3.434. Tọa Đàm Pháp Luật Trực Tuyến: Giao dịch tài sản ảo, tiền ảo: Cần khung pháp lý ngừa rủi ro (Kỳ 1)

(PLTV)- Theo các chuyên gia tài chính – ngân hàng, 100% dự án đa cấp tiền ảo nở rộ gần đây đều có dấu hiệu lừa đảo và rửa tiền. Vì vậy, Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo. Yêu cầu này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của các quốc gia và cũng là giải pháp mà Việt Nam chủ động hội nhập cũng như ứng phó với tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Tọa đàm Pháp luật trực tuyến sẽ giúp qúy vị bổ sung kiến thức và cái nhìn tổng thể về giao dịch tài sản ảo, tiền ảo.

Luật sư Trương Thanh Đức tham gia, quay qua Room ngày 17-7, phát ngày 21-7-2021. Phần 1 dài 25 phút phút xem tại dây:

https://tvphapluat.vn/video/toa-dam-phap-luat-truc-tuyen-giao-dich-tai-san-ao-tien-ao-can-khung-phap-ly-ngua-rui-ro-ky-1-52087/

——————-

Kịch bản:

 

Câu hỏi phỏng vấn
Đơn vị tổ chức:Truyền hình Pháp luật Việt Nam
Chỉ đạo sản xuấtNhà báo Đỗ Quang Trưởng
Chịu trách nhiệm sản xuất:Nhà báo Lê Phạm Hạnh Dung
Đạo diễnPhúc Lâm
Biên tậpPhương Thư
MCPhụng Nguyễn
Quay phimDuy Công
Dựng phim Đức Trí
Hậu kỳChi Mai – Đức Trí – Thu Hương
Địa điểm và Thời gian phỏng vấn:
Thời lượng phỏng vấn:1 tiếng quay, phát sóng: 20 phút
Ngày xuất bản dự kiến
Người được phỏng vấn:1-      Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

2-      TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính

Chủ đề quan tâm:Tọa đàm Pháp Luật Trực Tuyến: Giao dịch tài sản ảo, tiền ảo: Cần khung pháp lý ngừa rủi ro
NỘI DUNG CHÍNH:

Sapo: Theo các chuyên gia tài chính – ngân hàng, 100% dự án đa cấp tiền ảo nở rộ gần đây đều có dấu hiệu lừa đảo và rửa tiền. Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo. Yêu cầu này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của các quốc gia và cũng là giải pháp mà Việt Nam chủ động hội nhập cũng như ứng phó với tác động của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0. Tọa đàm Pháp luật Trực tuyến sẽ giúp Qúy vị có kiến thức và cái nhìn tổng thể Giao dịch tài sản ảo, tiền ảo.

 

Câu hỏiNội dungThời gianHình ảnh
Phát clip giới thiệuTrailer Tọa Đàm Pháp Luật Trực Tuyến2 phútPhát clip giới thiệu
MC giới thiệuGiới thiệu về chương trình:14:00Hiện trường
Kính chào quý vị!

Quý vị đang theo dõi chương trình Tọa Đàm Pháp Luật Trực Tuyến, được phát trên kênh Truyền Hình Pháp Luật Việt Nam tại địa chỉ website: tvphapluat.vn. Ngoài ra thì quý vị cũng có thể theo dõi chương trình trên Fanpage và kênh Youtube của Truyền Hình Pháp Luật Việt Nam.

Chương trình Tọa đàm Pháp Luật Trực Tuyến tập trung lý giải về các vấn đề thời sự nóng trong ngày, trong tuần, trong tháng nhằm giúp khán giả trong và ngoài nước có những nhận định chính xác, đúng đắn ở góc độ thượng tôn pháp luật.

Hôm nay, chương trình Tọa Đàm Pháp Luật Trực sẽ cùng quý chuyên gia bàn luận về các vấn đề thời sự nóng trong thời gian qua.
Đó là: Giao dịch tài sản ảo, tiền ảo: Cần khung pháp lý ngừa rủi ro
Tham gia Tọa đàm pháp luật hôm nay, Truyền Hình Pháp Luật xin mời đến trường quay:

1 – Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

2 -TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính

Xin chân thành cảm ơn quý luật sư, chuyên gia đã nhận lời tham gia buổi tọa đàm trực tuyến ngày hôm nay.
MC dẫnTiêu chí của chương trình là Đi thẳng vào vấn đề, nhằm giúp cho quý khán giả dễ dàng nhìn nhận vấn đề đang được thảo luận, từ đó, trang bị cho bản thân những kiến thức pháp luật ứng dụng trong thực tiễn đời sống hàng ngày.
MC dẫnKính thưa quý vị,

Mặc dù chưa được công nhận, song tiền ảo và các loại tài sản ảo vẫn tạo ra một cơn “bão” giao dịch trong thời gian qua. Đây là thách thức trong công tác quản lý trên không gian mạng và đặt ra vấn đề phải sớm có khung pháp lý để quản lý, xử lý các hoạt động liên quan nhằm ngăn ngừa rủi ro.

