3.147. Cần xác định sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá (Bài 3)

(DNVN) – “Cần xác định rõ, cổ phần hoá thì sở hữu vốn của nhà nước tại doanh nghiệp phải dưới 50%, thậm chí theo là dưới 35%, tức là không còn cái gì chi phối để không sửa được điều lệ nữa”.

Bài viết liên quan

Trao đổi với PV Doanh nhân Việt Nam, chuyên gia, luật sư Trương Thanh Đức nhận định, có nhiều nguyên nhân tất cả đang tác động đến tiến trình cổ phần hoá. Mặc dù, chính phủ liên tục thúc đẩy, đề cao, hô hào, tập chung cho các Tập đoàn, Tổng cục, Doanh nghiệp nhà nước thực hiện CPH thế nhưng thực tế lại không được như mong muốn. Thể hiện ở bằng chứng cực kỳ rõ nét ở chỗ gần 30 năm chuyển đổi kinh tế thị trường cổ phần hoá nhưng số doanh nghiệp cổ phần hoá được thì nhiều, nhưng đó chỉ là con số, khác xa so với thực tế. Hàng trăm doanh chuyển công ty thành chi nhánh để giảm đầu mối nhưng thực chất vẫn không thay đổi, điều này được chứng minh rõ nhất tại vốn điều lệ. Nhiều doanh nghiệp vốn chỉ thực hiện cổ phần hoá được có 10% thì coi như chưa có gì.

Đối với các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước thì bản chất chỉ làm thuê, bởi là cán bộ công chức viên chức,…thì không muốn cổ phần hoá vì nhà nước lợi thế hơn nhiều. Trong hoạt động doanh nghiệp được vị thế xã hội, mọi thứ hoạt động dễ dàng hơn, cổ phần hoá rủi ro có khi mất chức, tranh đấu thị trường, nhiều khi phải đấu tranh với cổ đông khác, với cán bộ nhân viên. Trong bối cảnh hiện nay “lò” đang rất nóng, làm bất cứ thứ gì thời điểm hiện tại cũng có thể bị “thành củi”. Đơn cử nhiều doanh nghiệp thậm chí cổ phần hoá, bán cổ phần như cảng Quy Nhơn hay rất nhiều nơi như thế, vài năm sau vẫn lôi ra, xử lý những trách nhiệm. Trong khi luật lệ chưa rõ ràng, thể hiện ở chỗ có đến chục Nghị định CPH mà không thèm có luật, chẳng có Nghị quyết Quốc Hội, như vậy sẽ trái với luật doanh nghiệp.

Chuyên gia kinh tế Trương Thanh Đức chỉ ra nhiều nguyên nhân tác động đến tiến trình CPH

Một nguyên nhân khác được ông Đức đưa ra xuất phát từ thị trường, tuỳ thời điểm giá trị cổ phần xác định rẻ được rẻ, đắt được đắt, có thời điểm cổ phần tranh nhau như Vietcombank, còn thời điểm hiện tại hay lúc khác giá trị rẻ nhưng bắt buộc phải bán rẻ vì ông định bán nâng cao giá trị thì không khác gì đánh lừa nhà đầu tư. Bởi trong khi thị trường chỉ có thế, không thể nào cứ đòi bán giá cao, như vậy không theo quy luật thị trường, theo cuộc chơi nào cả.

Qua đó, với bốn yếu tố trên làm tê liệt tiến trình CPH, hậu quả bao nhiêu hô hào, quyết liệt chủ trương đề ra trở thành đông cứng hết.

“Hiện nay vẫn có tình trạng lãnh đạo các doanh nghiệp sợ liên quan đến trách nhiệm dẫn đến chậm trễ tiến trình cổ phần hoá, tuy nhiên nguyên nhân này chỉ chiếm phần nhỏ không phải tất cả. Nếu chính phủ đưa ra hạn thời gian phải thực hiện xong đối với từng doanh nghiệp, không thực thiện xong thì xử lý các cá nhân lãnh đạo thì tiến trình sẽ thực hiện suôn sẻ”., ông Đức cho biết thêm.

Cần xem xét sở hữu vốn của nhà nước sau CPH

Theo ông Đức, cần có một quan điểm, chủ trương tổng thể về sở hữu vốn của nhà nước khi CPH. Khi CPH doanh nghiệp thì cổ phần bao nhiêu, nhà nước giữ lại bao nhiêu. Bởi hiện nay đưa ra một loạt danh sách nhưng thực chất vẫn là nhà nước chi phối hết, luật mới quy định trên 50% là nhà nước.

“Quan điểm phải rõ ràng, cổ phần hoá hết, trừ ngoại lệ. Ví dụ giữ lại Ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp bản chất là ngân hàng chính sách thì bây giờ cũng coi như thương mại, phải cổ phần hoá hết”., Ông Đức nói.

Ngoài ra, cổ phần hoá cần được xác định phải dưới 50%, thậm chí theo là dưới 35%, tức là không còn cái gì chi phối để không sửa được điều lệ nữa. Nếu vẫn giữ trên 35% thì chẳng thay đổi gì, vì có doanh nghiệp vẫn bị nhà nước chi phối 90%.

 

Xem xét sở hữu vốn tại doanh nghiệp cổ phần hoá

Cần công khai, minh bạch thông tin lộ trình lộ trình cổ phần hoá. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp thông tin nội bộ còn nửa kín nửa hở, thâu tóm đất đai, nhà cửa không ai biết cả. Xong rồi mới đổ vỡ ra, điển hình như vụ Tổng công ty đường sông, Hãng phim truyện,… Nhà nước cũng cần hỗ trợ về công tác tuyên truyền, quảng cáo các thông tin về CPH đối với từng doanh nghiệp để các nhà đầu tư có nhu cầu biết đến và nắm bắt thông tin chi tiết.

Bên cạnh đó, cần phải lược bớt đơn vị quản lý doanh nghiệp, chỉ nên để cơ quan chủ quản quản lý doanh nghiệp, bởi hiện tại doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng một cổ mấy tròng sẽ càng tạo nên khó khăn cho doanh nghiệp.

Cuối cùng ông Đức nhận định, nếu tiến trình CPH càng bị chậm thì sẽ làm cho cả xác hội không vận hành được nền kinh tế một cách hợp lý, thiếu tính cạnh tranh, không hiệu quả. Tạo tiền đề cho những sự lãng phí, tham nhũng, cơ chế chính sách không bứt phá được trong nước và ngoài nước. Việc thực hiện cổ phần hoá sẽ thúc đẩy một môi trường giàu sức cạnh tranh, công bằng, khách quan, minh bạch thì mới mang được nhiều giá trị cho đất nước, các quốc gia siêu cường mới thừa nhận nền kinh tế việt Nam. (Còn nữa)

Hải Đăng

————-

Doanh nhân VN (Sự kiện – Vấn đề) 01-10-2020:

https://doanhnhanvn.vn/can-xac-dinh-so-huu-von-nha-nuoc-tai-cac-doanh-nghiep-cph-21106.html

 (1.079/1.079)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

435. Bình luận hội trường về sở hữu ngân hàng.

Bình luận hội trường về sở hữu ngân hàng. (Phát biểu tại Hội thảo...

Phỏng vấn 

4.403. Temu dừng bán, quyền lợi người dùng ra sao?

Temu dừng bán, quyền lợi người dùng ra sao? (HTV) - Theo thông báo từ Temu,...

Trích dẫn 

3.949. ‘Bù nhìn’ trong ngân hàng.

‘Bù nhìn’ trong ngân hàng. (NQT) - Thành viên hội đồng quản trị độc...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 234,008