3.425. Thí điểm tiền ảo – Đâu là bước đi phù hợp?

(QHTV) –  Luật sư Trương Thanh Đức cùng TS Đặng Minh Tuấn tham gia chương trình trực tiếp tại QHTV  35 Ngô Quyền 17h – 17h30 ngày 15-7-2021.

Truyền hình Quốc hội (Câu chuyện hôm nay) 15-7-2021:

http://quochoitv.vn/Videos/cau-chuyen-hom-nay/2021/7/thi-diem-tien-aodau-la-buoc-di-phu-hop-/555471?

———————–

Kịch bản:

TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI VIỆT NAM

CHƯƠNG TRÌNH CÂU CHUYỆN HÔM NAY

ĐÂU LÀ BƯỚC ĐI PHÙ HỢP CHO TIỀN KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM?

(THỜI LƯỢNG: 30 PHÚT )

Chỉ đạo nội dung: Vũ Minh Tuấn

Chỉ đạo sản xuất: Lê Hương Giang

Chỉ đạo kỹ thuật: Nguyễn Văn An

Tổ chức sản xuất: Nguyễn Xuân Dần

Kịch bản khung chương trình: Tuấn Anh – Thuỳ Trang

Đạo diễn chương trình: Lê Hương

Trợ lý chương trình: Thuỳ Trang

Dẫn chương trình: Tuấn Anh

Đạo diễn hình trường quay trực tiếp:

Quay phimtrường quay trựctiếp:

Kỹ thuật trường quay trực tiếp:

Kỹ thuật phát sóng:

Đồ họa:

Kỹ thuật dựng:

 

STTHAATNỘI DUNGSẢN PHẨMGHI CHÚ
1.VTRTBHÌNH HIỆU CCHN 
2.VTRTB(Đồ hoạ)

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 942, trong đó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì để nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain). 3 cụm từ được nhấn mạnh đó là Thủ tướng giao cho Ngân hàng nhà nước NGHIÊN CỨU – XÂY DỰNG – THÍ ĐIỂM. Chính vì vậy, trong tương lai, nếu vấn đề tiền ảo có được công nhận tại Việt Nam, thì đó cũng là đồng tiền do NHNN ban hành, chịu sự quản lý của Chính phủ và NHNN. Và đồng tiền ảo đó được thị trường tài chính quốc tế gọi tên là CBDC (Central Bank Digital Currency) chứ không phải các đồng tiền ảo tự do như Bitcoin hay Ethereum… Nhấn mạnh là từ nhiều năm nay, những đồng tiền ảo như Bitcoin chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận là đồng tiền pháp lệnh. Vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng giữa tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành và tiền ảo tự do.

THÍ ĐIỂM SỬ DỤNG TIỀN ẢO?Thể loại:

TCSX:

Biên tập:

Quay phim:

Đọc Off:

Kỹ thuật dựng:

3.VTRVTRHÌNH CẮT CCHN
4.MCMC# Thưa quý vị, Quyết định 942 ban hành ngày 15-6 -2021 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021-2025, có nhắc đến kế hoạch nghiên cứu thí điểm “tiền ảo”. Cụ thể, Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ trì nghiên cứu, thí điểm tiền ảo dựa trên công nghệ blockchain, thời gian thực hiện từ năm 2021 đến 2023. Điều này đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm và rộ lên làn sóng cho rằng, Việt Nam sẽ chấp nhận tiền ảo như một phương tiện thanh toán. Thậm chí các tổ chức tiền ảo biến tướng, hoạt động theo mô hình đa cấp đã dựa vào thông tin này để kêu gọi người dùng tham gia vào các sàn tiền ảo hoạt động trái phép. Vậy thực tế thì đâu là bước đi phù hợp cho tiền ảo, tiền mã hoá ở Việt Nam? Và để cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hôm nay chúng tôi có mời đến trường quay 2 vị khách mời:

 

– TS. ĐẶNG MINH TUẤN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC, Trưởng Lab Blockchain, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

– Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC, Giám đốc Công ty Luật Anvilaw

 

5.MC + KHÁCHMC + KHÁCHCâu 1: Trước động thái trên của Chính phủ, từ góc nhìn của một chuyên gia nghiên cứu về Blockchain, ông đánh giá thế nào về việc Chính phủ đặt ra vấn đề nghiên cứu, thí điểm tiền ảo hay tiền kỹ thuật số ở thời điểm hiện nay? (Là sớm hay là muộn?)