Để hiểu hơn về, Truyền Hình Báo Pháp Luật xin mời quý vị theo dõi phóng sự của chúng tôi ngay sau đây.

Phát phóng sựPhóng sự

Từ cuối năm 2019, đồng tiền ảo Bitcoin liên tiếp tăng giá, lần lượt thiết lập những mốc giá cao nhất từ trước đến nay. Giữa tháng 3-2021, 1 Bitcoin có giá 61.519 USD. Sự kiện này đã thu hút không ít nhà đầu tư ở Việt Nam, cho dù các hoạt động liên quan đến tiền ảo ở nước ta là bất hợp pháp.

Cùng với tiền ảo, tài sản ảo, các sàn giao dịch kêu gọi đầu tư trái phép dưới hình thức mua bán chứng khoán quốc tế, tiền kỹ thuật số cũng xuất hiện, như sàn giao dịch Forex (quận Ba Đình, Hà Nội); sàn giao dịch Emrfx (tỉnh Nghệ An)… Rồi sau đó là cơn sốt “đào Pi” (tiền ảo Pi Network) trên mạng xã hội bằng phương thức đa cấp…

Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết, trong các trò chơi trực tuyến, việc trao đổi, mua bán “vật phẩm ảo” (do nhà sản xuất trò chơi thiết lập), “điểm thưởng”, “đơn vị ảo” (một loại công cụ được quy ước dùng để trao đổi, mua bán vật phẩm ảo…) cũng diễn ra phức tạp.

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ năm 2018 đến nay đã tiếp nhận hơn 260 báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển cơ quan công an xử lý hơn 220 báo cáo. Hiện Bộ Công an đang xác minh hoạt động của các chủ thể có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép liên quan đến tiền ảo…

Cùng với đó, các cơ quan chức năng đều cảnh báo rủi ro trong giao dịch tiền ảo, tài sản ảo, nhất là về mặt pháp lý. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, về góc độ kỹ thuật, Việt Nam chưa có các quy định về tài sản ảo, tiền ảo, vì vậy, chỉ có thể căn cứ quy định hiện hành để sử dụng biện pháp loại trừ trong quản lý.

Trong khi đó, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú khẳng định, các loại tiền ảo không được thực hiện chức năng của đồng tiền pháp lệnh ở Việt Nam. Do đó, việc sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán hay chức năng như đồng tiền là vi phạm pháp luật. Việc cung ứng dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ phái sinh ngoại tệ trong nước và quốc tế đều phải do các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cấp phép thực hiện.

Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, không cấp phép hoạt động cho các sàn giao dịch tiền ảo. Việc người dân tham gia đầu tư vào sàn giao dịch tiền ảo là hết sức rủi ro và không được pháp luật bảo vệ.

MC phỏng vấnVậy trước những rủi ro của tiền ảo, tài sản ảo, liệu có cần xác lập vai trò của một cơ quan quản lý? (Nếu cấm giao dịch tiền ảo, tài sản ảo thì phải có quy định chi tiết, rõ ràng. Nếu không cấm thì phải có hành lang pháp lý quy định tổ chức nào được phép hoạt động, đăng ký ra sao, phương thức dịch vụ thế nào?…)

 

Luật sư/ Chuyên gia
Phóng sựTừ góc độ công nghệ, Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/ NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/ NĐ-CP, để điều chỉnh các mạng xã hội có phát sinh tặng tiền ảo, điểm thưởng cho người dùng. Ngoài ra, Bộ cũng nghiên cứu các tiêu chí kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật, hạ tầng thông tin, viễn thông liên quan đến tài sản ảo, tiền mã hóa; nghiên cứu việc ứng dụng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ blockchain (chuỗi khối)…

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng thông tin, hiện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đang làm rõ cơ sở pháp lý để quản lý việc kinh doanh tiền ảo, tài sản ảo.

Được biết, trong tháng 3-2021, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi các bộ: Tư pháp, Tài chính, Công an, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đề nghị hoàn thành các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21-8-2017 phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Chủ động nghiên cứu thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật, quy định liên quan để bảo đảm quản lý, giám sát, xử lý vi phạm với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa, tiền điện tử.

Rõ ràng, việc sớm có khung pháp lý là yêu cầu cấp thiết để giải quyết những phát sinh và hệ lụy của tiền ảo, tài sản ảo.

 

 

MC dẫn

 

 

 

 

 

 

 

MC phỏng vấn:

Tại Việt Nam, nhận thức của người dân về tiền ảo và bản chất của nó chưa thật sự đầy đủ. Điều này đã dẫn tới không ít các hoạt động liên quan đến tiền ảo, lợi dụng tính phức tạp về công nghệ và sự thiếu hiểu biết của công chúng để thực hiện các hành vi bất chính như: rửa tiền, huy động vốn trái phép, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân và làm phức tạp thêm tình hình kinh tế – xã hội.

Trên thực tế, do chưa có khung pháp lý về quản lý tiền ảo nên cũng chưa có khái niệm chính thức về đồng tiền này. Mặc dù có những cách hiểu khác nhau ở các quốc gia nhưng về bản chất có thể rút ra một số đặc điểm nào đối với tiền ảo?

