3.183. Chống lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật.

(VOV1) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, đối thoại trực tiếp 20 phút, phát trực tiếp trên VOV1 (Câu chuyện thời sự) sáng 30-11-2020.

Nghe tại đây:

http://vov1.vov.gov.vn/cau-chuyen-thoi-su/lam-sao-de-giu-duoc-su-liem-chinh-trong-xay-dung-hoan-thien-he-thong-phap-luat-c47-66503.aspx

———————

Đăng FB:

Tóm lợi ích nhóm.

Cài cắm lợi ích của nhóm ngành mình & dựng chông gai hãm hại phần còn lại trong luật, nghị định, thông tư.

Do hạn chế của cơ chế & thể chế nó sinh ra thế. Chưa có giải pháp hữu hiệu phát hiện, ngăn ngừa & xử lý thì còn ăn đủ.

VOV1 Theo dòng Thời sự, 22 phút trực tiếp sớm nay:

! Mỗi ngày 1 luật !

————–

Kịch bản:

CCTS: Chống lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

Phát sóng 07h00 Thứ hai 30/11/2020

 –——-

Khách mời: Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.

Dẫn:

Thưa quý vị và các bạn!

Nhóm lợi ích đã làm tha hóa hàng loạt cán bộ các cấp. Nhiều người vi phạm phải chịu hình phạt của pháp luật, làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, gia tăng các hoạt động bè phái, mất đoàn kết nội bộ, phá vỡ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Trong khi đó, việc ngăn ngừa, phòng chống nhóm lợi ích vô cùng khó khăn.

Chủ trì hội nghị trực tuyến mới đây của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật để đánh giá tình hình trong 5 năm qua và đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh “Phải chống cho được lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. Cần giữ được sự liêm chính trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật”

Vậy nhưng, làm sao có thể nhận diện được lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật và phải làm gì để chống lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật một cách hiệu quả? Đây là nội dung được bàn luận trong Câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI. Quý vị và các bạn có ý kiến muốn tham gia chương trình hãy gọi điện cho chúng tôi theo 2 số máy 0243.934.1040 hoặc 02439349483. Bây giờ xin được nhường lời BTV ….. bắt đầu cuộc trao đổi:

BTV: Trước hết xin được cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI đã tham gia Câu chuyện thời sự hôm nay.

LS Trương Thanh Đức: Kính chào quý thính giả Đài TNVN

1/ Trước khi bắt đầu cuộc trao đổi, mời quý thính giả cùng Luật sư Trương Thanh Đức nghe 1 số ý kiến mà chúng tôi ghi nhận được:

Chùm ý kiến cho rằng đã và đang tồn tại lợi ích nhóm trong công tác xây dựng pháp luật

2/ Thưa Luật sư Trương Thanh Đức, qua nghe những ý kiến vừa rồi, ông có suy nghĩ gì về vấn đề lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật?

LS Trương Thanh Đức

3/ Thưa Luật sư, lợi ích nhóm, bản chất là hành vi tham nhũng và luôn có mối quan hệ chặt chẽ với tham nhũng. Mối quan hệ này được hình thành bởi sự cấu kết giữa những người có quyền lực trong hệ thống chính trị với những cá nhân, doanh nghiệp hay một nhóm người bên ngoài, nhằm tạo ra các quyết định hoặc tìm cách tác động vào chính sách để đạt được lợi ích riêng của nhóm họ. Trên thực tế, những biểu hiện này rất tinh vi. Vậy làm sao để có thể nhận diện được, thưa Luật sư?

LS Trương Thanh Đức

4/ Đúng như Luật sư vừa phân tích, trong xây dựng, ban hành văn bản về quản lý, phát triển kinh tế- xã hội, nhóm lợi ích có thể xuất hiện trong tất cả các công đoạn, các khâu, các bước, từ đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch, khảo sát nghiên cứu, hội nghị, hội thảo, kết luận…ra chủ trương, quyết sách, hướng dẫn thi hành có lợi cho địa phương, đơn vị, quên đi hoặc bất chấp lợi ích của cộng đồng. Với việc cài cắm lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật như vậy sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực gì cho xã hội, thưa Luật sư?

