3.344. Hỏi đáp về pháp luật bầu cử.

(QHTV) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI trả lời 13 câu phỏng vấn về pháp luật bầu cử, phát trên Thời sự QHTV ngày 14, 17 & khác 5-2021.

————————–

Số  1
Câu 1:
Phiếu bầu cử nào là phiếu bầu cử hơp lệ,và ngược lại thế nào là phiếu bầu cử không hợp lệ ?

Khoản 6, điều 11,Thông tư 1/2021/TT-BNV:

  1. Phiếu hợp lệ là:
  • Phiếu bầu đủ số lượng đại biểu hoặc bầu ít hơn số lượng đại biểu được bầu theo quy định;
  • Phiếu do Tổ bầu cử phát ra;
  1. Phiếu không hợp lệ là:
  • Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra;
  • Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;
  • Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu;
  • Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử;
  • Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách ứng cử;
  • Phiếu có ghi thêm nội dung khác;

Câu 2: Việc kiểm đếm số phiếu bầu cho từng người ứng cử được tổ bầu cử thực hiện như thế nào ?

Điều 12, Thông tư 1/2021/TT-BNV:

  1. Việc kiểm phiếu bầu cho từng người ứng cử chỉ thực hiện đối với những phiếu hợp lệ.

Các phiếu bầu hợp lệ được xếp thành các loại, gồm: Loại phiếu bầu 1 đại biểu; loại phiếu bầu 2 đại biểu; loại phiếu bầu 3 đại biểu,…

2. Tổ bầu cử kiểm phiếu theo từng loại phiếu bầu này để làm căn cứ xác định số phiếu bầu cho từng người ứng cử.

3. Để việc kiểm phiếu được chính xác, Tổ bầu cử phân công ít nhất ba người kiểm phiếu, gồm: một người đọc, một người ghi, một người kiểm tra việc đọc và ghi.

Cách ghi số phiếu cho từng người ứng cử tham khảo theo cách vẽ lần lượt các hình vuông và một đường chéo, cứ năm phiếu tạo thành một hình vuông có một đường chéo.

Câu 3: Vậy LS có thể nói rõ hơn khu vực bỏ phiếu là gì và việc xác định khu vực bỏ phiếu được thực hiện như thế nào?

Điều 11, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015:

 

  1. Khu vực bỏ phiếu là phạm vi địa lý hành chính có số dân nhất định.
  2. Việc chia khu vực bỏ phiếu mang ý nghĩa kỹ thuật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cử tri thực hiện quyền bầu cử của mình.3. Khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội đồng thời là khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu HĐND các cấp.:
  • Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ 300 – 4.000 cử tri.
  • Ở miền núi, vùng cao, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có đủ 300 cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu.
  • Bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ 50 cử tri trở lên; đơn vị vũ trang nhân dân; cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng.

 

Số 2
Câu 1:
Việc giải quyết khiếu nại tố cáo của cử tri đối với người ứng cử Đại biểu quốc hội, HĐND các cấp được thực hiện như thế nào?

Điều 61, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015:

  1. Công dân có quyền:
  • Tố cáo về người ứng cử;
  • Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử không phân biệt về thời điểm thực hiện việc khiếu nại, tố cáo.
  1. Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử đại biểu HĐND là các cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu HĐND, việc lập danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình.
  2. 3. Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử, ngừng việc xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử.

Trong trường hợp những khiếu nại, tố cáo đã rõ ràng, có đủ cơ sở kết luận người ứng cử không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thì Hội đồng bầu cử quốc gia hoặc Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng quyết định xóa tên người đó trong danh sách chính thức những người ứng cử trước ngày bầu cử và thông báo cho cử tri biết.

  1. 4. Không xem xét, giải quyết đối với những đơn tố cáo không có họ, tên người tố cáo hoặc mạo danh người khác để tố cáo.
  2. 5. Chuyển toàn bộ hồ sơ về khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết đến Ủy ban thường vụ Quốc hội (đối với bầu cử đại biểu Quốc hội) hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân khóa mới ở cấp tương ứng (đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân) để tiếp tục xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
  3. Khởi kiện hành chính về danh sách cử tri theo Luật Tố tụng hành chính 2015 theo thủ tục rút gọn.

