3.298. “Gỡ nút thắt đầu tư của ngành điện Việt Nam”.

(GTV) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI tham gia Tọa đàm.

Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam + GTV (trực tiếp) 30-3-2021:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2936421846680533&id=1529568040388744&ref=m_notif&notif_t=live_video

——————————

 

Kịch bản tọa đàm

“Gỡ nút thắt đầu tư của ngành điện Việt Nam”

Mục tiêu: Thảo luận về những nút thắt và giải phápthu hút đầu tư cho ngành điện Việt Nam.

Thời gian: 8h30 – 13h00, ngày 30/3/2020.

Địa điểm: Khách sạn Cầu Giấy, 110 đường Cầu Giấy, Hà Nội

 

Thời lượngNội dung
9:00 – 9:10Phát biểu khai mạc
Phần 1: Bài học thúc đẩy thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông
9:10 – 9:45Diễn giả TS. Lê Doãn Hợp trình bày “Bài học thúc đẩy thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông”
9h45-9h50

(5 phút)

 

Đặt vấn đề rằng từ bài trình bày này đã gợi mở ra rất nhiều vấn đề liên quan tới ngành điện tại Việt Nam. Cần phải có sự thảo luận sâu hơn nữa của các chuyên gia về kinh tế, tài chính và pháp luật.
9h50-10h05

(15 phút)

Đề xuất những người dự khán đặt câu hỏi đáp nhanh các vấn đề xoay quanh bài trình bày của TS. Lê Doãn Hợp (chỉ 1 – 2 câu hỏi ngắn để đảm bảo thời lượng chương trình)
10h05-10h10

(5 phút)

– Giới thiệu diễn giả

·       Ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viên Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước

·       Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật Anvi, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế VIAC.

·       PGS.TS. Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược (VESS)

– Mời 3 diễn giả lên phía trên để cùng thảo luận

10h10-10h15

(5 phút)

Người điều hành rút ra những vấn đề quan trọng từ bài trình bày của TS. Lê Doãn Hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

10h15-10h45

(Tổng thời lượng 30 phút, mỗi người 7 phút, các câu hỏi sẽ được phân phối đều theo thứ tự hỏi hết lượt câu 1 rồi mới đến câu 2)

·       Loạt câu hỏi 1

 

Đặt câu hỏi với Ông Phạm Xuân Hòe:

 

Câu hỏi 1: Qua những chia sẻ của TS. Lê Doãn Hợp, ông có nhận thấy mối tương quan giữa câu chuyện của ngành điện Việt Nam hiện nay và câu chuyện của ngành Viễn thông trước khi phá bỏ độc quyền của VNPT hay không? Theo ông, Luật Điện lực đã tích hợp tinh thần ““cởi trói””đối với vốn tư nhân như Nghị quyết 55/NQTW của Bộ Chính trị về chiến lược năng lượng hay chưa? Nếu khối tư nhân chỉ có cửa rất hẹp bước vào Quy hoạch Điện 8 thì loại vốn nào sẽ vào nhiều nhất, theo ông?

 

Đặt câu hỏi với PGS.TS Nguyễn Đức Thành

 

Câu hỏi 1: Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về kinh tế Việt Nam, mong ông chia sẻ những bài học về việc phụ thuộc vào dòng vốn đầu tư của Trung Quốc đối với các nước trên thế giới nói chung và ngành điện tại Việt Nam nói riêng?

 

Đặt câu hỏi với Luật sư Trương Thanh Đức

 

Câu hỏi 1: Với vai trò là 1 luật sư, đồng thời cũng là trọng tài viên quốc tế, ông có cho rằng vấn đề độc quyền trong ngành điện tại Việt Nam có phải “thực tế hiển nhiên” buộc phải chấp nhận ko, và hệ lụy của nó là gì đối với các chủ thể khác trong nền kinh tế? Tại sao?

 

 

·       Loạt câu hỏi 2

 

Đặt câu hỏi với Ông Phạm Xuân Hòe:

 

Câu hỏi 2: Dự thảo Quy hoạch điện 8 có đề cập đến việc giao Ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay vượt 15% vốn tự có của ngân hàng với một khách hàng và 25% vốn tự có với nhóm khách hàng có liên quan. Ông có suy nghĩ gì về vấn đề này? Điều này liệu có trái với chủ trương của Bộ Chính trị và Chính phủ về việc hạn chế cấp bảo lãnh Chính phủ hay không?

 

Đặt câu hỏi với PGS.TS Nguyễn Đức Thành

 

Câu hỏi 2: Ngành điện Việt Nam nên ứng xử thế nào để tránh đi vào vết xe đổ của những quốc gia đang lệ thuộc vào dòng vốn Trung Quốc? Việt Nam có nên tận dụng những lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, đất đai, con người để phát triển năng lượng tái tạo hay không?

 

Đặt câu hỏi với Luật sư Trương Thanh Đức

 

Câu hỏi 2: Theo ông, để tháo gỡ nút thắt về độc quyền trong ngành điện thì chúng ta cần phải có các giải pháp pháp lý nào? Luật Điện lực có nên chỉnh sửa như Luật Viễn thông hay không?

 

10h45 – 11h

(15 phút)

Hỏi đáp – Mời thảo luận chung với các đại biểu tham gia tọa đàm

–        Ưu tiên mời Bà Phạm Chi Lan và TS. Lê Doãn Hợp phát biểu thêm về những phân tích của các chuyên gia

–        Mời thêm 1 – 2 đại biểu khác, kể cả online qua zoom

11h-11h20

(20 phút)

 

 

 

 

Đặt câu hỏi với PGS.TS Nguyễn Đức Thành

 

Câu hỏi: Dưới góc độ kinh tế, theo ông làm thế nào nền kinh tế Việt Nam không bị “bắt làm con tin”, khi mà thị trường điện vẫn còn sự độc quyền dẫn đến sự lệ thuộc vào 1 hoặc 1 vài đầu mối duy nhất?

 

Đặt câu hỏi với Ông Phạm Xuân Hòe

 

Câu hỏi: Nếu thị trường điện có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế thì các nhà đầu tư, ngân hàng, quỹ… trong và ngoài nước sẽ tỏ thái độ như thế nào và điều gì sẽ xảy ra?

 

Đặt câu hỏi với Luật sư Trương Thanh Đức

 

Câu hỏi: Ngoài Luật Điện lực, từ kinh nghiệm của ôngViệt Nam cần có cơ chế, chính sách thế nào khác để xã hội hóa ngành điện thành công?

11h20 – 11h45

(25 phút)

Hỏi đáp – Thảo luận chung với đại biểu tham gia tọa đàm

 

11h45 – 12h

(15 phút)

Phát biểu đúc kết các vấn đề đã thảo luận (3 cụm vấn đề nêu ở đầu)

Cảm ơn các diễn giả, cảm ơn người xem và tuyên bố kết thúc

12h – 13hĂn trưa

 

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,761