 

Câu 2: Theo ông, việc cho phép nghiên cứu, xây dựng, phát triển các công nghệ lõi có ý nghĩa như thế nào, trong bối cảnh nước ta đang cố gắng phát huy chủ trương “Chính phủ điện tử”?

 

Câu 3: Theo ông, đồng tiền kỹ thuật số sẽ mang lại những giá trị tiện ích, tính năng ưu việt gì so với đồng tiền giấy hiện nay? Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất gặp phải là gì?

 

(MC tóm ý và dẫn nối: Tạm thời gác lại những bình luận về tiền điện tử do NHNN ban hành, ngay bây giờ chúng ta sẽ bàn luận về một khía cạnh khác của tiền điện tử, đó là những đồng tiền ảo tự do, cũng dựa trên công nghệ chuỗi khối blockchain…)

6.MCMC# Tiền ảo, tiền ảo và tiền ảo. Những năm gần đây chúng ta đã nghe quá nhiều đến khái niệm này cùng với sự bùng nổ của những đồng tiền như Bitcoin, Ethereum, Ripple…Và không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam cũng có rất nhiều người tham gia đầu tư. Theo kết quả khảo sát người tiêu dùng toàn cầu của trang Statista năm 2020, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về mức độ phổ biến tiền ảo, chỉ sau Nigeria với hàng triệu đô la được giao dịch mỗi tháng. Đáng chú ý, Việt Nam cũng đứng thứ 10 trong tổng số 154 quốc gia về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu. Đây là một trong những chỉ số hiếm hoi mà Việt Nam có thứ hạng tương đồng các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc, thậm chí còn hơn nhiều quốc gia phát triển khác…Điều này cho thấy, người Việt đang ngày càng quan tâm đến lĩnh vực tiền ảo.
7. MC + KHÁCHMC + KHÁCHCâu 4: Nhiều người đang nhầm lẫn giữa “đồng tiền kỹ thuật số của 1 quốc gia” với “tiền ảo tự do”. Vậy với 2 loại hình này nên hiểu như thế nào cho đúng thưa ông?

 

Câu 5: Tại Việt Nam, khái niệm tiền ảo, tiền mã hóa, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số chưa được phân định rõ ràng. Điều này sẽ cần phải giải quyết như thế nào cho hợp lý?

 

Câu 6: Việc nhiều người Việt Nam quan tâm đến tiền ảo như vậy, liệu có tác dụng như thế nào đối với đồng tiền mà NHNN đang nghiên cứu hay không?

8. MCMC# Theo thống kê trên thế giới có hàng nghìn loại tài sản ảo và khoảng 8.000 đồng tiền ảo khác nhau. Và thực tế, nhiều quốc gia trong đó có cả những nền kinh tế lớn đều giữ thái độ trung lập với tiền ảo. Bởi các nước chưa cho phép hay ủng hộ giao dịch bằng tiền ảo vì chưa có phương thức quản lí chặt chẽ, có thể gặp rủi ro lớn, ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ và nền kinh tế. Do đó, nhiều nước đã phát hành tiền ảo do NHTW ban hành, với kỳ vọng sẽ giảm rủi ro tổng thể và tăng cường sự ổn định tài chính liên quan đến tiền ảo.
9.                   VTRTBTB

 

Theo các chuyên gia, hiện nay các loại hình tài sản ảo vẫn chưa được thế giới công nhận, và tại Việt Nam, tài sản ảo chưa có khung pháp lý cụ thể, và cũng không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp. Do đó, cần tăng cường việc quản lý và xem xét hoạt động kinh doanh tiền ảo trên lãnh thổ Việt Nam

 

PGS. TS. ĐINH TRỌNG THỊNH

Chuyên gia Kinh tế, Học viện Tài chính

“Chúng ta hướng 1 dòng tiền rất lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh vào hoạt động đầu tư thực tế, đem lại hiệu quả tốt nhất cho kinh tế và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, chứ k phải kinh doanh vào tiền ảo tài sản ảo.”

