4.275. Hiệu lực của chứng thư bảo lãnh ngân hàng

(VTV2) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, tham gia cùng TS Nguyễn Thái Hà – Trưởng Khoa Luật – Học viện Ngân hàng trong Chương trình Kinh doanh và pháp luật.

Quay ngày 26-01-2024 tại studio 22 Thành Công, Đống Đa, Hà Nội.

—————

VTV1 (Kinh doanh và pháp luật) ngày 06-4-2024:

https://vtv.vn/video/kinh-doanh-va-phap-luat-hieu-luc-cua-chung-thu-bao-lanh-ngan-hang-670057.htm

https://www.youtube.com/watch?v=XLZV0j831U4

(30 phút)

—————–

Kịch bản:

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 KỊCH BẢN TALKSHOW “KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT”ĐPSX duyệt sản xuất
  

 

Ngày…………………

Chương trình: “Kinh doanh và Pháp luật” – VTV2
Chủ đề: Hiệu lực của chứng thư bảo lãnh ngân hàng – Những lưu ý pháp lý
Nội dung: (dàn ý – mạch nội dung)
Thời lượng:  25 phútNgày phát sóng dự kiến:   ……./01/2023Kênh phát sóng: VTV2
BTV:  Nguyễn Băng Nhi (ĐT:0969816912)          Đạo diễn:
ĐPSX:MC: Mai Trang
Khách mời:

– Khách mời 1: TS. Nguyễn Thái Hà – Trưởng Khoa Luật – Học viện Ngân hàng

– Khách mời 2: Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Ngày ghi hình: 26/01/2023Địa điểm:

 

 

STTTLPHẦNNỘI DUNG CHI TIẾT

(diễn giải chi tiết/câu hỏi gợi ý)

GHI CHÚ
1.30”Giới thiệu chương trình

 

Chào mừng quý vị và các bạn đến với chương trình “Kinh doanh và Pháp luật”.

Thưa quý vị,

Bảo lãnh ngân hàng là nghiệp vụ nhằm ràng buộc các bên có trách nhiệm nhất định để thực hiện một hợp đồng đã thống nhất, trong đó ngân hàng đóng vai trò trung gian quan trọng. Với tư cách là người bảo lãnh cho một bên trong hợp đồng (bên được bảo lãnh), ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên còn lại (bên nhận bảo lãnh) trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh của ngân hàng đã xảy ra. Trong đó, một trong những tranh chấp phổ biến chính là tranh chấp liên quan đến hiệu lực của chứng thư bảo lãnh ngân hàng. Để rút ra những lưu ý hữu ích cho quý khán giá xung quanh vấn đề này, Chương trình Kinh doanh và Pháp luật ngày hôm nay sẽ cùng các chuyên gia trao đổi làm rõ chủ đề: Hiệu lực của chứng thư bảo lãnh ngân hàng – Những lưu ý pháp lý.

Mời quý vị cùng theo dõi!

Hình hiệu + MC chào đầu
2.10’’Giới thiệu chủ đềHình ảnh, nội dung một số câu nói ấn tượng của khách mời Hiệu ứng
3.30’’Clip giới thiệu khách mời tọa đàmKHÁCH MỜI:

Đến tham dự chương trình, tôi xin trân trọng giới thiệu:

– Khách mời 1: TS. Nguyễn Thái Hà – Trưởng Khoa Luật – Học viện Ngân hàng

– Khách mời 2: Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Cảm ơn hai vị khách mời đã nhận lời mời tham dự chương trình và trước khi bắt đầu cuộc trao đổi của chúng ta ngày hôm nay, mời hai vị khách mời cùng quý vị và các bạn cùng đến với tình huống sau đây:

Phát clip giới thiệu khách mời
4.2.5 – 3.0’Tình huống 1Tình huống 1

Ngày 01/08/2012, Công ty P và Công ty H đã ký hợp đồng mua bán nhựa đường. Theo đó, Công ty P sẽ cung cấp cho nhựa đường cho Công ty H. Các bên cũng thống nhất về giá cả và phương thức thanh toán như sau: Sau khi ký kết Hợp đồng, Công ty H có trách nhiệm cung cấp cho Công ty P bản gốc Thư bảo lãnh thanh toán không hủy ngang và vô điều kiện của Ngân hàng nơi Công ty H mở tài khoản. Số tiền bảo lãnh là: 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng chẵn). Công ty H thanh toán cho P toàn bộ giá trị hóa đơn trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn.

Nếu trong vòng 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán theo quy định tại Hợp đồng này hoặc trong vòng 10 ngày trước khi Giấy bảo lãnh thanh toán hết hiệu lực (chọn điều kiện nào đến trước), Công ty H chưa thanh toán đầy đủ số tiền còn nợ và/hoặc tiền lãi chậm trả cho Công ty P thì P có quyền đơn phương yêu cầu Ngân hàng thực hiện Bảo lãnh thanh toán toàn bộ số tiền hàng và lãi trả chậm phát sinh.

