3.447. Xin nhập, tiêm vaccine dịch vụ: Cần kỹ thuật quản lý…

(DV) – Điều quan trọng nhất là quản lý về kỹ thuật, hệ thống phân phối vaccine cũng như giá vaccine khi được đưa vào tiêm dịch vụ.

Liên quan tới kiến nghị của Bệnh viện FV ở TPHCM hay 4 hiệp hội Dệt may, Da giày – túi xách, Điện tử, và gỗ khi cho biết, đã tìm được nguồn mua vaccine, xin được nhập vaccine bằng nguồn tài chính của doanh nghiệp để tiêm miễn phí cho cán bộ, công nhân hoặc tiêm dịch vụ cho người dân có nhu cầu. Các chuyên gia đều cho rằng, cần có cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp, bệnh viện tư đã chủ động tiếp cận được nguồn cung vaccine được nhập vaccine về tiêm dịch vụ cho người dân có nhu cầu.

Nhiều người dân có nhu cầu tiêm vaccine dịch vụ. Ảnh minh họa 

Người dân có nhu cầu, cần đáp ứng

LS Trương Thanh Đức cho rằng, trong dịch vụ cần làm rõ 3 loại hình dịch vụ:

Thứ nhất là kiến nghị tổ chức dịch vụ thu tiền thuốc + tiền dịch vụ. 

Thứ hai, dịch vụ thu tiền dịch vụ

Thứ ba, thu tiền dịch vụ tiêm

“Hiện nay doanh nghiệp mới đề xuất được chủ động tham gia toàn diện vào chiến dịch tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19, cũng chưa nói rõ là sẽ tổ chức theo loại hình dịch vụ nào. 

Nếu doanh nghiệp muốn tham gia vào dịch vụ tiêm miễn phí thì cần mở rộng, khuyến khích, động viên, để tất cả các đơn vị có khả năng tổ chức tiêm được cùng tham gia vào chiến dịch tiêm chủng toàn quốc lần này. 

Ngược lại, nếu là doanh nghiệp muốn nhập vaccine, tự tổ chức tiêm dịch vụ và doanh nghiệp thu tiền thì cần phải làm rõ là doanh nghiệp được thu những loại tiền gì? Thu bao nhiêu? 

Với trường hợp nguồn vaccine của nhà nước cung cấp, doanh nghiệp, bệnh viện chỉ đứng ra tổ chức tiêm thì lại phải xem doanh nghiệp chỉ thu tiền tổ chức tiêm hay được thu cả tiền thuốc? Phần hoàn trả ngân sách như thế nào? Phải rất công khai, rõ ràng”, vị LS cho hay. 

Nhìn nhận chung, ông Đức cho rằng việc triển khai để khối y tế tư nhân tham gia cùng nhà nước ở thời điểm này là hơi chậm, làm ảnh hưởng tới năng lực tổ chức tiêm vaccine trên toàn quốc. 

Nhất là trong bối cảnh có rất nhiều nguồn vaccine với số lượng lớn được đặt mua và được hỗ trợ đã chuyển về Việt Nam, việc đẩy nhanh tốc độ tiêm cho người dân rất quan trọng.

“Câu chuyện lúc này không còn là “sớm muộn cũng phải tiêm xong nữa” mà phải là “tiêm sớm ngày nào tránh được hậu họa ngày đó”. Hơn nữa, một người tiêm cả xã hội được hưởng lợi, do đó, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải khẩn trương tổ chức tiêm diện rộng, tránh tình trạng để vaccine hết hạn trong khi nhiều người dân không được tiêm.

Do đó, việc khuyến khích khối y tế tư nhân tham gia là rất cần thiết, thậm chí khi cấp bách có thể yêu cầu, buộc các bệnh viện tư nhân đủ điều kiện phải tham gia vì nhiệm vụ quốc gia”, ông Đức nói. 

Về đề xuất cho doanh nghiệp nhập và tổ chức tiêm vaccine dịch vụ, ông Đức cũng cho rằng nên xem xét, hỗ trợ doanh nghiệp. Kể cả trường hợp, doanh nghiệp không tìm được nguồn, nhà nước nhập vaccine rồi phân bổ lại cho doanh nghiệp cũng có thể được tính tới. 

