3.467. Tài khoản ngân hàng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có bị rò rỉ ?

(TN) – Đây là câu hỏi rất nhiều người đặt ra và hoang mang sau khi bà Nguyễn Phương Hằng tuyên bố, đang giữ khoảng 1,9 kg giấy tờ sao kê tài khoản của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.

Tài khoản ngân hàng cá nhân là thông tin cần được bảo mật

Thực hư 1.9 kg sao kê tài khoản bị lộ 

Theo như livestream của bà Phương Hằng (vợ ông Huỳnh Uy Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) chia sẻ về số tiền từ thiện của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, người phụ nữ này cho biết đang giữ khoảng 1,9 kg giấy tờ sao kê tài khoản với số tiền lên đến 96 tỉ đồng, chứ không phải 1,8 tỉ đồng mà ca sĩ này công bố trước đó. Bà Hằng cho biết trong một tuần nữa Đàm Vĩnh Hưng không công khai bản sao kê tổng số tiền từ thiện anh nhận được, bà sẽ tung bằng chứng và nhờ pháp luật can thiệp.

Thực hư câu chuyện này thế nào chưa biết, nhưng rất nhiều câu hỏi đặt ra là liệu bà Phương Hằng có bảng sao kê tài khoản của Đàm Vĩnh Hưng hay không? Nếu có, thì từ nguồn nào ? có bị rò rỉ từ phía ngân hàng hay không? Việc công bố tài khoản sao kê của bà Hằng có vi phạm pháp luật?

Theo luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, ngân hàng không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

Cần điều tra làm rõ

Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Giám đốc Công ty luật Nghiêm & Chính cho rằng theo các quy định hiện hành, tài khoản khách hàng là thông tin bí mật của cá nhân. Bất kỳ cá nhân nào lấy thông tin tài khoản của người khác và đưa ra cho người khác biết là vi phạm quy định. Nhưng trước hết, trách nhiệm thuộc về ngân hàng đang quản lý tài khoản của cá nhân bị lộ thông tin. Cá nhân này có thể khởi kiện yêu cầu ngân hàng chịu trách nhiệm, bồi thường về tinh thần lẫn vật chất do hành vi bị lộ thông tin tài khoản gây nên. Dù bất kỳ lỗi chủ quan hay khách quan, do nhân viên gây ra hay lỗi kỹ thuật, hệ thống… thì đó là việc xử lý nội bộ của ngân hàng. Bởi khách hàng đã tin tưởng và mở tài khoản, gửi tiền vào ngân hàng thì trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân nói chung và thông tin về tài khoản nói riêng đã có quy định cụ thể. Nếu không đảm bảo thì khách hàng sẽ mất niềm tin vào ngân hàng này nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc điều hành Công ty Luật ANVI phân tích, tài khoản ngân hàng của cá nhân nếu bị lộ ra ngoài thì đây là vấn đề khá nghiêm trọng, vì nó không những giữa hai cá nhân mà còn là vấn đề về an ninh hệ thống ngân hàng. Quy định ngân hàng hiện nay khá chặt, những nhân viên nào được phép truy cập vào xem tài khoản của khách hàng sẽ lưu lại dấu vết trên hệ thống, ghi nhận lại ngày giờ xem, trong trường hợp nhân viên này in ra hay copy cũng sẽ được ghi nhận lại. Ngoài ra, một số ngân hàng còn phân cấp cho người có thẩm quyền mới được vào xem tài khoản của khách hàng trên toàn quốc. Do đó trong trường hợp có sự thông đồng, câu kết với nhân viên ngân hàng để lộ thông tin tài khoản cá nhân ra bên ngoài thì dễ điều tra phát hiện ra ngay. Ngoài ra cũng có khả năng thông tin bị lộ ra ngoài khi máy móc thiết bị không đảm bảo an toàn. Hiện nay bà Phương Hằng mới tung tin chứ chưa rõ sự thật vụ việc này như thế nào. Nếu bà Phương Hằng tung ra bản sao kê tài khoản của Đàm Vĩnh Hưng thì sẽ vi phạm pháp luật về việc lộ thông tin của người khác.

Thế nhưng ở đây, dù trong trường hợp nào đi nữa mà người có được thông tin của người khác lại đi công bố, làm lộ ra bên ngoài cũng là vi phạm pháp luật. Theo Điều 47, Nghị định 88/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đề cập đến việc “làm lộ, sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng mục đích theo quy định của pháp luật” bị phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng. Ở đây có quy định “sử dụng thông tin” nên khả năng mức phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng cho hành vi sử dụng thông tin của người khác, đối với tổ chức vi phạm thì phạt gấp 2 lần mức này. Vụ này chưa biết thực hư thế nào nhưng khả năng cao là có vì với số tiền 96 tỉ đồng, việc in ra tài khoản sao kê ngân hàng có thể lên đến gần 2 kg giấy. Để tránh gây hoang mang cho xã hội về việc tài khoản ngân hàng có thể “lọt” ra bên ngoài dưới hình thức nào, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để rõ chân tướng cũng như xử lý vụ việc. 

Thanh Xuân

Mai Phương*

——-

Thanh niên (Tài chính Kinh doanh) 27-8-2021:

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-khoan-ngan-hang-ca-si-dam-vinh-hung-co-bi-ro-ri-1440568.html

(462/1.051)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Mục "Bài viết" cập nhật các bài viết của các Luật sư ANVI đăng...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.370. Vực dậy sau bão số 3: Cần quyết sách mạnh mẽ...

Cần quyết sách mạnh mẽ trong hỗ trợ vốn. (TT) -  Cơn bão Yagi đã tàn...

Trích dẫn 

3.884. Đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo tác...

Đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo tác dụng ngược ngay lập tức. (VNF) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 227,047