(TN) – Nhận thức, lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH tại Việt Nam được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày sâu sắc, sáng tạo, đồng thời rất sinh động và mang tính hiện thực rõ ràng
ATM gạo hỗ trợ người khó khăn trong mùa dịch Covid-19 thể hiện tinh thần “không để ai lại phía sau” của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển dựa trên công nghệ và trí thức
ẢNH: ĐỘC LẬP
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có bài viết quan trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”.
Qua bài viết này, các ý kiến đều cho rằng nhận thức, lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH tại Việt Nam được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày sâu sắc, sáng tạo, đồng thời rất sinh động và mang tính hiện thực rõ ràng.
Sinh động, thực tế và mang tính hiện thực rõ ràng hơn
. Ảnh: Gia Hân
Thực tiễn công cuộc đổi mới 35 năm qua cũng đã chứng minh kết quả những đổi mới, sáng tạo của Đảng ta trong nhận thức và xây dựng CNXH tại Việt Nam. Như Tổng bí thư đã khẳng định, chúng ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Chính nhờ sự đổi mới, sáng tạo mà chúng ta không những đứng vững trước thách thức khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ mà còn phát triển, đạt được nhiều thành tựu. Thế nhưng, sáng tạo lại phải trên cơ sở kiên định và trung thành với con đường đã lựa chọn. Bài viết của Tổng bí thư đã nhấn rất mạnh, làm rõ mối quan hệ này.Bài viết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tập trung làm rõ được sự phát triển, sáng tạo về lý luận của Đảng ta trong nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH tại Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn Đổi mới của đất nước từ năm 1986 tới nay. Bài viết của Tổng bí thư đã dựa chắc chắn trên lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH khoa học, song đã phát huy, sáng tạo. Đây chính là mối quan hệ giữa kiên định, trung thành với con đường lên CNXH, với Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự phát triển, sáng tạo mà Văn kiện Đại hội XIII đã đề cập.
Cụ thể, trong đặc trưng về CNXH, thực tế đã được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 2011. Tuy nhiên, trong bài viết của mình, Tổng bí thư trình bày sinh động hơn, thực tế hơn và có thể nói mang tính hiện thực rõ ràng hơn chứ không câu nệ về nguyên lý, lý luận.
Tổng bí thư đã viết: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm”. Đó chính là những đặc trưng căn bản nhất của CNXH được Tổng bí thư trình bày sinh động và rất thuyết phục. Tôi nghĩ, không chỉ có cán bộ đảng viên có thể đọc để hiểu, để làm mà kể cả những người không đồng tình với chúng ta lâu nay về lý luận, nếu đọc kỹ cũng sẽ bị thuyết phục.
PGS-TS NGUYỄN TRỌNG PHÚC (nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)
Tư duy kế thừa và rất sáng tạo
Ảnh: Tiêu Phong
Tư duy của Tổng bí thư rất đổi mới và sáng tạo, tiếp thu những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường nhưng lại gắn nó với định hướng XHCN. Kinh tế thị trường bao gồm có thuần túy và xã hội. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt các nước tư bản áp dụng theo mô hình thuần túy, tức để hoàn toàn tự do theo thị trường. Nhưng ở nước ta nó vừa tuân theo các quy luật thị trường như quy luật cung cầu, cạnh tranh, bình đẳng…, thì còn gắn với xã hội. Xã hội ở đây theo tinh thần mà Tổng bí thư nói đến là sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Đảng ta nhận thức rằng hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên CNXH. Xây dựng CNXH là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, không thể nóng vội. Để thực hiện mục tiêu đó, cần phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Chúng ta phát triển dựa trên một nền kinh tế thị trường nhưng không để ai lại phía sau, phúc lợi và an sinh xã hội luôn được quan tâm. Bằng chứng rõ nhất là trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách và chính sách hỗ trợ công nhân, lao động chịu ảnh hưởng dịch của nhà nước.
Phát triển kinh tế tri thức, tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, đầu tư hoàn thiện hạ tầng… Đó là những nút thắt mà Tổng bí thư cũng đã chỉ ra để chúng ta có thể hoàn thiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN. Trong bối cảnh hiện nay, chỉ có như vậy mới có thể đưa đất nước phát triển, đi lên, không có sự lựa chọn khác.
PGS-TS NGÔ TRÍ LONG (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính)
Định hướng XHCN như kim chỉ nam cho kinh tế thị trường
Quan điểm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về kinh tế thị trường định hướng XHCN, theo tôi là rất chính xác.Có cả hàng chục đề án, nghiên cứu để đưa ra khái niệm về kinh tế thị trường. Thực sự, ngay bản thân những người làm chính sách hay chuyên gia cũng có lúc còn băn khoăn không rõ con đường lên XHCN hay nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như thế nào.
Kinh tế thị trường là quy luật mà hầu hết quốc gia áp dụng nó như nước phải chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp.
Ở đó, các doanh nghiệp, người dân và tất cả các thành phần kinh tế được làm ăn trong một môi trường cạnh tranh. Hàng hóa phải theo giá trị thực và tuân thủ quy luật cung – cầu.
Nhưng điều mà Tổng bí thư muốn nhắc đến như là một kim chỉ nam đó là “định hướng XHCN” vì mục tiêu của chúng ta đi lên CNXH là đảm bảo dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Chúng ta không chỉ giàu, mạnh mà mọi người dân đều cần được quan tâm, chăm sóc. Vì vậy phải có định hướng XHCN, phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua các chính sách ưu việt, phù hợp.
Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC (Giám đốc Công ty luật ANVI)
Vị trí của thế hệ trẻ trên con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
Ảnh: NVCC
Trước tiên là không ngừng tu dưỡng bản thân, trở thành một công dân tốt (có trách nhiệm với chính bản thân mình, gia đình và xã hội). Cố gắng, phấn đấu từ một công dân tốt trở thành một công dân có ích, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng.Qua bài viết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi nhận thấy được vị trí quan trọng của thế hệ trẻ, trong việc thực hiện khát vọng của Việt Nam trên con đường đi lên CNXH. Chúng tôi là lực lượng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội. Để hoàn thành được những mục tiêu mà Đảng, Nhà nước, xã hội và lịch sử dân tộc đang đặt ra, thế hệ trẻ chúng tôi cần phải ý thực được vị trí, vai trò của mình. Theo tôi, người trẻ cần thực hiện tốt 3 nhiệm vụ quan trọng.
Bên cạnh đó, một nhiệm vụ cấp bách của thế hệ trẻ hiện nay là phải tích cực, chủ động tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, làm chủ và ứng dụng những tri thức mới của nhân loại, nhất là các thành tựu khoa học, công nghệ. Công tác này phải được tiến hành một cách có chọn lọc, sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở phù hợp với các điều kiện của đất nước. Chỉ có không ngừng nỗ lực học tập nâng cao trình độ, người trẻ mới có thể trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước.
Cuối cùng, tôi cho rằng thanh niên cần không ngừng nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên, nêu cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, với xã hội. Chính hoài bão, khao khát ước mơ công hiến vì đất nước và xã hội, sẽ giúp thế hệ trẻ có niềm tin, động lực để phấn đấu, để không ngừng hoàn thiện bản thân, không bị tụt hậu trong tiến trình phát triển của nhân loại. Từ đó, phát huy đúng vai trò là động lực thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, là động lực phát triển bền vững cho đất nước.
Anh VŨ ĐÌNH HOÀNG (giảng viên trẻ Học viện Chính trị khu vực 1, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
Thanh niên (Chính trị) 24-5-2021:
(253/1.822)