3.571. Áp dụng án lệ để mang lại công lý thay vì chỉ tuân theo pháp luật.

(DĐDN) – Áp dụng án lệ sẽ bổ sung những thiếu sót, giải quyết những điểm mờ, lấp đầy những “lỗ hổng” đang tồn tại trong các quy định pháp luật…

Án lệ là mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện và đưa pháp luật vào cuộc sống. Áp dụng án lệ cũng chính là việc tuân theo pháp luật, nhưng đó là công cụ để bảo đảm dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả và khả thi hơn trong việc mang lại công lý thay vì chỉ tuân theo pháp luật một cách máy móc, cứng nhắc và tuỳ tiện. Đây là chia sẻ của Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC với Diễn đàn Doanh nghiệp.

– Nhiều năm trở lại đây, cải cách tư pháp Việt Nam đã và đang có những bước tiến lớn, và một trong số đó là việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử, Luật sư đánh giá sao về vấn đề này?

Theo tôi, việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử là rất cần thiết, phù hợp với đòi hỏi thực tế, bởi án lệ là một nguồn luật, đã được đúc kết, chọn lọc kỹ lưỡng, đưa ra những nguyên tắc, đồng thời chỉ dẫn áp dụng cho các vụ việc xảy ra tương tự, nhằm bảo đảm sự hợp lý và đặc biệt là hướng tới công lý trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành.

Áp dụng án lệ trong hệ thống xét xử, Thẩm phán chỉ cần đối chiếu để đưa ra phán quyết, tránh chuyện mỗi người nhìn nhận, đánh giá vấn đề một kiểu, tạo ra sự minh bạch, công khai, tránh được dư luận xã hội về việc thiếu công bằng trong hoạt động xét xử. Đồng thời, áp dụng án lệ còn giúp các doanh nghiệp phòng tránh rủi ro trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng.

Năm 2016, chúng ta mới có án lệ đầu tiên, nhưng đến nay đã công bố được 52 án lệ và đã phát huy hiệu quả khá tốt trên thực tế. Chẳng hạn như trước đây, Toà án phán quyết rất khác nhau về nghĩa vụ chậm thanh toán hợp đồng mua bán hàng hoá, vì pháp luật quy định không rõ. Nhưng từ khi có Án lệ số 09/2016/AL thì việc tính tiền lãi do chậm thanh toán là theo mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường; nhưng không được tính lãi trên số tiền phạt vi phạm hợp đồng và khoản tiền bồi thường thiệt hại trong “Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa”.

– Luật sư có thể nói rõ hơn về điểm tích cực của việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử?

Thực tế, không hệ thống pháp luật nào có thể bao trùm hết mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống xã hội. Vì vậy, áp dụng án lệ sẽ bổ sung những thiếu sót, giải quyết những điểm mờ, lấp đầy những “lỗ hổng” đang tồn tại trong các quy định pháp luật…

Chẳng hạn, một số nước coi trọng hệ thống pháp luật thành văn như: Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản,… thì án lệ được xem như một cách giải thích pháp luật, mà không được xem là luật, không mang tính ràng buộc pháp lý. Tuy nhiên, Tòa cấp dưới phải tham khảo áp dụng tương tự, nếu không sẽ có nguy cơ bị Tòa cấp trên sửa án, huỷ án rất cao. Lý do là, án lệ chính là cách áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, hợp lý, thì không có lý gì mà không tuân theo, trừ trường hợp có cơ sở vững chắc để phán quyết khác đi.

Để được công nhận là một án lệ thì phải được Tòa án viện dẫn những căn cứ pháp luật rõ ràng và phân tích, nhận định thuyết phục, có thể là quy định nguyên tắc hoặc điều khoản cụ thể để đưa ra một phán quyết thấu tình, đạt lý, mà mọi người cảm thấy tâm phục, khẩu phục. Nhiều án lệ thực sự mang lại công lý còn có tính đột phá, khác biệt, thậm chí trái ngược với câu chữ quy định của luật. Tất nhiên, các bản án được trở thành án lệ phải được Tòa án tối cao tuyển chọn và công bố là án lệ.

Ở nhiều nước, đã từ rất lâu rồi, án lệ còn được gọi là tiền lệ pháp, là một trong những nguồn luật chính thức và quan trọng trong hệ thống pháp luật của quốc gia và được áp dụng rất rộng rãi, phổ biến. Theo đó, những bản án, quyết định giải quyết vụ việc trong các tập san án lệ trở thành khuôn mẫu, cơ sở để Tòa án đưa ra phán quyết trong những vụ việc có tình tiết, vấn đề tương tự sau đó.

Điều này không những tạo ra sự công bằng, bình đẳng, hợp lý, mà còn giúp cho việc xét xử diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi, đơn giản, minh bạch.

 

– Trên thế giới việc xây dựng và áp dụng án lệ được thực hiện như thế nào thưa Luật sư?

