị nhanh và cơn sốt nhà đất đổ bộ. Điểm đặc biệt tất cả những vụ lừa đảo này đều có yếu tố cực kỳ nguy hiểm đó là làm giả sổ đỏ, giấy tờ liên quan như chứng minh thư, hậu khẩu, giấy đăng ký kết hôn, để thực hiện các vụ giao dịch nhà đất. ở những vụ việc này các đối tượng giả giấy tờ đều qua mắt được các phòng công chứng và thực hiện thành công. Thực tế này đặt ra những lo ngại gì cho việc quản lý và kiểm soát giấy tờ của các cơ quan quản lý Nhà nước và nếu không kiểm soát được giấy tờ giả sẽ để lại hệ lụy gì cho vấn đề trật tự an ninh xã hội?

Tôi xin giới thiệu khách mời trường quay hôm nay, luật sư Trương Thanh Đức – chuyên gia tham vấn thẩm tra các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Văn phòng Chính phủ.

 Phóng sự 1: giả giấy tờ – những vụ lừa đảo lên tới bạc tỷ

MC: Quận Hà Đông, huyện Gia Lâm, huyện Đông Anh là khu vực mà đất nóng lên mỗi ngày, lợi dụng địa bàn giao dịch sôi động, đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo lên tới vài tỷ mỗi vụ. Thực tế này đã diễn ra từ vài năm nay, duy chỉ có điều những vụ lừa đảo tương tự vẫn diễn ra công khai. Làm giả giấy tờ đó là cách thức để chúng thực hiện chót lọt các vụ lừa đảo.

Đây là người phụ nữ đã đóng giả chủ đất, bà và đối tượng chủ mưu ôm gọn hơn 3 tỷ đồng từ thương vụ bán đất ở khu đất dịch vụ Cửa Phủ, phương La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội. Bà vẫn thản nhiên bán trà đá ở vỉa hè tại phố Ngọc Khánh Hà Nội, sau vụ lừa đảo ngoạn mục, chỉ khi thông tin chia sẻ về bà trên mạng, người dân báo nạn nhân, lúc đó bà mới bị bắt giữ. Anh Bùi Văn Hiếu nạn nhân vụ việc cho biết thì bà cũng chỉ được thuê đóng là chủ đất, còn lại chủ mưu là một người khác.

“Anh Bùi Văn Hiếu nạn nhân phát biểu”

Mảnh đất trống không có nhà, không người ở và người đứng tên chỉ có duy nhất một người phụ nữ cao tuổi, đây là ưu điểm để đối lượng lừa đảo lựa chọn. Với những ưu điểm này, đối tượng sẽ dễ dàng lừa đảo, vì anh Hiếu sẽ không có cơ hội gặp chủ nhà thật, bên cạnh đó sổ đỏ một người đứng tên, đồng nghĩa chỉ phải làm giả duy nhất một bộ sồ sơ liên quan.

ở một vụ lừa đảo tương tự anh Lê Văn Việt mua nhà Khu Hồ Cầu Đuống, xã Yên Viên, Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã bị chúng lừa vào căn nhà sát bên hông nhà đang rao bán, chúng thuê để lừa đảo người mua, khi muốn xem nhà. Nhà đang rao bán chủ nhà đang ở, đối tượng không thể thực hiện được hành vi lừa đảo.

ở 2 vụ việc chỉ khác nhau một sổ đỏ chỉ là đất trống, một sổ có nhà, còn lại chúng cùng thực hiện một kịch bản đó là lừa chủ nhà thật đánh tráo sổ đỏ, sau đó các giấy tờ liên quan sẽ được làm giả như chứng minh thư, hộ khẩu….đối tượng bắt đầu đăng bán công khai trên các trang mạng với giá rẻ hơn giá thị trường.

“Anh Lê Văn Việt phát biểu”

Chỉ riêng 2 nạn nhân là anh Hiếu và anh Cường đã bị chúng lừa đảo và ôm gọn gần 7 tỷ đồng từ hành vi làm giả giấy tờ liên quan tới giao dịch bất động sản và lừa đánh tráo sổ đỏ thật. ở 2 vụ việc này, 2 anh đều khẳng định đều là do một đối tượng chủ mưu và đây cũng không phải là 2 vụ lừa đảo duy nhất của đối tượng này. Khi anh Hiếu chia sẻ Clip ghi hình vụ mua bán đất, ngay lập tức những nạn nhân tương tự cũng đã nhận ra cùng một đối tượng lừa đảo ở các vụ khác. Tất cả đối tượng liên quan được thuê thực hiện hành vi mua bán giả đã bị bắt giữ, Công an TPHN đã phát lệnh truy nã đối tượng chủ mưu là Vũ Qúy Lãm sinh năm 1986, hộ khẩu thường trú xã Yết kiêu, huyện gia Lộc Hải Dương trên toàn quốc.