Ngày 06/08/2012, Ngân hàng N đã phát hành Thư bảo lãnh thanh toán với nội dung: “Ngân hàng N chấp thuận cung cấp một thư bảo lãnh thanh toán cho với giá trị là: 4.000.000.000 đồng để bảo lãnh cho Công ty H thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của mình.

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, Công ty P đã thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ giao hàng đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng theo thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, Công ty H đã có vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận trong Hợp đồng.

Do Công ty H không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nên Công ty P đã có văn bản về việc yêu cầu Ngân hàng N thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán toàn bộ số tiền nợ quá hạn của Công ty H. Cùng ngày, Công ty P đã làm việc trực tiếp với Ngân hàng N để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, theo đó Ngân hàng N đã tiếp nhận lại các Thư bảo lãnh gốc để tiến hành thủ tục bảo lãnh theo quy định.

Nhưng sau đó, ngân hàng N vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho công ty P. Do đó, Công ty P đã khởi kiện, yêu cầu:

Buộc Ngân hàng N thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán cho Công ty H đối với số tiền nợ gốc là 1.951.629.175đ, tiền lãi chậm Thanh toán phát sinh từ khoản nợ gốc nêu trên tạm tính đến ngày 31/10/2016 là 1.398.237.359đ

Ngân hàng N lập luận: Ngày 03/11/2016, Ngân hàng N nhận được Bản kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an với nội dung: Trong các năm 2012, 2013, 2014 ông L – nguyên giám đốc Ngân hàng N – chi nhánh L đã phát hành khống 09 chứng thư bảo lãnh cho 05 doanh nghiệp (trong đó có chứng thư bảo lãnh cho Công ty H). Chứng thư này là chứng thư vô hiệu vì: không nhập vào hệ thống BTS mạng nội bộ của ngân hàng, không thu phí, công ty H không có tài sản bảo đảm hoặc ký quỹ tại Ngân hàng theo quy định về hoạt động phát hành thư bảo lãnh của ngân hàng. Cá nhân ông L tự ý phát hành khống các chứng thư bảo lãnh, không được ngân hàng theo dõi, quản lý theo quy định.

Như vậy hành vi phát hành khống chứng thư bảo lãnh của ông L dẫn đến Thư bảo lãnh vô hiệu và không có giá trị pháp lý đây là hành vi của cá nhân ông L nên ông L phải chịu trách nhiệm cá nhân, Ngân hàng không phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của ông L.

Ông L đã làm Bản tường trình nói rõ sự việc.:

Các chứng thư bảo lãnh này không đúng mẫu, không đúng quy trình, không nhập BTS nội bộ, không thu phí. Ông L ký các chứng thư bảo lãnh này là do có quan hệ thân thiết với khách hàng. Việc giúp khách hàng ký các chứng thư bảo lãnh này không có mục đích gì. Khi ông L ký bảo lãnh cho Công ty H thì Công ty không có tài sản đảm bảo theo quy định của nghiệp vụ bảo lãnh là sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi do Ngân hàng N phát hành hoặc ký quỹ đầy đủ bằng tiền tại Ngân hàng N. Trách nhiệm này là của cá nhân ông L, không liên quan gì đến Ngân hàng và xin chịu toàn bộ trách nhiệm và hậu quả. Do đang bị tạm giam nên ông L xin vắng mặt tại các buổi làm việc tại Tòa án và xin được xử vắng mặt.

Tòa án nhận định:

Điều 15 Thông tư 28/2012 ngày 3/10/2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định về

Bảo lãnh Ngân hàng quy định: “Thẩm quyền ký kết Hợp đồng bảo lãnh và cam kết bảo lãnh: Người đại diện theo pháp luật, Người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh, Người thẩm định khoản bảo lãnh”, thấy rằng Thư bảo lãnh trên chỉ có ông L ký là vi phạm Điều 15 Thông tư 28/2012 ngày 3/10/2012 của Ngân hàng Nhà nước và điều 13 Quy chế Bảo lãnh của Ngân hàng N năm 2006, điều 14 Quy chế Bảo lãnh của Ngân hàng N năm 2013, nên không phát sinh hiệu lực.

