354. Bình luận về Dự thảo Nghị định “Quy định về Quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tư vấn & Phản biện chính sách Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tham gia tại Hội đồng Tư vấn thẩm định Bộ Tư pháp.

Tôi xin tham gia một số ý kiến về một số điều khoản của Dự thảo, trong đó cần lưu ý xem xét 5 nội dung có tính chất cấm hay quy định bắt buộc phải làm trái luật. Những nội dung này không nên quy định trong Nghị định, càng không nên quy định trong Thông tư, vì không có cơ sở pháp lý, mà chỉ nên đưa vào Điều lệ mẫu với tính chất khuyến nghị.:

  1. Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông

1.1. Cần xử lý không để đoạn đầu tiên ngay dưới tên Điều không thuộc kết cấu khoản nào của điều trong văn bản được bố cục theo điều khoản. Viết như Nghị định số 71/2017/NĐ-CP chính xác hơn.

1.2. Tương tự là các Điều 12, 14, 17,….

  1. Điều 6. Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

2.1. Quy định mới: Đại hội đồng cổ đông không thực hiện uỷ quyền cho Hội đồng quản trị 6 nội dung quan trọng và 2 thông qua 2 loại hợp đồng, giao dịch.

2.2. Cần quy định rõ mức độ uỷ quyền nào không được, chứ không thể cấm toàn bộ. Chẳng hạn Đại hội đồng cổ đông không được ủy quyền cho Hội đồng quản trị thông qua “Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác” theo quy định tại điểm d khoản 1, Điều 148 về “Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua”, Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể Đại hội đồng cổ đông thông qua Dự án chung chung, còn ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định cụ thể về trị giá đầu tư, thời hạn thực hiện, phương thức lựa chọn nhà thầu,…

2.3. Ngoài ra, các công việc của Hội đồng quản trị thì có bị hạn chế ủy quyền cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hay không?

  1. Điều 7. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

3.1. Khoản 4 quy định (đã có trong Nghị định số 71/2017/NĐ-CP hiện hành): “Việc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên không được tổ chức dưới hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản”.

3.2. Quy định này trái với khoản 1 và 2, Điều 147 về “Hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông”, Luật Doanh nghiệp năm 2020:

“1. Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản”.

Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về 6 vấn đề phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Tức là Điều lệ có thể quy định việc biểu quyết về mọi vấn đề đều có thể lấy ý kiến.

3.3. Khoản 4 cũng quy định: “Thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát phải tham dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên…” cũng trái luật. Hiểu rộng hơn, thì đồng thời là quyền. Nếu giữ nguyên thì cần đưa vào điều quy định về trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiếm soát

  1. Điều 9. Tư cách thành viên Hội đồng quản trị

4.1. Khoản 3 quy định (đã có trong Nghị định số 71/2017/NĐ-CP hiện hành): Thành viên Hội đồng quản trị của 1 công ty đại chúng không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị quá 5 công ty khác.

4.2. Có hai vấn đề như sau:

  • Thứ nhất, không rõ tổng cộng 1 người được tham gia Hội đồng quản trị 5 hay 6 công ty?
  • Thứ hai, trái luật, giống như trước kia đã từng quy định Hội đồng quản trị bổ sung thành viên Hội đồng quản trị, kể cả dựa vào căn cứ qudj tại khoản 7, Điều 41, Luật Chứng khoán năm 2019. Tương tự như việc muốn cấm đoán hạn chế thì phải được quy định rõ trong luật như khoản 2 Điều 156 về “Chủ tịch Hội đồng quản trị”, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đại chúng và công ty cổ phần là doanh nghiệp nhà nước không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  1. Điều 15. Người phụ trách quản trị công ty

5.1. Nếu giữ quy định này, thì cần phải quy định người này do 1 thành viên Hội đồng quản trị đảm nhiệm.

5.2. Xem xét có thể quy định nhập và mở rộng nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký công ty.

  1. Điều 14. Báo các hoạt động của Hội đồng quản trị…

6.1. Dự thảo viết: “Hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông thường niên” là không chính xác.

6.2. Chỉ có thể trình Đại hội đồng cổ đông, còn đã thêm từ “thường niên” thì phải là trình cuộc họp thưởng niên.

  1. Điều 26. Giao dịch với người có liên quan

7.1. Khoản 2 viết “thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng giám đốc), người quản lý kkác của công ty” là không chính xác (viết sai theo Luật Doanh nghiệp 2014), vì thành viên Ban kiểm soát không phải là người quản lý.

7.2. Cần đưa “thành viên Ban kiểm soát” ra sau cùng giống như cách viết tên Điều 71, 83, Luật Doanh nghiệp 2020.

  1. Điều 27. Giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp…

8.1 Các khoản 1 -3 quy định: Công ty đại chúng không được cung cấp khoản vay hoặc bảo lãnh cổ đông là người có liên quan của cổ đông.

8.2 Quy định trên là trái với Luật Chứng khoán 2019 & Doanh nghiệp 2020. Việc cấm, nếu có thì phải được quy định cụ thể trong luật.

  1. Điều 28. Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người có quyền lợi liên quan đến công ty

Nội dung điều này không phải quy phạm pháp luật, chỉ nên đưa vào Điều lệ mẫu.

Hà Nội 28-9-2020    

—————————–

(1.188)

 

 

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,613