MC trao đổi đổi1. Ông đánh giá gì về thực trạng lừa đảo mua bán đất từ làm giấy tờ giả hiện nay?

2. Qua những vụ việc trên cho thấy đối tượng lừa đảo đã thực hiện các hành vi này từ năm 2018, tới nay đối tượng cũng đã lừa đảo được nhiều nạn nhân, vậy theo ông tại sao có sự chậm trễ trong điều tra và bắt giữ đối tượng?

3. Ở những vụ việc này, đối tượng lừa đảo đều thực hiện dễ dàng các giao dịch mua bán tại các phòng công chứng, thực tế này nói lên điều gì?

 MC: Chỉ có sổ đỏ thật còn lại giấy tờ liên quan như chứng minh thư, hộ khẩu…đối tượng đều làm giả, tuy nhiên, những giấy tờ này ở cả 2 vụ việc không hề bị phát hiện từ ở phòng công chứng cho tới bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất của các quận huyện, vụ việc chỉ được phát hiện khi, mảnh đất tiếp tục giao dịch mua bán với sổ đỏ giả, còn chủ nhà thật. Vậy phải chăng việc phát hiện giấy tờ giả là khó thực hiện?

Phóng sự 2: Đối tượng lừa đảo dễ dàng qua mặt phòng công chứng Nhà nước  và cơ quan quản lý như thế nào?

2 lần gia đình Ông Lê Đức Lương Khu Hồ Cầu Đuống, xã Yên Viên, Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội thông báo tình trạng bất thường của sổ đỏ và yêu cầu ngừng giao dịch tới Văn phòng đăng ký đất đai huyện Gia Lâm, Hà Nội. Một lần vào tháng 7/2019, Văn phòng đã xác nhận sổ đỏ không có dấu quốc huy nổi và gửi công an quận Long Biên điều tra xác minh. Tiếp tục đầu tháng 12/2019 Ông Lê Đức Lương báo mất giấy chứng nhận và đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới. Tuy nhiên cả 2 lần các cơ quan quản lý từ công an, tới VP đất đai không có bất cứ động thái nào ngăn chặn giao dịch mảnh đất này. Vì vậy việc giao dịch giả của mảnh đất này hoàn toàn thuận buồm xuôi gió vào cuối tháng 12/2019.

“Anh Việt phát biểu “

ở cả 2 vụ việc của anh Hiếu và anh Việt,  tất cả giấy tờ giả từ chứng minh thư, hộ khẩu,  chủ đất cũng giả nhưng đối tượng lừa đảo đã dễ dàng qua mặt văn phòng công chứng. Sau khi giao dịch chuyển nhượng thành công tại phòng công chứng số 7 thuộc sở Tư pháp TP.HN quản lý, anh Hiếu đã nộp giấy tờ vào bộ phận một cửa của quận Hà Đông được khoảng chục ngày thì mảnh đất trên mới bị phát hiện, vì có thêm một giao dịch của chủ nhà thật nhưng sổ đỏ giả. Phòng công chứng là nơi duy nhất mà cả anh Hiếu và anh Việt đặt niềm tin tuyệt đối vào kết quả thẩm định.

” Anh Hiếu phát biểu”

“Anh Tú giám đốc phòng công chứng ANH TÚ phát biểu”

ở vụ việc anh Việt, rõ ràng sổ đỏ đã bị làm giả và được phát hiện từ tháng 7 năm 2019, nhưng sau đó 6 tháng, đối tượng vẫn ung dung mua bán đất từ sổ đỏ đánh tráo, cùng CMT,HK giả và lừa người mua. Vậy tại sao có sự chậm trễ trong việc ngăn chặn hành vi lừa đảo của cơ quan công an quận Long Biên và cơ quan quản lý đất đai huyện Gia Lâm? Từ 2 vụ việc này, cũng đặt ra nhiều câu hỏi về hiệu quả thực từ hoạt động công chứng và trách nhiệm của phòng công chứng ra sao khi để lọt giấy tờ giả?  

MC trao đổi đổi4. Có hay không sự chậm trễ của cơ quan quản lý, khi đã có trong tay sổ đỏ giả từ năm tháng 7 năm 2019 mà sau đó 6 tháng đối tượng vẫn ung dung mua bán đất?

5. Từ vụ việc trên ông nói gì về vai trò và trách nhiệm của các phòng công chứng?

6. Theo ông chúng ta cần có giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng lừa đảo từ việc làm giả giấy tờ giao dịch nhà đất?

——————

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  3. b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  4. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  5. d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  7. a) Có tổ chức;
  8. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  9. c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  10. d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

  1. e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  3. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  4. c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
  6. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  7. c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  8. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 348

  1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Phạm tội 02 lần trở lên;
  5. c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
  6. d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

  1. e) Tái phạm nguy hiểm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  3. a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
  4. b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  5. c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
  6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,906