4.060. Cần giải pháp gì để ngăn chặn việc cài cắm lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

(VOV1) – Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện cả về nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp, theo hướng thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch; thể hiện tư duy lập pháp mới trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tuy đạt được những thành tựu như vậy nhưng đáng tiếc là hệ thống pháp luật vẫn còn những bất cập, hạn chế, đặc biệt là tình trạng lồng ghép, cài cắm “lợi ích nhóm” trong các văn bản quy phạm pháp luật để trục lợi, hay còn gọi là tình trạng “tham nhũng chính sách”. Đây cũng là trăn trở của nhiều Đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đang diễn ra tại Hà Nội. Vậy cần nhận diện lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật như thế nào và cần những giải pháp gì để khắc phục?

Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi sẽ bàn về nội dung này với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.

—————

VOV1 (Theo dòng Thời sự – Phát sóng trực tiếp) 29-5-2023:

https://vov1.vov.gov.vn/cau-chuyen-thoi-su/can-nhung-giai-phap-gi-de-ngan-chan-tinh-trang-cai-cam-loi-ich-nhom-trong-xay-d-c47-99882.aspx

(24 phút)

—————

Kịch bản:

CCTS: Cần giải pháp gì để ngăn chặn việc cài cắm lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

Phát sóng 07h00 Thứ Hai 29/05/2023

 

Khách mời: Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

Thời gian: 07h10 thứ Hai 29/5/2023

Địa điểm: Phòng phát thanh trực tiếp, số 41 – 43 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Dẫn:

Thưa quý vị và các bạn! Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện cả về nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp, theo hướng thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch; thể hiện tư duy lập pháp mới trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tuy đạt được những thành tựu như vậy nhưng đáng tiếc là hệ thống pháp luật vẫn còn những bất cập, hạn chế, đặc biệt là tình trạng lồng ghép, cài cắm “lợi ích nhóm” trong các văn bản quy phạm pháp luật để trục lợi, hay còn gọi là tình trạng “tham nhũng chính sách”. Đây cũng là trăn trở của nhiều Đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15 đang diễn ra tại Hà Nội.

Vậy cần nhận diện lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật như thế nào và cần những giải pháp gì để khắc phục? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi sẽ bàn về nội dung này với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI. Quý vị và các bạn có ý kiến muốn tham gia chương trình hãy gọi điện cho chúng tôi theo số máy 0243.934.1040. Bây giờ xin được nhường lời BTV Minh Châu bắt đầu cuộc trao đổi:

1/Trước hết xin được cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI đã tham gia Câu chuyện thời sự hôm nay.

LS Trương Thanh Đức: Kính chào quý thính giả Đài TNVN

2/ Thưa Luật sư Trương Thanh Đức, như chúng tôi đã đề cập, trong phiên thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15, nhiều Đại biểu Quốc hội rất trăn trở về những bất cập trong hệ thống pháp luật hiện hành, đáng chú ý đó là tình trạng lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. Qua theo dõi diễn đàn Quốc hội, Luật sư có bình luận như thế nào?

LS Trương Thanh Đức

3/ Thưa Luật sư Trương Thanh Đức, đúng là tình trạng lợi ích nhóm chi phối trong công tác xây dựng pháp luật là điều không thể phủ nhận và trên thực tế đã và đang tồn tại từ nhiều năm qua. Với việc cài cắm lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật như vậy sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực gì cho xã hội, thưa Luật sư?

 LS Trương Thanh Đức

4/ Để tiếp tục cuộc trao đổi, mời quý thính giả cùng Luật sư Trương Thanh Đức nghe bài viết sau của phóng viên Lại Hoa:

V1 29/05 Phong su CCTS 1 phút 40

Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, ông Nguyễn Đình Quyền chỉ rõ, mặc dù hệ thống pháp luật được hoàn thiện, cơ bản bảo đảm tính thống nhất, khả thi, tạo cơ sở pháp lý, môi trường phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, một số văn bản chưa cao, vẫn còn tư duy nhiệm kỳ, cài cắm lợi ích cục bộ của bộ, ngành, địa phương vào dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật:

Băng: “trên thực tế các văn bản pháp quy, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật là còn rất nhiều sơ hở. Chính quy định mang tính sơ hở như vậy tạo điều kiện cho những sân sau cho những lợi ích nhóm, tạo kẽ hở để có thể thực hiện thế này cũng là đúng mà thực hiện ngược lại thế kia cũng đúng”.

Việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là người đứng đầu trong xây dựng pháp luật, không để xảy ra tình trạng lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản pháp luật đang đặt ra yêu cầu quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường, ở đây phải siết chặt cơ chế xin-cho:

Băng: “Không chỉ là hành vi đưa 1 quy định nào vào trong văn bản pháp luật mới là hành vi “lợi ích nhóm”, có thể loại bỏ một quy định trong văn bản quy phạm pháp luật cũng là hành vi “lợi ích nhóm”. Tạo cơ chế, thủ tục mang tính chất xin-cho. Xin- cho đây cũng chính là lợi ích nhóm”.