Luật sư/Chuyên gia
 TVC nhà tài trợ
MC phỏng vấnĐể bảo đảm việc sản xuất và lưu thông, đầu tư tiền ảo không gây nguy hại đến chính sách tiền tệ quốc gia, cần chú trọng điều gì?

 

Luật sư/Chuyên gia
MC phỏng vấnTrong khi chưa hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo, để phòng ngừa có hiệu quả tình hình tội phạm núp bóng thực hiện các hành vi bất chính, trước mắt cần tập trung vào các vấn đề gì ?

 

Luật sư/Chuyên gia
MC phỏng vấnPháp luật Việt Nam có cho phép sử dụng hoặc kinh doanh tiền ảo hay không? Các rủi ro pháp lý đối với hoạt động kinh doanh tiền ảo là gì?Luật sư2 phút
MC phỏng vấnHiện nay, phổ biến hơn cả là hình thức mua bán tiền ảo trong game thông qua các đại lý vì game cho phép chuyển tiền ảo giữa các người chơi với nhau. Trong game, những đại lý này được giới thiệu công khai trong mục nạp tiền và người chơi có thể gặp trực tiếp để giao dịch. Phía các đại lý sẽ thu mua tiền ảo trong game hoặc nhận đổi tiền ảo lấy tiền thật và “ăn” hoa hồng. Các game đổi thưởng trá hình rất nhiều, vậy mua bán tiền ảo trong game có vi phạm pháp luật không, thưa Luật sư?Luật sư
TVC nhà tài trợ
MC kết

 

 

 

 

 

 

 

 

Một lần nữa xin chân thành Cảm ơn Qúy khách mời đã tham gia Tọa đảm Pháp luật trực tuyến của Truyền hình Pháp Luật. Như vậy, chúng ta đã có những kiến thức pháp luật thực tiễn sau khi lắng nghe sự chia sẻ kiến thức, tâm huyết của các khách mời, liên quan đến phổ biến pháp luật về …………………………..

Để xem lại toàn bộ chương trình, quý vị có thể vào tvphapluat.vn, fanpage Truyền Hình Pháp Luật. Rất mong gặp lại quý khán giả trong những chủ đề tiếp theo tại Tọa Đàm Pháp Luật Trực Tuyến của truyền hình pháp luật Việt Nam.

Mọi ý kiến thắc mắc, liên hệ với Tọa Đàm Pháp Luật Trực Tuyến, vui lòng gửi về:

– 200c Võ Văn Tần, Phường 05, quận 3, TPHCM

– hoặc gọi cho số điện thoại chuyên mục: 090.9194.000,

– ngoài ra, quý vị có thể gửi thông tin về email: info.truyenhinhphapluat@gmail.com;

MC

Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà đã quan tâm và rất mong nhận được sự hợp tác của Ông/Bà

Ông/Bà vui lòng phúc đáp cho chúng tôi các nội dung sau:

–          Cần bổ sung hay chỉnh sửa các câu hỏi trên nếu cần thiết

–          Cung cấp các câu trả lời trước của các câu hỏi trên nếu cần thiết trước 10:00 ngày 6/2021

–          Cung cấp các hình ảnh cá nhân và công ty nhằm thực hiện quảng bá hình ảnh

 

Mọi thắc mắc hay chưa rõ, xin liên hệ trực tiếp

1/ Truyền Hình Báo Pháp Luật Việt Nam:

Trụ sở Bộ Tư Pháp: 200C Võ Văn Tần, Phường 05, Quận 3, TPHCM

HOTLINE: 0909194000, email: truyenthong.tvphapluat@gmail.com

 

Bà Lê Phạm Hạnh Dung:

Phó Tổng Thư Ký Truyền Hình Báo Pháp Luật Việt Nam:

Điện thoại: 0917833086, lephamhanhdung@gmail.com

Biên tập viên: Phương Thư

Điện thoại:0905925967, email: phuongthu126@gmail.com

2/ Về Phía Khách Mời

– Luật sư …………………….

Điện thoại: …………….. email: ………………….

– Luật sư …………………….

Điện thoại: …………….. email: ………………….

– Luật sư …………………….

Điện thoại: …………….. email: ………………….

Trân trọng,

 

Pháp luật Việt Nam (Truyền hình pháp luật) 21-7-2021:

https://tvphapluat.vn/video/toa-dam-phap-luat-truc-tuyen-giao-dich-tai-san-ao-tien-ao-can-khung-phap-ly-ngua-rui-ro-ky-1-52087/

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.405. Bộ Tài chính đề xuất nợ 10-100 triệu bị...

Bộ Tài chính đề xuất nợ 10-100 triệu bị tạm hoãn xuất cảnh, ngưỡng cao...

Trích dẫn 

3.951. Thu thuế TNCN 11 tháng vượt dự toán cả năm, đạt...

Thu thuế TNCN 11 tháng vượt dự toán cả năm, đạt khoảng 170.000 tỷ đồng. (MK)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 234,133