305. Binh luận về việc điểm lại pháp luật kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018.

(VCCI) – Luật sư Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, bình luận tại Hội thảo VCCI, Hà Nội 31-7-2018    

1. Thực trạng:

1.1. Phong trào, hô hào, thúc giục cải cách rất mạnh, nhưng chuyển động rất từ từ, lừ đừ, ngắc ngứ, còn quá chậm thay đổi. Chưa nói còn có tác động phụ là tạo thêm nhiều khó khăn, xung đột mới ngoài mong muốn.

1.2. Phản ánh Nghị định về Kinh doanh khí quá bất cập từ lâu & trái với nguyên tắc của Luật DN, Luật Đầu tư, nhưng năm 2016 Nghị định 19/2016/NĐ-CP sửa đổi kiên quyết không tiếp thu. Và phải mất hơn 2 năm sau mới sửa đổi được bằng Nghị định 87/2018/NĐ-CP. Hàng trăm doanh nghiệp ra đi. Vậy thì khen Nghị định thay đổi rất tốt 1 thì phải chê sự cố thủ chậm trễ là 10.

1.3. Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh gạo, đã 8 năm hãm hại thị trường, cả thương nhân & nông dân, mà vẫn chưa thể thay đổi.

1.4. Thời gian sửa sai dài hơn cả tuổi thọ trung bình của doanh nghiệp.

1.5. Việc sửa sai phải tính bằng tháng chứ không tính bằng năm & nhiều năm như vậy.

2. Nguyên nhân:

2.1. Không vì doanh nghiệp.

2.2. Nhận thức sai lầm.

2.3. Tư duy đối phó.

2.4. Tinh vi, lắt léo.

2.5. Đánh tráo khái niệm.

2.6. Không đổi thực chất.

2.7. Và không có chế tài.

3. Giải pháp:

3.1. Tạo ra sai lầm, trói buộc là các bộ & Chính phủ. Vậy chính họ sửa sai là điều không dễ.

3.2. Vì vậy đề nghị VCCI cần kiến nghị giải pháp loại trừ & khắc phục tình trạng dựng rào cản kinh doanh sai trái, bất hợp lý kiểu như quy kết trách nhiệm của công chức tương tự như với Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước khi gây oan sai, thiệt hại.

3.3. Việc cần làm ngay là, xin trên gỡ bỏ lệnh cấm các cuộc bình chọn Top ten, 10 quy định tồi nhất trong năm của VCCI. Chính phủ kiến tạo & đổi mới thì chả lý gì chỉ cho khen, không cho phê phán.

3.4. Cuối cùng, có 3 khâu ảnh hưởng chính đến kinh doanh là ban hành pháp luật, thực thi quy định & giải quyết tranh chấp. VCCI cần quan tâm hơn đến 2 cái sau. Ví dụ tại sao các DN rất khốn khổ với các vụ kiện tại Toà án bị kéo dài lê thê (như 1 đề tài mà VCCI đã nghiên cứu năm ngoái) mà lại chưa sử dụng nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài? Vậy VCCI cần thúc đẩy việc này, trước hết là VIAC, bên cạnh VCCI.

————————–

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,619