366. Bình luận về lãi suất bất cập.

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức, trình bày tại Hội thảo VIAC về lãi đối với vụ việc tại Trọng tài trực tuyến ngày 01-7-2021.

1. So sánh với Toà:

1.1 Giống Toà: Theo thoả thuận đúng luật

1.2. Khác Toà: Phải yêu cầu cụ thể phần trăm và thời gian tính.

2. Trần lãi suất cho vay ngắn hạn (hiện nay là < 4,5%/năm), với 2 điều kiện:

2.1. Điều kiện cần là chỉ trong 5 lĩnh vực nhằm đáp ứng nhu cầu vốn theo khoản 2, Điều 13 về “Lãi suất cho vay”, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN:

  • Phát triển nông nghiệp, nông thôn;
  • Kinh doanh hàng xuất khẩu;
  • Doanh nghiệp nhỏ & vừa;
  • Công nghiệp hỗ trợ;
  • Công nghệ cao.

2.2. Điều kiện đủ là phải là doanh nghiệp “có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh”, theo Điều 7.12, Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

2.3. Nhưng 3 năm nay, các Toà án ở Hà Nội cứ xử sai luật về cái trần lãi cho vay Mục V.1, Công văn số 2656/CVTA-KT ngày 01-11-2018.

3. Phí cho vay:

3.1. Không bị hạn chế:

  • Phí thẩm định tài sản bảo đảm 1 lần nhưng tính lãi suất theo tháng?
  • Phí quản lý tài sản bảo đảm trong trường hợp không quản lý?
  • Phí chậm trả nợ?

3.2. TCTD chỉ được thu 5 loại phí theo quy định tại Điều 14 về “Phí liên quan đến hoạt động cho vay”, Thông tư 39/2016:

  • Phí trả nợ trước hạn:
  • Phí hạn mức tín dụng dự phòng:
  • Phí thu xếp cho vay hợp vốn:
  • Phí cam kết rút vốn:
  • Các loại phí khác được pháp luật quy định cụ thể.

3.3. Bộ luật Dân sự cho phép phí trả nợ trước hạn = toàn bộ lãi vay theo quy định tại khoản 2, Điều 470 về “Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn”, Bộ luật Dân sự 2015:

2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

4. Bất cập, sai trái:

4.1. Cả 3 Bộ luật Dân sự đều không hợp lý về lãi suất:

  • BLDS 1995: Lãi Ngân hàng là 1, thì lãi bên ngoài là 1,5;
  • BLDS 2005: Lãi Ngân hàng là 1, lãi bên ngoài cũng là 1, bằng nhau;
  • BLDS 2015: Lãi Ngân hàng là 1 – 10 – 100, lãi bên ngoài < 20%.
  • Nghị quyết 01/2019 lấy lãi trung bình 3 ngân hàng với hợp đồng thương mại cũng sai, không hợp lý.

4.2. Hiểu sòng phẳng đúng nguyên tắc chung về pháp luật, kinh tế, thị trường, lãi suất thì:

  • Trần lãi ngân hàng phải bằng & thấp hơn trần chung.
  • Ngân hàng còn phải có thêm trần nữa, ví dụ trần chung 20%, ngân hàng có trần 4,5% như trên.
  • Tất nhiên phải theo thị trường chứ không áp đặt ngược, dẫn đến ngân hàng vùng vẫy và buộc phải chấp nhận vượt trần như hiện nay để sửa cái sai của BLDS.

4.3. Tính lãi quá hạn vô lý:

  • Thứ nhất là =150% thay vì không quá 50%.
  • Quá hạn = 150% trong hạn. Trong hạn 5%, quá hạn = 7,5%. Trong hạn 50%, quá hạn = 75%.
  • Vô lý nhất là chỉ trần với bên ngoài, còn ngân hàng không có trần.

4.4. Án lệ 08/2016 & NQ 01/2019 không hợp lý ở phần lãi chậm thi hành án vì:

  • Đã có phán quyết rồi, thì chấm dứt mọi thoả thuận trên đời. Không thế tiếp tục công nhận thoả thuận theo HĐ đã chấm dứt, đã hết hiệu lực.
  • Án lệ còn vô lý cực độ ở chỗ còn điều chỉnh lãi theo Hợp đồng đã không còn tồn tại trên đời nữa.
  • Kéo dài sự bất công, sai trái giữa trần lãi nói chung & NH nói riêng. Cho vay cầm đồ 20% – 30% – 10%. Cho vay tài chính tiêu dùng có thể 70% – 105% – 105%?
  • Chỉ có thể áp dụng ở quốc gia nào đó, khi lãi suất thoả thuận từ đầu đến cuối, mà không có trần lãi suất trong hạn, trần lãi suất quá hạn & trần lãi suất chậm thi hành án như chúng ta.

5. Kiến nghị:

5.1. Sửa Bộ luật Dân sự 2015, theo hướng trần lãi suất theo thị trường, tức xoay quanh lãi suất ngân hàng hoặc trần cố định thì ít nhất là 30 – 50%.

5.2. Sửa Luật Thương mại, bỏ quy định lấy theo lãi quá hạn trung bình trên thị trường, nếu không có cơ chế giải quyết một cách hợp lý.

5.3. Huỷ Bỏ án lệ 08, vì đã thay bằng NQ 01/2019.

5.4 Sửa NQ 01 theo hướng không lấy lãi bình quân 3 ngân hàngvà lãi chậm thi hành án giống nhau (không quá 10%/năm chẳng hạn).Chỉ có thể thừa nhận thoả thuận lãi suất chậm trả sau khi có bản án hay phán quyết trọng tài./.

(881)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,921