Hành vi cài đặt lợi ích nhóm, cục bộ, tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật thường diễn ra tinh vi, khó phát hiện mối quan hệ giữa biểu hiện bên ngoài và động cơ thực sự bên trong nên khi phát hiện thì để chứng minh và xử lý trách nhiệm cũng rất phức tạp. Bà Nguyễn Việt Minh, cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc tại Việt Nam kiến nghị:

Băng: “Việc vận động hành lang cũng có thể là một cái tấm bình phong để cho những hành vi tham nhũng, tiêu cực có thể có đất phát triển. Để nhằm kiểm soát được những hành vi tiêu cực thì nhiều nước trên thế giới đã luật hóa cái hành vi “vận động hành lang”. Việc luật hóa giúp có cơ chế để kiểm soát và giúp nhận diện được vận động hành lang hợp pháp và thế nào được coi là các hành vi can thiệp không đúng đắn đến hoạt động xây dựng pháp luật”.

5/ Thưa Luật sư Trương Thanh Đức, ông có ý kiến như thế nào khi nghe bài viết vừa rồi?

LS Trương Thanh Đức

6/ Thưa Luật sư Trương Thanh Đức, lợi ích nhóm, bản chất là hành vi tham nhũng và luôn có mối quan hệ chặt chẽ với tham nhũng. Trên thực tế, những biểu hiện này rất tinh vi. Vậy làm sao để có thể nhận diện được, thưa Luật sư?

LS Trương Thanh Đức

7/ Chúng ta thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật mà văn bản quy phạm pháp luật không phục vụ cho đại đa số người dân mà chỉ nhằm phục vụ lợi ích của một nhóm người thì sẽ dẫn tới những hệ lụy vô cùng nguy hiểm cho xã hội, như Luật sư vừa phân tích. Vậy theo Luật sư, vì sao có tình trạng này, khi việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật qua rất nhiều khâu, nhiều bước, với quy trình cũng rất chặt chẽ?

LS Trương Thanh Đức

8/ Phát biểu tại Nghị trường, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng, việc thay đổi thường xuyên Chương trình xây dựng, luật pháp lệnh hàng năm chứa đựng tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro. Đó là sự chín muồi ở trong các kiến nghị lập pháp không bảo đảm và không tránh khỏi lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. Thưa Luật sư Trương Thanh Đức, ông bình luận như thế nào về ý kiến này của Đại biểu Lê Thanh Vân?

LS Trương Thanh Đức

9/ Những nguyên nhân dẫn đến lợi ích nhóm chi phối công tác xây dựng pháp luật cũng đã phần nào được chỉ rõ, thế nhưng vẫn tồn tại mà chưa có được một giải pháp khắc phục triệt để. Vậy theo Luật sư, cần có thêm những giải pháp mạnh nào?

LS Trương Thanh Đức

10/ Theo Luật sư, liệu có cần làm rõ và truy cứu trách nhiệm những người khởi xướng chính sách, đề xuất xây dựng pháp luật mà sau khi được thông qua, đi vào cuộc sống, chính sách đó, đạo luật đó lại gây ra những tác hại tiêu cực cho sự phát triển của đất nước?

LS Trương Thanh Đức

11/ Hiện nay, Quốc hội cũng đang hoàn thiện dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật. Theo Luật sư, với việc ban hành 1 quy định của Bộ Chính trị như vậy sẽ tác động như thế nào đối với việc chống lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật?

LS Trương Thanh Đức

Vâng. Xin cảm ơn Luật sư

Thưa quý vị và các bạn! Lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật làm cho một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước bị méo mó, sai lệch ngay từ khi phôi thai xây dựng và hoạch định, thậm chí nó có thể làm thay đổi các quy định của pháp luật để phục vụ cho lợi ích của một nhóm người. Nhóm lợi ích bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, nhân danh lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia, đã tìm mọi cách “lách luật” để các nhà lãnh đạo, quản lý đưa ra những quyết định mà lợi ích của nó chỉ đem lại cho nhóm của họ, chứ không phải đại diện cho lợi ích của đa số người dân. Ngăn chặn lợi ích nhóm trong xây dựng pháp mặc dù khó khăn, phức tạp nhưng cần phải thực hiện triệt để, nếu không sẽ gây ra sự bất công trong xã hội, khiến người dân bất bình, phẫn nộ.

Tới đây chúng tôi xin được kết thúc Câu chuyện thời sự hôm nay. Một lần nữa xin cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI đã tham gia chương trình. Cảm ơn quý vị và các bạn đã chú ý lắng nghe./.

#Phapluat

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.733. Báo động hiện tượng trừ tiền trái phép...

(DNĐT) - Tình trạng tùy tiện và vi phạm pháp luật trong hoạt động của...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.283. Tổng hợp các bài khác trả lời phỏng vấn...

(ANVI) – 03 lượt khác trả lời phỏng vấn các báo chí: VOV1, VTV1 &...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 208,054