369. Bình luận về cước viễn thông đối với các tổ chức tín dụng.

(ANVI) -Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trình bày tại Hội thảo trực tuyến do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 30-9-2021.   

                                                                                 

1. Về nhận xét chung về dịch vụ viễn thông:

1.1. Dịch vụ viễn thông cũng thuộc nhóm dịch vụ thiết yếu giống như dịch vụ ngân hàng trong mấy năm phòng chống đại dịch COVID-19.

1.2. Doanh thu dịch vụ viễn thông trong những năm qua vẫn tăng trưởng tốt, kể cả trong thời kỳ đại dịch từ năm ngoái đến nay.

1.3. Sau nhiều năm quản lý chặt chẽ việc xác thực nhân thân đối với thuê bao di động và sau khi có Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14-8-2020 của Chính phủ về “Chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác”, thì sim “lậu” và các cuộc gọi rác vẫn tràn lan, thậm chí với cá nhân tôi còn bị “khủng bố” nhiều hơn. Tôi mất công nhắn hàng trăm tin phản ánh vào đầu số 5656, chẳng tác dụng gì, không biết có bị thiệt hại thêm cước nhắn tin nữa không? Đặc biệt nguy hiểm là đã xuất hiện những cuộc gọi, tin nhắn giả mạo, lừa đảo hiện lên số trùng lẫn với tổng đài của ngân hàng, thậm chí cơ quan pháp luật.

2. Về giá cước viễn thông:

2.2. Giá cước viễn thông được thực hiện theo quy định tại Điều 54 về “Nguyên tắc xác định giá cước viễn thông”, Luật Viễn thông 2009 (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:

Điều 54. Nguyên tắc xác định giá cước viễn thông

  1. Tôn trọng quyền tự xác định và cạnh tranh về giá cước của doanh nghiệp viễn thông.
  2. Bảo đảm hài hoà quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông; lợi ích của Nhà nước.
  3. Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh và thực hiện hoạt động viễn thông công ích.
  4. Thực hiện bình đẳng, không phân biệt trong quản lý và quy định giá cước viễn thông, trừ trường hợp cần khuyến khích doanh nghiệp mới tham gia thị trường”.

2.2. Nhìn chung, cước viễn thông có xu hướng giảm giá do công nghệ phát triển, nhu cầu sử dụng gia tăng & sự cạnh tranh mạnh mẽ.

2.3. Nhiều năm nay, các nhà mạng tận dụng tối đa chính sách khuyến mại giảm giá cước, thậm chí tại nhiều thời điểm còn tìm mọi cách phá rào, thủng sàn khuyến mại về tỷ lệ giảm giá không quá 50% và thời hạn khuyến mại không quá 6 tháng theo quy định tại các khoản 1 và 2, Điều 7 về “Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại” và khoản 5, Điều 10 về “Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá)”, Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22-5-2018 của Chính phủ “Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại” (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05-02-2020).

2.4. Vừa qua các nhà mạng cũng đã có gói giảm giá 000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng do đại dịch. Tuy nhiên, chương trình này giống khuyến mại hơn là hỗ trợ khó khăn do COVID-19.

3. Về giá cước viễn thông với TCTD:

3.1. Giá cước viễn thông đối với tổ chức tín dụng (TCTD) là giá dịch vụ thị trường, chứ không phải “dịch vụ viễn thông công ích” bị áp đặt giá & không được khuyến mại dưới giá tối thiểu cho Nhà nước quy định theo Luật Viễn thông 2009.

3.2. Nhà mạng cung cấp dịch vụ cước viễn thông cho các TCTD là dạng bán buôn, bán gói lớn, cho khách VIP, rất ổn định và bảo đảm khả năng thanh toán, mang lại nhiều lợi nhuận cho người cung ứng, đáng lẽ phải có những ưu đãi, hạ giá đặc biệt thì nghịch lý là lại làm ngược lại, áp mức giá cao nhất, gấp 2 -3 lần giá thu của thuê bao cá nhân.

3.3. Việc nhà mạng giảm giá cước hay không cũng giống như việc miễn giảm lãi suất của ngân hàng, là sự thoả thuận tự nguyện, thiện chí, vì lợi ích (trước mắt và lâu dài). Tuy nhiên, có điểm khác nhau cơ bản là, nếu ngân hàng không giảm lãi cho khách hàng thì có nguy cơ không thu được nợ, còn viễn thông thông giảm cước cho ngân hàng thì vẫn cứ thu đầy đủ, đúng hạn.

4. Một số lý giải nghịch lý:

4.1. Không tìm thấy thông tin các nhà mạng giải thích về việc đặt giá, giữ giá & không giảm giá cho các TCTD, nên đành suy luận (đoán mò) một lý do.

4.2. Có thể phải giữ mức thu cao đối với một số nhóm khách hàng, nhất là ngân hàng, để bảo đảm cân bằng thu chi hay hiệu quả tốt thiểu của nhà mạng, vì trong mấy năm qua dịch vụ điện thoại và tin nhắn ngày càng bị giảm sút doanh thu do người dùng chuyển sang phương tiện liên lạc bằng mạng xã hội & gọi điện, nhắn tin bằng nhiều phần mềm miễn phí.

4.3. Có thể là với các TCTD thì rất dễ ép, dễ thu, dễ tận thu và dễ bội thu để bù lại chỗ khác. Chỗ khác cũng chỉ là suy đoán có thể như phải giảm giá cho cá nhân để giữ khác, phải giảm giá, thậm chi miễn phí cho hàng tỷ tin nhắn tuyên truyền bầu cử và phòng chống dịch bệnh từ năm ngoái đến nay.

4.4. Cũng có thể là gặp ít nhiều vướng mắc quy định của pháp luật như:

  • Quy định tại khoản 4, Điều 54 về “Nguyên tắc xác định giá cước viễn thông”, Luật Viễn thông năm 2009:

4. Thực hiện bình đẳng, không phân biệt trong quản lý và quy định giá cước viễn thông”.

  • Quy định tại các khoản 3 và 4, Điều 38 về “Quản lý giá cước dịch vụ viễn thông, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06-4-2011 của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông” (đã được sửa đổi, bổ sung 2016, 2017, 2020):

“3. Doanh nghiệp viễn thông không được cung cấp dịch vụ viễn thông với giá cước thấp quá mức so với giá cước trung bình trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

  1. Ngoài quy định tại Khoản 3 Điều này, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường không được ban hành giá cước dịch vụ viễn thông thấp hơn giá thành”.

—————————–

TTV VIAC – Luật sư Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, HN

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

FB: Trương Thanh Đức (dâu tích xanh)

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070.

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.359. Trái phiếu doanh nghiệp, chưa kịp 'hồi' lại...

Trái phiếu doanh nghiệp, chưa kịp 'hồi' lại lo siết (TN) - Bộ Tài...

Trích dẫn 

3.844. Làm thế nào để nhận bồi thường bảo...

(NĐT) Làm thế nào để nhận bồi thường bảo hiểm do bão Yagi? (NĐT)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 222,661