Nhìn chung, án lệ cũng có vai trò như văn bản quy phạm pháp luật, nên việc công bố án lệ được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả trên hệ thống Internet.

Ở các nước theo truyền thống pháp luật thành văn thì vai trò của án lệ hạn chế hơn, vì pháp luật có xu hướng quy định cụ thể, chi tiết mọi thứ. Ngược lại ở các nước theo truyền thống pháp luật bất thành văn, như Mỹ chẳng hạn, thì dựa vào án lệ nhiều hơn. Khi xét xử các hành vi vi phạm pháp luật và các tranh chấp nảy sinh, các Tòa án thường diễn giải luật bằng các bản án trước đó của Tòa án cùng cấp hoặc Tòa án cấp cao hơn.

– Để nâng cao việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử tại Việt Nam, Luật sư có khuyến nghị gì?

Thứ nhất, các thẩm phán, trong quá trình xét xử, không chỉ bám sát quy định của pháp luật, mà cần mạnh dạn phân tích, lập luận để vượt qua những câu chữ quy định “chết”, mang tới “sức sống” của pháp luật, hướng tới việc “sáng tạo” pháp luật để tạo ra những bản án thực sự vì công lý, công bằng, lẽ phải, để tạo ra những án lệ mới.

Thứ hai, Toà án tối cao cần tăng cường công tác tập hợp, tuyển chọn và công bố án lệ. Đồng thời án lệ cũng giống như quy định pháp luật, có thể được thay đổi, bổ sung, hoàn thiện và bãi bỏ khi chính Toà án thấy không còn phù hợp.

Thứ ba, các cơ sở đào tạo luật, các luật sư, luật gia và các doanh nghiệp cần quan tâm chú ý đến việc tìm hiểu, nghiên cứu án lệ để áp dụng vào thực tế.

– Xin cảm ơn Luật sư!

Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP, ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ và sau đó được thay thế bởi Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, ngày 18/6/2019 để quy định về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.

Đến nay, Tòa án nhân dân tối cao đã công bố 43 án lệ (trong đó có 23 án lệ về dân sự, 7 án lệ về hình sự, và 8 án lệ về kinh doanh, thương mại) và đã xây dựng 11 dự thảo án lệ để đưa ra lấy ý kiến các chuyên gia trong nước và quốc tế.

GIA NGUYỄN thực hiện

————–

(DĐDN) – (Pháp luật) 16-12-2021:

https://diendandoanhnghiep.vn/an-le-va-cong-ly-213159.html

(1.140/1.390)

—————————–

Bài gốc:

Áp dụng án lệ để mang lại công lý thay vì chỉ tuân theo pháp luật

Không hệ thống pháp luật nào có thể điều chỉnh hết mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống xã hội. Vì vậy áp dụng án lệ sẽ bổ sung những thiếu sót, giải quyết những điểm mờ, lấp đầy những “lỗ hổng” đang tồn tại trong các quy định pháp luật…

Đây là chia sẻ của Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, xung quanh những bước tiến trong cải cách tư pháp Việt Nam – áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử.

Nhiều năm trở lại đây, cải cách tư pháp Việt Nam đã và đang có những bước tiến lớn, và một trong số đó là việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử, Luật sư đánh giá sao về vấn đề này?

Theo tôi, việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử là rất cần thiết, phù hợp với đòi hỏi thực tế bởi án lệ là một nguồn luật, đã được đúc kết, chọn lọc kỹ lưỡng, đưa ra những nguyên tắc, đồng thời chỉ dẫn áp dụng cho các vụ việc xảy ra tương tự, nhằm bảo đảm sự hợp lý và đặc biệt là hướng tới công lý trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành.

Áp dụng án lệ trong hệ thống xét xử, Thẩm phán chỉ cần đối chiếu để đưa ra phán quyết, tránh chuyện mỗi người nhìn nhận, đánh giá vấn đề một kiểu, tạo ra sự minh bạch, công khai, tránh được dư luận xã hội về việc thiếu công bằng trong hoạt động xét xử. Đồng thời, áp dụng án lệ còn giúp các doanh nghiệp phòng tránh rủi ro trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng.

Năm 2016, chúng ta mới có án lệ đầu tiên, nhưng đến nay đã công bố được 52 án lệ và đã phát huy hiệu quả khá tốt trên thực tế. Chẳng hạn như trước đây, Toà án phán quyết rất khác nhau về nghĩa vụ chậm thanh toán hợp đồng mua bán hàng hoá, vì pháp luật quy định không rõ. Nhưng từ khi có Án lệ số 09/2016/AL thì việc tính tiền lãi do chậm thanh toán là theo mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường; nhưng không được tính lãi trên số tiền phạt vi phạm hợp đồng và khoản tiền bồi thường thiệt hại trong “Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa”.

Luật sư có thể nói rõ hơn về điểm tích cực của việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử như đã trao đổi không ạ?

