3.719. Vụ trái phiếu của Tân Hoàng Minh bị hủy bỏ: Hi vọng đòi lại tiền mong manh

(QHTV) – Liên tiếp 3 hôm gần đây, nhiều nhà đầu tư đã tập trung tại trụ sở Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại phố Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội để hỏi lộ trình trả tiền mua trái phiếu, tuy nhiên, những gì họ nhận được từ phía Ban lãnh đạo chỉ có những câu trả lời chung chung, hay lời “hứa hẹn” sẽ bán những dự án đầy tiềm năng để trả nợ trái chủ trên mặt báo.

Theo các nhà đầu tư cho biết, phía Tân Hoàng Minh hứa sẽ đưa ra lộ trình trả tiền cho khách hàng trong 5 ngày, nhưng ngoài những lời hứa hẹn trên mặt báo, phía tập đoàn vẫn chưa đưa ra bất kì văn bản chính thức nào gửi cho khách hàng  về lộ trình trả tiền cụ thể. Trái phiếu riêng lẻ: “Không tài sản đảm bảo”, “không xếp hạng”, “không bảo lãnh thanh toán”, vậy thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, nếu niềm tin họ đặt sai chỗ?

Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam: “Nếu doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn, doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi suất chậm trả theo thoả thuận và theo quy định của pháp luật. Không có thoả thuận sẽ trả 10%/năm theo quy định của khoản 2 điều 357 về trách nhiệm theo chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ Bộ luật Dân sự năm 2015. Nếu doanh nghiệp không trả, trái chủ có thể khởi kiện ra toà án, nếu doanh nghiệp không có đủ khả năng trả nợ thì bản thân chủ doanh nghiệp có thể tuyên bố phá sản và thanh lý tài sản để trả nợ.”

Tuy nhiên, dù có bị phạt, hay bị khởi kiện, cũng không có gì đảm bảo tập đoàn Tân Hoàng Minh sẽ trả nợ đúng hạn cho các nhà đầu tư. Giống như lúc mua trái phiếu riêng lẻ, nhà đầu tư đặt niềm tin và tập đoàn, thì bây giờ đòi nợ, nhà đầu tư cũng đem hi vọng mong manh rằng sẽ nhận lại tiền trong thời gian sớm nhất.

Ông PHAN LÊ THÀNH LONG, Chuyên gia Tài chính: “Người ta thích mua trái phiếu ngắn hạn nhưng kỳ hạn ngắn thì doanh nghiệp phát hành trái phiếu chưa sinh lời, chưa có lời thì họ chưa có nguồn tiền trả nợ, thì trả nợ thế nào, lại phát hành trái phiếu tiếp theo, đợt sau lại cao hơn đợt trước và người mua sau lại gặp rủi ro hơn người trước.”

Trường hợp này có lẽ cũng sẽ trở thành “tiếng chuông cảnh tỉnh” dành cho các nhà đầu tư, khi chỉ ham nhìn vào mức lợi nhuận cao sẽ có được trong một thời gian ngắn, mà bỏ quên những yếu tố rủi ro đi kèm. Cho đến giờ, ngay cả các nhà đầu tư cũng không biết chính xác liệu tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có kế hoạch sử dụng hơn 10.000 tỷ như thế nào, liệu có đúng mục đích mà họ đã hứa hay không, hay bao giờ, có thể nhận lại được số tiền tích luỹ, tiết kiệm của mình.

Thực hiện : Phạm Kiên

———

Truyền hình Quốc hội (Pháp luật) 14-4-2022:

https://www.quochoitv.vn/vu-trai-phieu-cua-tan-hoang-minh-bi-huy-bo-hi-vong-doi-lai-tien-mong-manh

(phút 0:45; 119/579)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,752