Luật sư Trương Thanh Đức

5/ Ngoài những hệ lụy tiêu cực như Luật sư vừa nói thì có 1 điều rất nguy hiểm là lợi ích nhóm tấn công vào đội ngũ cán bộ, đảng viên thông qua các hành động hối lộ, quà biếu, quà tặng,… làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên mất vai trò tiên phong gương mẫu, giảm sút ý chí chiến đấu, trở thành kẻ đồng lõa làm trái với nguyên tắc, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Luật sư có bình luận gì thêm về điều này?

Luật sư Trương Thanh Đức

6/ Thưa Luật sư, có nhiều ý kiến cho rằng, việc cài cắm lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến hệ thống pháp luật nước ta chưa thể đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống, đặc biệt là có nhiều quy định của pháp luật “vênh” so với thực tiễn. Quan điểm của Luật sư về vấn đề này ra sao?

Luật sư Trương Thanh Đức

7/ Thưa Luật sư, chúng ta thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật mà văn bản quy phạm pháp luật không phục vụ cho đại đa số người dân mà chỉ nhằm phục vụ lợi ích của một nhóm người thì sẽ dẫn tới những hệ lụy vô cùng nguy hiểm cho xã hội, như Luật sư vừa phân tích. Vậy theo Luật sư, vì sao có tình trạng này, khi việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật qua rất nhiều khâu, nhiều bước, với quy trình cũng rất chặt chẽ?

Luật sư Trương Thanh Đức

8/ Như Luật sư vừa nói thì lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật đặt ra trách nhiệm rất lớn đối với các cơ quan, cá nhân trong công tác xây dựng, ban hành cũng như rà soát, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Vậy khi phát hiện có những quy phạm pháp luật bị chi phối bởi nhóm lợi ích thì cần xem xét trách nhiệm của các đơn vị cũng như cá nhân có liên quan như thế nào, thưa Luật sư?

Luật sư Trương Thanh Đức

9/ Theo Luật sư thì cần có những giải pháp nào để có thể chống lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật một cách hiệu quả?

Luật sư Trương Thanh Đức

10/ Thưa Luật sư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhiều lần yêu cầu các Bộ, cơ quan cần chống tình trạng cài cắm công vụ, thủ tục, “gói ghém” lợi ích cục bộ vào các văn bản, nhưng thực tế vẫn còn không ít văn bản và đề xuất chính sách gây tranh cãi, thậm chí phản ứng từ phía người dân và cộng đồng doanh nghiệp; có những quy định mập mờ, khó hiểu dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực nảy sinh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh muốn chống lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật thì cần giữ được sự liêm chính trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật. Quan điểm của Luật sư như thế nào về vấn đề này?

Luật sư Trương Thanh Đức

Vâng. Xin cảm ơn Luật sư.

Thưa quý vị và các bạn! Lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật làm cho một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước bị méo mó, sai lệch ngay từ khi phôi thai xây dựng và hoạch định, thậm chí nó có thể làm thay đổi các quy định của pháp luật để phục vụ cho lợi ích của một nhóm người. Nhóm lợi ích bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, nhân danh lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia, đã tìm mọi cách “lách luật” để các nhà lãnh đạo, quản lý đưa ra những quyết định mà lợi ích của nó chỉ đem lại cho nhóm của họ, chứ không phải đại diện cho lợi ích của đa số người dân. Ngăn chặn lợi ích nhóm trong xây dựng pháp mặc dù khó khăn, phức tạp nhưng bắt buộc phải thực hiện kiên quyết, thực hiện triệt để, nếu không sẽ gây ra sự bất công trong xã hội, khiến người dân bất bình, phẫn nộ.

Tới đây chúng tôi xin được kết thúc Câu chuyện thời sự hôm nay. Một lần nữa xin được cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI đã tham gia chương trình. Cảm ơn quý vị và các bạn đã chú ý lắng nghe./. 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,623