301. Bình luận về Luật An ninh mạng năm 2018.

(NDTV) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, tham gia Chương trình Thương trường & Pháp luật, Truyền hình Nhân Dân ngày 19-6-2018:

Vì là vấn đề rất nhạy cảm mà nói thì không rõ, không đủ nên tranh thủ gạch mấy đầu dòng để thể hiện rõ quan điểm cá nhân trong việc tham gia quay Chương trình Truyền hình Nhân Dân “Thương trường & Pháp luật” ngày 19-6-2018, phát sóng ngày ..6-2018.

1. Quyền tự do & bí mật:

1.1. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình; tự do biểu đạt, thể hiện chính kiến và tự do tư tưởng (gọi chung là quyền tự do chính trị) là quyền công dân, quyền con người, là nhân quyền & là quyền hiến định theo quy định tại Điều 25, Hiến pháp năm 2013 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

1.2. Quyền con người, quyền công dân quyền cá nhân không bị cấm đoán, hạn chế bằng văn bản dưới luật, mà chỉ có thể bị hạn chế bằng luật theo các quy định sau:

  • Quy định tại khoản 2, Điều 14 Hiến pháp năm 2013: “ Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
  • Quy định tại khoản 2, Điều 2 về “Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự”, Bộ luật Dân sự năm 2015: “ Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

1.3. Nhiều nơi vẫn tiếp tục nổ ra cuộc tranh luận nhân quyền cao hơn chủ quyền quốc gia hay chủ quyền cao hơn nhân quyền. Theo tôi, nhân quyền cao hơn, vì mọi cái, mọi thứ, mọi đạo luật, cao nhất, trên hết & cuối cùng vẫn là vì con người, để bảo vệ con người.

1.4. Điều 21 Hiến pháp năm 2013 cũng quy định về quyền bí mật cá nhân như sau:

“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.

 1.5. Rồi Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định rất cụ thể về bí mật cá nhân như sau:

“Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

  1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
  2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

  1. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

2. Thể hiện quyền tự do chính trị:

2.1. Có 4 cách chính để thể hiện quan điểm về quyền tự do chính trị:

  • Trao đổi trực tiếp: Xưa nay vẫn thế, sự ảnh hưởng, tác dụng không đáng kể.
  • Thông qua báo chí: Rất hạn chế để có thể bộc lộ, ngay nhà báo chuyên nghiệp cũng không chắc đã thể hiện được.
  • Tham gia biểu tình: Tác động rất lớn, nhưng chưa có luật, rất khó thực hiện. Vấn đề là biểu tình có hợp pháp không? Tôi cho rằng việc tổ chức kích động, xúi dục, đe doạ, cưỡng ép biểu tình thì bất hợp pháp, nhưng tham gia biểu tình là hợp pháp, vì công dân được làm tất cả những gì mà luật không cấm (lưu ý là luật chứ không phải văn bản dưới luật), trong đó có “quyền biểu tình” theo quy định tại khoản 2, Điều 14 và Điều 25 Hiến pháp năm 2013 cũng như khoản 2, Điều 2, về “Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự”, Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu trên. Hơn thế nữa, Bộ luật Hình sự năm 2015 còn quy định rõ tội phạm xâm phạm “quyền biểu tình” tại Điều 167 về “Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân”. Tất nhiên, nếu sử dụng bạo lực, bạo động, đập phá & và cách thức trái luật khác là bất hợp pháp.
  • Lên mạng xã hội: là cách thức mới và tuyệt vời so với 3 cách truyền thống cổ điển hàng trăm năm nêu trên. Đây là cách thức hợp pháp, đơn giản & tuyệt vời nhất.

2.2. Trong bối cảnh hiện nay, rất cần phải coi trọng nhất cái thứ 4: Mạng xã hội.

  • Tuy nhiên cái gì cũng có 2 mặt, cần khuyến khích mặt tốt, mặt hay, tích cực, hạn chế mặt xấu, mặt trái, tiêu cực, nhất là phá hoại, bạo lực, kỳ thị con người.
  • Công cụ hạn chế đầu tiên là bằng pháp luật, trong đó có quyền khởi kiện dân sự, xử lý hành chính & xử phạt hình sự nếu có trò vi phạm pháp luật.

2.3. Pháp luật nói chung, Luật An ninh mạng nói riêng sẽ phải giải quyết vấn đề xung đột giữa yêu cầu về “quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” với đòi hỏi về quyền tự do nói chung, tự do chính trị nói riêng và bí mật cá nhân, pháp nhân.

3. Về Luật An ninh mạng:

3.1. Về ban hành luật nói chung:

  • Luật nào cũng có vấn đề. Rất khó có đạo luật nào không có sự bất cập, bất hợp lý.
  • Chỉ 1 điều luật cũng còn nhiều ý kiến khác nhau, cả 1 đạo luật thì việc gây tranh cãi cũng không phải là chuyện lạ.
  • Biểu quyết thật với hàng trăm người, thì gần như không thấy con số 100% đồng ý thông qua các đạo luật.
  • Luật Việt Nam cũng như thế giới hầu như đều quy định tỷ lệ thông qua một đạo luật dù quan trọng thế nào cũng chỉ cần trên 50%, trừ Hiến pháp.
  • Luật đã thông qua rồi, vẫn còn nhiều ý kiến, kể cả chính người đã biểu quyết đồng ý, cũng là điều vẫn thường xảy ra.

3.2. Về Luật An ninh mạng:

  • An ninh mạng, an ninh quốc gia hay an ninh gì thì cũng là để bảo vệ con người là mục đích cuối cùng. Do đó Luật không được phép quy định dễ dàng xâm phạm nhân quyền, vì như vậy sẽ vi hiến & trái với mục đích thật sự.
  • An ninh mạng không đồng nghĩa với an ninh quốc gia. Cụ thể hơn, an ninh mạng rộng hơn rất nhiều.
  • Luật an ninh mạng đã được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục hiện hành.
  • An toàn thông tin mạng rất cần phải được quy định bằng luật. Tuy nhiên, không nhất thiết phải ban hành một đạo luật riêng về an ninh mạng, mà còn có thể ban hành dưới nhiều dạng khác nhau, chẳng hanh ban hành riêng như hiện nay hoặc sửa đổi Luật an toàn thông tin hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan trong  nhiều đạo luật khác.
  • Cứ cho đạo luật này là cần thiết, nhưng không đồng nghĩa với tất cả các nội dung và điều khoản đều là cần thiết. Cũng giống như hầu hết các luật khác, luôn có những quy định gây tranh cãi trong quá trình thông qua và thực hiện, có thể là do sai sót, bất hợp lý, mập mờ, khó hiểu, khó khả thi. Do vậy rất cần hướng dẫn cụ thể, rõ ràng theo hưởng cởi mở, thông thoáng hơn các điều cấm đoán, hạn chế như Điều 8, 15, 16, 17 & đặc biệt là để tránh lạm quyền.

—————————–

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,738