 

Câu 2: Người có hành vi vi phạm luật về bầu cử sẽ bị xử lý ra sao?
Điều 95, Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND:

  1. Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
  2. Điều 160. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân
  • Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.
  1. Điều 161. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân
  • Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.

Số 3
Câu 1:
Việc ấn định số đơn vị bầu cử và danh sách các đơn vị bầu cử được tiến hành như thế nào ?

  1. Đối với bầu cử đại biểu Quốc hội:  Khoản 2 Điều 10 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND:
  • Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội;
  • Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được tính căn cứ theo số dân, do Hội đồng bầu cử quốc gia ấn định;
  • Được công bố chậm nhất là 80 ngày trước ngày bầu cử.
  1. Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân: Khoản 3 Điều 10 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND:
  • Số đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử do Ủy ban bầu cử ở cấp đó ấn định

Được công bố chậm nhất là chậm nhất là 80 ngày trước ngày bầu cử.

Câu 2: Số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp được quyết định ntn?

Khoản 4, Điều 10, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015:

  1. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá 3 đại biểu.
  2. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND được bầu không quá 5 đại biểu.
    ———–

Quay ngày 20-5-2021

Số 04

Câu 1 Vào ngày bầu cử, việc bỏ phiếu được bắt đầu và kết thúc khi nào? Việc bỏ phiếu có thể bắt đầu sớm và kết thúc sớm hoặc muộn hơn không?

Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày.

 

Câu 2: Các nội dung của Nội quy phòng bỏ phiếu là gì?

Nội quy phòng bỏ phiếu với những yêu cầu cụ thể như sau:

  1. Phải chấp hành đúng nguyên tắc, trình tự bỏ phiếu;
  2. Cử tri phải xếp hàng lần lượt để thực hiện việc bỏ phiếu, ưu tiên người cao tuổi, người khuyết tật và phụ nữ có thai;
  3. Phải giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn tại khu vực bỏ phiếu;
  4. Không được vận động bầu cử tại nơi bỏ phiếu dưới bất kỳ hình thức nào;
  5. Không được mang vũ khí, chất nổ, vật dễ cháy… vào khu vực bỏ phiếu, phòng bỏ phiếu;
  6. Những người không có nhiệm vụ thì không được vào phòng bỏ phiếu;

Câu 3: Hòm phiếu phụ là gì? Trong trường hợp nào thì dùng hòm phiếu phụ?

Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

 

Số 05

Câu 1: Theo quy định, việc bỏ phiếu được thực hiện như thế nào?

– Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu hộ, bầu thay.

– Khi đến phòng bỏ phiếu, cử tri xuất trình Thẻ cử tri để được nhận phiếu bầu.

Câu 2: Việc cử tri ghi phiếu bầu cử được thực hiện như thế nào?

– Khi cử tri gạch phiếu bầu, không ai được xem, kể cả các thành viên Tổ bầu cử.

– Cử tri không thể tự gạch phiếu bầu thì nhờ người khác gạch phiếu hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu.

– Người khuyết tật không thể bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

– Tổ bầu cử phải đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào Thẻ cử tri của cử tri đã bỏ phiếu bầu xong.

 

Câu 3: Những sự kiện bất ngờ làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu được xử lý như thế nào?

– Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục.

– Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.

– Trong khi tiến hành bỏ phiếu, nếu có tình huống bất thường xảy ra làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu thì Tổ trưởng Tổ bầu cử và các thành viên Tổ bầu cử phải nhanh chóng hội ý để kịp thời xử lý. Trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc không thể tự xử lý được thì phải tạm dừng cuộc bỏ phiếu. Tổ bầu cử phải tiến hành niêm phong và quản lý chặt chẽ hòm phiếu, phiếu bầu và các tài liệu liên quan khác, kịp thời báo cáo Ban bầu cử để có phương án giải quyết, đồng thời phải có biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục tiến hành.

Truyền hình Quốc hội 5 như ngày 14 & 17-5-2021

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,929