3.662. Đề xuất công khai tất cả danh sách cổ đông ngân hàng để giám sát, giảm sở hữu chéo

Đề xuất công khai tất cả danh sách cổ đông ngân hàng để giám sát, giảm sở hữu chéo

(TT) – Theo các chuyên gia, thay vì tỷ lệ sở hữu 1% mới công bố thông tin thì cần công khai tất cả danh sách cổ đông ngân hàng, chỉ có công khai minh bạch thì mới thực sự giám sát được. Các ngân hàng muốn chuyên nghiệp và bền vững thì phải tự đảm bảo, kể cả mức cho vay thấp nhất cũng phải đủ chuẩn, đảm bảo an toàn. Thứ hai là thanh tra giám sát, phải tăng cường để mắt đến những trường hợp này.
Ngăn chặn sở hữu chéo, cần kiểm soát chặt nguồn tiền hơn nữa

Mới đây, tại tọa đàm “Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi: Phân bổ hiệu quả nguồn lực”, theo các chuyên gia, Luật vừa được thông qua ngày 18/01/2024 có quy định giảm trần tỷ lệ sở hữu ngân hàng nhằm ngăn chặn sở hữu chéo, vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa ngăn chặn được sở hữu chéo nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cổ đông.

TS. Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đánh giá việc giảm trần tỷ lệ sở hữu là một trong những quy định nhằm tránh thao túng ngân hàng. Việc này là nội dung cần thiết, làm sao giảm tỷ lệ sở hữu chi phối các TCTD. Tuy nhiên, để giảm tỷ lệ một cách ổn định, Luật cũng có điều khoản chuyển tiếp thi hành cho đến khi đưa tỷ lệ về mức quy định. Thế nhưng, đây chỉ là một trong những nội dung giảm thiểu sự chi phối, bên cạnh nhiều điều khoản khác.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, để tránh lũng đoạn dẫn đến rủi ro ngành ngân hàng có nhiều yếu tố. Đầu tiên là tỷ lệ sở hữu, thứ hai là tỷ lệ cho vay, thứ ba mới là quản trị điều hành khác. Nhưng thực tế , xảy ra rất nhiều vụ án và bài học, nên buộc lòng phải siết chặt tất cả các khâu.

Việc thứ hai cần kiểm soát chặt nữa là nguồn tiền. Trên thực tế vẫn xảy ra trường hợp rút ruột ngân hàng. Việc thứ ba cũng quan trọng nữa là Chính phủ cũng yêu cầu thực thi điều luật.

Nhưng thực tế liệu có trình trạng vượt tỷ lệ quy định hay không? Luật mới đã điều chỉnh nhiều khía cạnh khác nhau, hy vọng quy định sẽ tác động được vào thực tế thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.

công khai tất cả danh sách cổ đông ngân hàng

Về vấn đề cổ đông sở hữu trên 1% vốn TCTD phải công bố thông tin, TS. Nguyễn Quốc Hùng đánh giá nội dung này xuất phát trong thực tế, nhiều cổ đông không xuất hiện trong danh sách cổ đông nhưng người đại diện trên 90%, nhưng không có thông tin minh bạch.

Để mọi người thấy được, cổ đông này có thực lực, vốn bỏ vào không hạn chế, nhưng chiếm giữ tỷ lệ 1% vốn điều lệ TCTD thì các thông tin liên quan nhân thân, tình trạng tài chính phải công bố, để làm sao cho mọi người biết được đây là vốn thật, không phải là người đứng tên cổ đông thay người khác, hạn chế được việc chi phối.

Luật quy định giảm tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và nhóm khách hàng liên quan theo lộ trình, TS. Nguyễn Quốc Hùng nhận định, nếu như giảm tỷ lệ cấp tín dụng ngay sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng nhưng Luật đưa ra lộ trình 5 năm nên sẽ không ảnh hưởng. Bởi vì trong hoạt động TCTD làm sao hạn chế tập trung tín dụng vào 1 nhóm khách hàng, nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn.

Thứ hai, Luật đưa ra cũng nhằm đẩy mạnh việc phát triển thị trường vốn.

Thứ ba, làm sao TCTD đồng thuận mở cam kết đồng tài trợ, không nên tập trung vào một nhóm khách hàng. Doanh nghiệp cũng nên mở rộng nguồn vốn vay, không nên tập trung vào 1 TCTD. Vấn đề là dự án có hiệu quả, các ngân hàng sẽ thu xếp vốn đồng tài trợ. Lộ trình này cũng sẽ không ảnh hưởng đến tổ chức và doanh nghiệp khi triển khai các dự án, có hành trang để tiếp cận các TCTD khác hoặc mời TCTD tham gia tài trợ cho khách hàng đó.

