3.188. Nỗi lo và rủi ro mang tên thủy điện

(GTV) – Kháck mời: TS Đào Trọng Tứ, Trưởng Ban Điều hành Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN); Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI; ThS Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng Nhà nước (Đầu cầu); ông Trần Anh Quân, Chuyên gia Nghiên cứu WARECOD (Đầu cầu):

MC: Mai Phan Lợi

GTV (Tọa đàm) 01-12-2020:

75 phút tọa đàm. Xem Video clip tại đây:

https://www.facebook.com/watch/live/?v=221526752689806&ref=watch_permalink

————————-

Kịch bản

 

Chương trình tọa đàm:

“NỖI LO VÀ RỦI RO ĐẦU TƯ MANG TÊN THỦY ĐIỆN”

 

Thời gian:10h00, Ngày 1 tháng 12 năm 2020

Địa điểm: VP MEC, Số 101, ngõ 62 Ngọc Hà, Ba Đình Hà Nội

 

1, Bối cảnh:

Xã Bản Hồ là một xã miền núi vùng cao, nằm ở phía Đông Nam cách trung tâm huyện Sapa khoảng 23km. Thủy điện Sử Pán I được xây dựng từ năm 2016 và đi vào hoạt động vào tháng 12/2018. Dự án Sử Pán I được xây dựng dựa để đáp ứng tăng trưởng, làm tiền đề phát triển kinh tế. Ngoài thủy điện Sử Pán I, khu vực này còn phải chịu tác động của cả 7 dự án khác như Sử Pán II, Nậm Toóng, Nậm Sài, Bản Hồ,… Chính vì vậy, người dân ở đây đã phải hứng chịu nhiều tác động đến cuộc sống của họ. Khi tham gia khảo sát, hơn 90% nhận định lưu lượng và mực nước của Lave giảm nhiều, hơn 50% người đồng ý nước nay bẩn và đục hơn trước, hơn 65%người thấy lũ quét nhiều hơn. Các con số trên đã thể hiện mức độ ảnh hưởng của các dự án thủy điện đến người dân đang sinh sống.

Vậy, những nhà đầu tư, cấp vốn cho các dự án này có biết trước hậu quả trước khi đầu tư không? Thường các dự án sẽ có tác động đánh giá môi trường (ĐTM), tuy nhiên hầu hết các dự án đều chưa được quan tâm đầy đủ đến vấn đề môi trường, xã hội đặc biệt chỉ tập trung vào khu vực đâu mối(như đập dâng, nhà máy TĐ, trạm phân phối điện) ở giai đoạn thi công là chính, mà chưa xác định rõ các tác động tiêu cực phát sinh từ khu vực hồ chứa hoặc ở hạ lưu nhà máy, để có các biện pháp giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả. Đồng thời, quá trình tham vấn cộng đồng cũng chưa được chú ý. Tất cả những điều này đã khiến nhà đầu tư không lường trước được các vấn đề khi đầu tư vào các dự án gây tác động đến môi trường.

Với những tác động rõ ràng và gây thiệt hại nặng nề cho các bên liên quan, liệu các dụ án này có nên được tiếp tục hay cần phải loại bỏ? Trong tương lai, trước khi đầu tư vào bất kỳ một dự án nào, các nhà đầu tư nên cân nhắc về gì để đảm bảo quyền lợi bản thân và quyền lợi của cộng đồng? Mời các bạn đón xem tọa đàm để cùng lắng nghe các chuyên gia phân tích.

2, Khách mời:

  • MC: Mai Phan Lợi
  • Ông Đào Trọng Tứ, Điều phối Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN)
  • Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI
  • Ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng Nhà nước (Đầu cầu)
  • Ông Trần Anh Quân, Chuyên gia Nghiên cứu WARECOD (Đầu cầu)

3, Nội dung:

Thời lượngNội dung
30 phútChuẩn bị

Khách mời không mặc áo trắng, áo sọc nhỏ và áo màu xanh rêu, áo đỏ màu hoa loa kèn

Khách mời tham dự đầu cầu vào đường link kiểm tra mạng

Khách mời bàn luận về kịch bản trước khi lên sóng

5 phútChào mừng, tuyên bố lý do, giới thiệu

Giới thiệu các chuyên gia và lý do tổ chức tọa đàm

5 phútPhát Video đề dẫn
30 phútĐại diện nhóm nghiên cứu WARECOD:

–         Chia sẻ về kết quả nghiên cứu (Tập trung nhiều vào đánh giá của người dân về tác động tới môi trường, cảnh quan, kinh tế, văn hóa tại địa bàn, 100% người dân không đồng ý thủy điện)

–         Tiềm năng du lịch, kinh tế của khu vực

Chuyên gia về thủy điện/năng lượng:

–         Hiện trạng quy hoạch thủy điện ở Lào Cai nói riêng và VN nói chung (Xây dựng dày đặc).

–         Tác động tích cực và tiêu cực của thủy điện (Nêu cán cân đang thiên về hại nhiều hơn lợi)

–         Vì sao các dự án thủy điện chưa đánh giá đúng tác động môi trường – xã hội? Việc đánh giá không chính xác sẽ gây ra hậu quả gì?

Video phỏng vấn người dân(thiệt hại của người dân)

Ông Phạm Xuân Hòe:

–         Trước khi đầu tư cho bất kỳ dự án nào thì các tổ chức đầu tư phải xem xét các yếu tố gì? Các yếu tố có bao gồm tác động đến môi trường, kinh tế, cuộc sống người dân ở khu vực lân cận không?

–         Các đánh giá tác động của dự án do bên nào triển khai? Có tham vấn người dân không? Phía nhà đầu tư có bộ phận đánh giá rủi ro về môi trường, xã hội không?

–         Việc đầu tư không quản trị tốt các yếu tố gây ảnh hưởng này sẽ gặp phải rủi ro gì?

Luật sư:

–         Trong trường hợp đầu tư vào các dự án gây bức xúc người dân, nếu người dân không thấy đền bù thỏa đáng thì họ sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối với dự án và chủ đầu tư?

–         Hiện có chỉnh sách/hình thức nào hỗ trợ các nhà đầu tư đánh giá đúng tác động để thực hiện đầu tư chính xác?

5 phútKết luận:

–         Thủy điện ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân

–         Đầu tư vào các dự án phải xem tác động của dự án đối với môi trường – xã hội

 

phamvanhoesbv@gmail.com

quantrananh.humg@gmail.com

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,906