322. Sai mãi lãi chậm.

(ANVI) – Án tòa giải quyết tranh chấp đã có hiệu lực pháp luật thì bắt buộc bên có nghĩa vụ trả tiền phải thi hành, nếu chống đối thì phạm tội khinh tòa, nếu mà chậm trễ, chây ỳ thi sẽ bị áp lãi suất chậm thi hành án.

Vay mượn, nợ nần, chậm trả giữa cá nhân hay pháp nhân, trong hay ngoài ngân hàng, đều được áp lãi chậm thi hành án như nhau. Theo Bộ luật Dân sự 2005 và 2015 mức đó là 9 và 10%/năm.

Thế nhưng hứng chí thế nào mà tại Án lệ số 08/2016/AL, được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17-10-2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11-01-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lại đẻ ra ấn định mức lãi suất sau khi Bản án có hiệu lực vẫn tiếp tục như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Sau khi đã có Bản án, thì đã hoàn toàn chấm dứt quan hệ tranh chấp, nên không còn tồn tại bất cứ thỏa thuận và nghĩa vụ nào giữa các bên theo hợp đồng, mà là nghĩa vụ trả tiền theo Bản án nhân danh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Vẫn tính lãi chậm trả theo hợp đồng thì chỉ có áp đặt vô căn cứ, chứ làm gì còn có hợp đồng nào tồn tại trên đời nữa. Chưa kể, nếu thỏa thuận lãi suất quá hạn ưu đãi 7%/năm thì chỉ được tính từng ấy, còn nếu thỏa thuận lãi suất tài chính tiêu dùng 100% (gấp vài lần trần lãi của nhân dân) thì cứ thoải mái xiết cổ khách hàng mà thu như lũ tín dụng đen cho đến chết.

Ngày 25-9-2019

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,454