Cần phải tiến tới đẩy mạnh và phát triển thị trường vốn ổn định để tổ chức và doanh nghiệp huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trên thị trường vốn, không thể áp lực vốn kinh doanh lên các TCTD.

Vốn tín dụng ngân hàng chỉ là vốn bổ sung, không phải là vốn đầu tư trung dài hạn. Vốn ngân hàng huy động chủ yếu là ngắn hạn không thể có đủ nguồn lực cho vay trung dài hạn. Vì vậy việc đặt tất cả vốn vào TCTD là không hợp lý, do đó phải mở rộng sang các nguồn vốn khác.

Đề xuất công khai tất cả danh sách cổ đông

Liên quan đến vấn đề cổ đông sở hữu trên 1% vốn tại các TCTD phải công bố thông tin, TS. Nguyễn Quốc Hùng đánh giá nội dung này xuất phát trong thực tế, nhiều cổ đông không xuất hiện trong danh sách cổ đông nhưng lại là người đại diện trên 80-90% cổ phần.

“Cần phải minh bạch thông tin, để mọi người thấy được, cổ đông này có thực lực, vốn bỏ vào không hạn chế. Nếu một cổ đông chiếm giữ tỷ lệ 1% vốn điều lệ TCTD thì các thông tin liên quan nhân thân, tình trạng tài chính phải công bố, để mọi người biết đây là vốn thật, không phải là người đứng tên thay người khác, hạn chế được việc chi phối”, ông nói.

Luật sư Trương Thanh Đức đề xuất thay vì tỷ lệ sở hữu 1% mới công bố thông tin thì cần công khai tất cả danh sách cổ đông sổ hữu cổ phần tại TCTD.

Luật sư Trương Thanh Đức đề xuất thay vì tỷ lệ sở hữu 1% mới công bố thông tin thì cần công khai tất cả danh sách cổ đông, chỉ có công khai minh bạch thì mới thực sự giám sát được. 

Các ngân hàng muốn chuyên nghiệp và bền vững thì phải tự đảm bảo, kể cả mức cho vay thấp nhất cũng phải đủ chuẩn, đảm bảo an toàn. Thứ hai là thanh tra giám sát, phải tăng cường để mắt đến những trường hợp này.

Ông Hùng bổ sung thêm làm sao để kiểm soát việc thao túng, không phải chỉ mỗi việc quy định tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng và công bố thông tin người có tỷ lệ sở hữu 1%, mà phải nâng cao vai trò của HĐQT và BKS, tăng số lượng thành viên HĐQT độc lập.

Vai trò của BKS của TCTD là rất lớn. Bên cạnh đó, thanh tra giám sát phải phát hiện kịp thời, cái chính là BKS của TCTD phải thể hiện được vai trò của mình, thường xuyên theo dõi báo cáo kịp thời.

Có nhiều nội dung trong Luật mới chưa hoàn thiện nhưng cũng hạn chế được phần nào việc sở hữu chéo, thao túng TCTD.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ ban hành thông tư và các TCTD và cơ quan quản lý Nhà nước cũng sẽ tham gia triển khai, để Luật đi vào cuộc sống, văn bản quy phạm pháp luật cũng hướng dẫn để làm sao không ảnh hưởng đến hoạt động của các TCTD và việc tiếp cận vốn của người dân.

“Doanh nghiệp cũng cần xác định không phải cứ thiếu vốn là nghĩ đến ngân hàng, thiếu vốn trung dài hạn thì phải nghĩ đến thị trường vốn, khi thiếu vốn ngắn hạn mới nghĩ đến ngân hàng và cần có tư duy không nên tập trung vốn vào 1 ngân hàng mà cần kêu gọi đồng tài trợ cho các dự án lớn và có hiệu quả”, TS. Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.

TS. Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Hồng Quang

————-

Thương trường (Tài chính – Ngân hàng) 05-02-2024:

https://thuongtruong.com.vn/news/de-xuat-cong-khai-tat-ca-danh-sach-co-dong-ngan-hang-de-giam-sat-giam-so-huu-cheo-115628.html

(280/1.449)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu...

Mục "Bài viết" cập nhật các bài viết của các Luật sư ANVI đăng...

Bình luận 

431. Bình luận về Luật siêu dễ VTV3 - Chủ đề Luật...

Bình luận về Luật siêu dễ VTV3 - Chủ đề Luật Lao động. (VTV3)...

Phỏng vấn 

4.384. Sẽ đánh thuế đối với hàng hoá nhập...

Sẽ đánh thuế đối với hàng hoá nhập khẩu giá trị dưới 1 triệu đồng. (VTC1)...

Trích dẫn 

3.903. Mở rộng phạm vi kiểm toán để dẹp nạn...

Mở rộng phạm vi kiểm toán để dẹp nạn tăng vốn ảo của doanh nghiệp. (ĐTM)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 230,855