 

Ông NGUYỄN TRÍ HIẾU

Chuyên gia Tài chính, Ngân hàng

“Cần phải có những quy định chặt chẽ về đồng tiền kỹ thuật số, định nghĩa nó, cách sử dụng nó và xử lý các trường hợp vi phạm. Tôi rất mong luật pháp có những quy định cụ thể như thế.”

 

Và ngay cả cha đẻ của đồng tiền điện tử nổi tiếng Ethereum cũng khẳng định, việc tạo ra hành lang pháp lý cụ thể là rất cần thiết.

 

Ông VITALIK BUTERIN

Nhà sáng lập đồng tiền điện tử nổi tiếng Ethereum

“Tôi cho rằng, điều quan trọng là tạo ra hành lang pháp lý cụ thể, và phải tăng cường việc quản lý, để tránh tình trạng có nhiều người lợi dụng tâm lý đầu tư, khi tạo ra nhiều dự án về tiền ảo để thu hút nguồn tiền, sau đó thu lời từ những người chơi không thực sự hiểu rõ về công nghệ. Đây thực sự là 1 thách thức cho các nhà quản lý.”

 

Trên  thế giới, CBDC là xu hướng mà nhiều quốc gia đang hướng đến. Theo Cục dự trữ liên bang Mỹ FED, quá trình phát hành đồng tiền đồng tiền ảo do NHNN phát hành có sự khác biệt lớn giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước mới nổi, và có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất là nhóm tiên phong, bao gồm Trung Quốc, Thụy Điên, Uruguay. Nhóm thứ 2 là nhóm ủng hộ tích cực và đang nghiên cứu phát hành như Ấn Độ, Thụy Sỹ, Pháp, A Rập xê-út, Ecuado… Và nhóm thứ 3 là nhóm thận trọng xem xét bởi lo ngại những tác động tiêu cực hay rủi ro như Mỹ, Đức, Anh, Nga… Như vậy, Việt Nam nằm trong nhóm thứ 3 cũng tiếp cận với việc xây dựng tiền ảo nhưng hết sức thận trọng.

CBDC: TIỀN ẢO DO NHNN PHÁT HÀNH SẼ HẠN CHẾ RỦI RO?

 

Thực hiện: Lê Hương – Ninh Tùng

Thể loại:

TCSX:

Biên tập:

Quay phim:

Đọc Off:

Kỹ thuật dựng:

10.VTRTBHÌNH CẮT CCHN
11.MC + KHÁCHMC + KHÁCHCâu 6: Quay trở lại câu chuyện về đồng tiền kỹ thuật số của Việt Nam. Để đưa đồng Việt Nam trở thành đồng tiền kỹ thuật số có tính pháp lý, được công nhận và có chủ quyền, vậy chúng ta sẽ cần phải lưu ý vấn đề gì?

 

Câu 7: Và ông kỳ vọng như thế nào về việc triển khai hiệu quả tiền ảo tại Việt Nam?

12.MCMC# Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tiền kỹ thuật số đã ra đời vừa mang lại lợi ích cũng như rủi ro đi kèm. Tuy nhiên không vì thế mà Việt Nam đi ngược lại xu hướng phát triển chung của thế giới. Trong tương lai, Việt Nam cần hoạch định cơ chế, chính sách để phát triển tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương và dùng làm phương tiện thanh toán hợp pháp, nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian giao dịch, làm công cụ điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia. Đây sẽ là một câu chuyện dài hơi, cần lộ trình và có sự tính toán kỹ lưỡng từ giới chuyên gia và các cơ quan chức năng.

Đến đây, Chương trình CCHN xin phép được khép lại. Một lần nữa, xin cảm ơn 2 khách mời đã đến tham dự chương trình. Còn bây giờ, xin kính chào và hẹn gặp lại trong các chương trình tiếp theo!

13.     ENDING

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,580