Thực tế, không hệ thống pháp luật nào có thể bao trùm hết mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống xã hội. Vì vậy, áp dụng án lệ sẽ bổ sung những thiếu sót, giải quyết những điểm mờ, lấp đầy những “lỗ hổng” đang tồn tại trong các quy định pháp luật…

Chẳng hạn, một số nước coi trọng thệ thống pháp luật thành văn (như: Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản,…) thì án lệ được xem như một cách giải thích pháp luật, mà không được xem là luật, không mang tính ràng buộc pháp lý. Tuy nhiên, Tòa cấp dưới phải tham khảo áp dụng tương tự, nếu không sẽ có nguy cơ bị Tòa cấp trên sửa án, huỷ án rất cao. Lý do là, án lệ chính là cách áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, hợp lý, thì không có lý gì mà không tuân theo, trừ trường hợp có cơ sở vững chắc để phán quyết khác đi.

Để được công nhận là một án lệ thì phải được Tòa án viện dẫn những căn cứ pháp luật rõ ràng và phân tích, nhận định thuyết phục, có thể là quy định nguyên tắc hoặc điều khoản cụ thể để đưa ra một phán quyết thấu tình, đạt lý, mà mọi người cảm thấy tâm phục, khẩu phục. Nhiều án lệ thực sự mang lại công lý còn có tính đột phá, khác biệt, thậm chí trái ngược với câu chữ quy định của luật. Tất nhiên, các bản án được trở thành án lệ phải được Tòa án tối cao tuyển chọn và công bố là án lệ.

Ở nhiều nước, đã từ rất lâu rồi, án lệ còn được gọi là tiền lệ pháp, là một trong những nguồn luật chính thức và quan trọng trong hệ thống pháp luật của quốc gia và được áp dụng rất rộng rãi, phổ biến. Theo đó, những bản án, quyết định giải quyết vụ việc trong các tập san án lệ trở thành khuôn mẫu, cơ sở để tòa án đưa ra phán quyết trong những vụ việc có tình tiết, vấn đề tương tự sau đó.

Điều này không những tạo ra sự công bằng, bình đẳng, hợp lý, mà còn giúp cho việc xét xử diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi, đơn giản, minh bạch.

Trên thế giới việc xây dựng và áp dụng án lệ được thực hiện như thế nào thưa Luật sư?

Nhìn chung, án lệ cũng có vai trò như văn bản quy phạm pháp luật, nên việc công bố án lệ được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả trên hệ thống Internet.

Ở các nước theo truyền thống pháp luật thành văn thì vai trò của án lệ hạn chế hơn, vì pháp luật có xu hướng quy định cụ thể, chi tiết mọi thứ. Ngược lại ở các nước theo truyền thống pháp luật bất thành văn, như Mỹ chẳng hạn, thì dựa vào án lệ nhiều hơn. Khi xét xử các hành vi vi phạm pháp luật và các tranh chấp nảy sinh, các Tòa án thường diễn giải luật bằng các bản án trước đó của Tòa án cùng cấp hoặc Tòa án cấp cao hơn.

Để nâng cao việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử tại Việt Nam, Luật sư có khuyến nghị gì?

Thứ nhất, các thẩm phán, trong quá trình xét xử, không chỉ bám sát quy định của pháp luật, mà cần mạnh dạn phân tích, lập luận để vượt qua những câu chữ quy định “chết”, mang tới “sức sống” của pháp luật, hướng tới việc “sáng tạo” pháp luật để tạo ra những bản án thực sự vì công lý, công bằng, lẽ phải, để tạo ra những án lệ mới;

Thứ hai, Toà án tối cao cần tăng cường công tác tập hợp, tuyển chọn và công bố án lệ. Đồng thời án lệ cũng giống như quy định pháp luật, có thể được thay đổi, bổ sung, hoàn thiện và bãi bỏ khi chính Toà án thấy không còn phù hợp;

Thứ ba, các cơ sở đào tạo luật, các luật sư, luật gia và các doanh nghiệp cần quan tâm chú ý đến việc tìm hiểu, nghiên cứu án lệ để áp dụng vào thực tế.

Luật sư có muốn chia sẻ thêm điều chung quanh đề tài án lệ không?

Án lệ là mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện và đưa pháp luật vào cuộc sống. Áp dụng án lệ cũng chính là việc tuân theo pháp luật, nhưng đó là công cụ để bảo đảm dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả và khả thi hơn trong việc mang lại công lý thay vì chỉ tuân theo pháp luật một cách máy móc, cứng nhắc và tuỳ tiện./.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

435. Bình luận hội trường về sở hữu ngân hàng.

Bình luận hội trường về sở hữu ngân hàng. (Phát biểu tại Hội thảo...

Phỏng vấn 

4.403. Temu dừng bán, quyền lợi người dùng ra sao?

Temu dừng bán, quyền lợi người dùng ra sao? (HTV) - Theo thông báo từ Temu,...

Trích dẫn 

3.949. ‘Bù nhìn’ trong ngân hàng.

‘Bù nhìn’ trong ngân hàng. (NQT) - Thành viên hội đồng quản trị độc...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 234,007