3.114. Chi triệu USD mua hộ chiếu: Quy định chuyển tiền ra nước ngoài thế nào?

(BGT) – Để chuyển hàng triệu USD ra nước ngoài phải thông qua ngân hàng và chứng minh giao dịch tài chính.
Chi triệu USD mua hộ chiếu: Quy định chuyển tiền ra nước ngoài thế nào? 1
Để chuyển một khoản tiền lớn hàng triệu USD ra nước ngoài phải chứng minh được mục đích chuyển tiền hợp pháp

Liên quan đến thông tin ĐBQH Phạm Phú Quốc (đoàn TP HCM) “mua hộ chiếu Cyprus” (Cộng hòa Síp) đang gây xôn xao dư luận, nhiều bạn đọc quan tâm đến việc số tiền được chuyển ra nước ngoài thế nào (nếu đó đúng là sự thật) và việc này có kiểm soát được không?

Trả lời PV Báo Giao thông, Luật sư Trương Thanh Đức (Giám đốc Công ty Luật ANVI) cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, khi chuyển tiền ra nước ngoài phải thông qua hệ thống ngân hàng. Người chuyển tiền cần có giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền. Ví dụ như: Mua hàng, đầu tư kinh doanh…

Nếu thấy việc chuyển tiền có dấu hiệu bất thường, ngân hàng sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền. Việc xử lý hay không do đầu tiếp nhận nhưng phía ngân hàng vẫn phải báo cáo theo quy định. “Nếu chuyển tiền không qua ngân hàng là chuyển tiền “chui”, Luật sư Trương Thanh Đức nói.

Một chuyên gia tài chính khác cho biết thêm, theo Nghị định 70/2014, tổ chức tín dụng có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài, căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.

Do đó, pháp luật hiện hành không quy định giới hạn mức chuyển ngoại tệ của người cư trú là công dân Việt Nam cho thân nhân ở nước ngoài. Tổ chức tín dụng (ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân) mà người đó chuyển ngoại tệ sẽ xem xét chứng từ, giấy tờ của người đó để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế và tính hợp lý của giao dịch chuyển tiền. “Tổ chức tín dụng sẽ hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục để người chuyển tiền thực hiện yêu cầu đó”, chuyên gia cho biết.

Trước đó, hãng tin Al Jazeera (hãng tin Nhà nước của Qatar) đưa ra một tài liệu, cho thấy chương trình hộ chiếu của Cộng hòa Síp cho phép các chính trị gia mua hộ chiếu châu Âu. Trong đó, ông Phạm Phú Quốc (đại biểu Đoàn ĐBQH TP HCM) bị Al Jazeera cáo buộc có tên trong danh sách này. Một số thông tin lan truyền giá mua hộ chiếu này lên tới 2,5 triệu USD.

Trả lời báo chí, ông Phạm Phú Quốc cho biết đã có quốc tịch Cyprus từ giữa năm 2018. Tuy nhiên, quốc tịch này do gia đình ông bảo lãnh. Ông Quốc cũng bác thông tin về việc mua quốc tịch thứ hai.

Liên quan đến vụ việc, Ban công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đã vào cuộc xác minh.

——————

Báo giao thông (Hỏi – đáp) 26-08-2020:

Chi triệu USD mua hộ chiếu: Quy định chuyển tiền ra nước ngoài thế nào? (baogiaothong.vn)

(120/581)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,643