338. Bình luận Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trình bày tại Hội thảo do VCCI tổ chức.

  1. Nhận xét chung:

 Việc ban hành Luật này là cần thiết, hợp lý, hợp hiến. Tuy nhiên, cần xem xét xử lý 2 vấn đề dưới đây.

  • Thứ nhất, cần phân biệt rõ giữa hai quá trình hòa giải theo quy định của Luật này và theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (đều được gọi là hòa giải tại Tòa án và cũng đều diễn ra trong quá trình tiến hành tố tụng, chứ không phải ngoài tố tụng). Khi hòa giải theo Luật này không thành, thì có được hoặc phải tiếnh hành hòa giải trong tố tụng theo quy định hiện hành hay không?
  • Thứ hai, cần gấp rút xử lý đồng bộ và tương ứng giữa việc hòa giải tại Tòa án và việc hòa giải ở cơ sở thì được quy định bằng Luật (Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013), trong khi việc hòa giải tranh chấp thương mại lại chỉ được quy định bằng Nghị định (Nghị định số số 22/2017/NĐ-CP ngày 24-02-2017 về “Hòa giải thương mại”.
  1. Về phạm vi hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Điều 1 Dự thảo Luật):

Không nên mở rộng đến những tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính chưa có đơn khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết, vì như vậy sẽ xa rời chức năng của Tòa án và trùng lặp, thậm chí có nguy cơ vô hiệu hóa các cơ chế hòa giải ngoài tố tụng khác.

  1. Về lệ phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Điều 7 Dự thảo Luật):

Nên thu phí, nhưng cần xem xét cơ chế trừ vào án phí trong trường hợp hòa giải không thành, phải nộp án phí khởi kiện.

  1. Về tiêu chuẩn bổ nhiệm Hòa giải viên, Đối thoại viên (Điều 10 Dự thảo Luật):
  • Hòa giải viên, đối thoại viên phải là những người có kinh nghiệm nhất định. Tuy nhiên, không nên yêu cầu kinh nghiệm 10 năm như Dự thảo, mà chỉ cần từ 3 – 5 năm.

Điều 50 của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017, cũng chỉ yêu cầu tiêu chuẩn, điều kiện đối với Chủ tịch và Tổng giám đốc ngân hàng là có ít nhất từ 3 – 5 năm kinh nghiệm trong các vị trí quản lý, điều hành hoặc liên quan trực tiếp.

Điều 68, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cũng chỉ yêu cầu điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp là “có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên”.

  • Nên xem xét nâng độ tuổi tối đa của Hòa giải viên, đối thoại viên lên 80 tuổi thay vì 70 tuổi như dự thảo, vì công việc này rất cần kinh nghiệm của những người cao tuổi, trong khi đã ràng buộc một loạt điều kiện khác như có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;…
  • Nên xem xét thay từ “bổ nhiệm” bằng từ “công nhận” trong quy định tại khoản 2 “Những người dưới đây nếu có đủ tiêu chuẩn tại khoản 1 Điều này có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên, Đối thoại viên”. Hòa giải viên trong trường hợp này cũng tương tự như hòa giải viên theo quy định tại Điều 8 về “Bầu, công nhận hòa giải viên”, Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.
  1. Về trình tự nhận, phân công, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án (Điều 16 Dự thảo Luật):

Dự thảo quy định: thời gian nhận, giải quyết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định của Luật Hòa giải tại Tòa án không tính vào thời hiệu khởi kiện, thời hạn xử lý đơn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính nếu vụ việc được giải quyết theo trình tự tố tụng. Quy định này là hợp lý, nhưng không công bằng trong khi thời hạn giải quyết hòa giải khác ngoài Tòa án lại không được loại trừ khỏi thời hiệu.

  1. Về quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành (Điều 26 Dự thảo Luật)

Cần xem xét xử lý thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án giống như đối với thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án (hòa giải theo Luật Hòa giải ở cơ sở và hòa giải thương mại) để bảo đảm tính động bộ, thống nhất của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Nếu quy định như Dự thảo thì không khác gì dẫn đến việc đồng nhất với việc công nhận quyết định hòa giải thành trong tố tụng đang được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Hà Nội 01-10-2019    

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,546