Theo ông Đức, thời điểm đầu nguồn vaccine còn hạn chế, cần được phân bổ cho các nhóm đối tượng ưu tiên, nếu mở dịch vụ tiêm thu tiền là không phù hợp. Tuy nhiên hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm được nguồn cung vaccine, hơn nữa nhu cầu tiêm dịch vụ của người dân rất lớn, trong khi ngân sách nhà nước đang gặp khó khăn, để doanh nghiệp nhập vaccine, tổ chức tiêm thu tiền cũng là một giải pháp giúp giảm tải cho nhà nước, đáp ứng được nhu cầu bức thiết của người dân cũng đồng thời có thể đẩy nhanh được tiến độ tiêm chủng trên cả nước. 

 

Nên làm thế nào?

Cũng đồng tình với đề xuất trên, BS Trương Tấn Minh – nguyên Chủ tịch Hội Y tế công cộng tỉnh Khánh Hòa cho biết, ở đây có hai việc rất rõ ràng đó là nhu cầu của người dân và trách nhiệm của nhà nước.

Với nhu cầu của người dân, khi họ có nhu cầu lựa chọn loại vaccine và sẵn sàng trả tiền cho lựa chọn đó thì nên tạo điều kiện để người dân sử dụng dịch vụ và trả tiền.

Đối với nhà nước ngoài việc bảo đảm nguồn vaccine hỗ trợ cho các y bác sĩ, người phục vụ phòng chống dịch tuyến đầu, người nghèo, người có công, người già yếu… điều quan trọng nhất là quản lý về kỹ thuật, chất lượng, hệ thống phân phối vaccine cũng như giá cả vaccine khi được đưa vào tiêm dịch vụ.

Việc quản lý hệ thống phân phối là để tránh tình trạng doanh nghiệp muốn lấy bao nhiêu thì lấy, lấy tranh cả phần của người dân nghèo, đẩy người dân phải sử dụng tiêm vaccine dịch vụ là không ổn.

Về giá cả khi tổ chức tiêm dịch vụ cũng phải công khai, bảo đảm cả lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Không thể để lợi dụng dịch bệnh đẩy giá, thu tiền cao bất thường.

“Phân bổ vaccine theo nhóm đối tượng cần được ưu tiên trong bối cảnh dịch bệnh cũng như nguồn cung hạn chế như hiện nay là rất cần thiết. Trong bối cảnh đó, nhiều người dân cũng có nhu cầu, mong muốn sớm được tiêm vaccine nhưng lại không thuộc nhóm đối tượng cần được ưu tiên, do đó, việc để các doanh nghiệp, bệnh viện thực hiện tiêm dịch vụ vừa giúp người dân có thêm lựa chọn, vừa giúp giảm tải gánh nặng cho nhà nước.

Vấn đề là Bộ Y tế cần ban hành các quy chuẩn về danh mục từng loại vaccine đủ điều kiện, tiêu chuẩn doanh nghiệp được phép nhập; nơi cung cấp nguồn vaccine cũng phải là đơn vị uy tín, đã được kiểm định về chất lượng, giá cả.

Vaccine nhập về cũng phải được kiểm định chất lượng chặt chẽ trước khi được đưa vào tiêm dịch vụ. Bên cạnh đó, các cơ sở doanh nghiệp, bệnh viện được nhập vaccine cũng phải bảo đảm đủ yêu cầu về kỹ thuật bảo quản, quy trình tiêm chủng an toàn mới được phép được tham gia vào chiến dịch tiêm chủng mở rộng cho người dân.

Với các quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ, Bộ Y tế khống chế giá trần bảo đảm chắc chắn không có chuyện doanh nghiệp lợi dụng đẩy giá vaccine, gây khó khăn, phiền nhiễu cho người dân”, vị BS phân tích.

Lam Lam


Đất Việt (Chính trị – Xã hội) 05-8-2021:

https://datviet.trithuccuocsong.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/xin-nhap-tiem-vaccine-dich-vu-can-ky-thuat-quan-ly-3436679/

(585/1.243)

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,404