Ngân hàng N và Công ty H không có hồ sơ đề nghị bảo lãnh, hợp đồng cấp bảo lãnh, không có thoả thuận nhận nợ và kế hoạch trả nợ, không thực hiện thu phí bảo lãnh, không vào mạng nội bộ của ngân hàng, không được hạch toán trong hệ thống kế toán cũng như không có hồ sơ lưu tại Ngân hàng là trái với quy định tại khoản 18 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thông tư 28/2012 ngày 3/10/2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định: “Khoản

4 điều 2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh, Điểm c khoản 1 điều 30. Quyền của Bên nhận bảo lãnh: kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của cam kết bảo lãnh”. Căn cứ vào các quy định nêu trên thể hiện, Công ty P là Bên nhận bảo lãnh và là 1 bên tham gia trong quan hệ bảo lãnh do vậy quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh được quy định tại điều 30 Thông tư 28/2012 ngày 3/10/2012 của Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định, khi nhận được Thư bảo lãnh thì Công ty P phải có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của Thư bảo lãnh, Gia hạn bảo lãnh, thẩm quyền ký, trình tự thủ tục ban hành Thư bảo lãnh, Gia hạn bảo lãnh đã đúng theo các quy định của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng N quy định hay chưa, do vậy việc Công ty P chấp nhận Thư bảo lãnh nêu trên là lỗi của Công ty P. Vì vậy, khi xảy ra rủi ro thì Công ty P phải chịu trách nhiệm.

Tòa tuyên án:

1/ Tuyên bố Thư bảo lãnh của Ngân hàng N cho Công ty H không có hiệu lực.

2/ Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty P về việc buộc Ngân hàng N thực hiện bảo lãnh thanh toán cho Công ty H theo Thư bảo lãnh.

Phóng sự sẽ thực hiện sau khi ghi hình talk
5. 7.0 – 8.0’Đối thoại tại trường quay

 

TỌA ĐÀM 1

Câu hỏi 1: Thưa ông Hà, trong vụ việc trên, tòa án đã căn cứ vào quy định nào của pháp luật để tuyên bố Thư bảo lãnh của Ngân hàng N và Công ty H không có hiệu lực, thưa ông?

Câu hỏi 2:  Thưa ông Đức, vậy để một chứng thư bảo lãnh có hiệu lực, chứng thư đó cần phải đáp ứng những yêu cầu cả về nội dung và hình thức như thế nào, thưa ông?

Câu hỏi 3: Thưa ông Hà, trong vụ việc này, Công ty P đã phải tự chịu rủi ro khi không kiểm tra tính hợp pháp của chứng thư bảo lãnh. Vậy, quyền và trách nhiệm của bên nhận bảo lãnh như Công ty P được quy định thế nào trong pháp luật hiện hành, thưa ông?

Câu hỏi 4: Thưa ông Đức, trong tình huống đầu tiên của chương trình, một cá nhân của ngân hàng đã phát hành chứng thư không, khiến bên nhận bảo lãnh gặp rủi ro, vậy ngân hàng liệu có phải chịu liên đới trách nhiệm không ạ?

Câu hỏi 5: Thưa ông Hà, vậy bên nhận bảo lãnh cần phải làm gì để có thể kiểm tra tính hợp pháp của chứng thư bảo lãnh thưa ông?

Câu hỏi 6: Thưa ông Đức, vậy còn bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh sẽ cần phải lưu ý quyền và nghĩa vụ gì, thưa ông?

[Dẫn nối vào tình huống 2]

Thưa quý vị,

Trong kinh doanh và tài chính, chứng thư bảo lãnh là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo tính hợp lệ và an toàn của các giao dịch. Tuy nhiên, như tình huống đầu tiên đã cho thấy, chứng thư bảo lãnh cũng đi kèm với một số rủi ro nếu như các bên chủ quan, không xem xét kĩ các vấn đề pháp lý liên quan. Trước khi tiếp tục cuộc trao đổi, mời quý vị và hai vị khách mời cùng đến với tình huống ngay sau đây.

– Mỗi câu hỏi nhỏ ~ 1.5 – 02 phút/trả lời;

– Khuyến khích tăng tính tương tác, phản biện…

6.02’Tình huống 2

 

TÌNH HUỐNG 2

Ngày 10-01-2018, Công ty E ký Hợp đồng với Công ty Đ. Theo hợp đồng này, thì Công ty Đ nhận vận chuyển đá cho Công ty E với giá 110.000 đồng/m3.

Công ty E sẽ chuyển cho Công ty E ứng trước 1.300.000.000 đồng, với điều kiện phía Công ty Đ phải cung cấp Chứng thư bảo lãnh tạm ứng do Ngân hàng có uy tín phát hành cho Công ty Đ.

Sau khi ký hợp đồng, Công ty Đ đã có hồ sơ yêu cầu Ngân hàng V đứng ra bảo lãnh theo Chứng thư ngày 12-01-2018.

Trên cơ sở Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng, ngày 16-01-2018, Công ty Đ yêu cầu Công ty E chuyển vào 01 tài khoản của Công ty Đ mở tại Ngân hàng. Để đảm bảo cho việc chuyển tiền, Công ty E đã yêu cầu Công ty Đ ký Phụ lục Hợp đồng số 101/PLHĐKT/2018 ngày 16-01-2018 không tách rời hợp đồng bổ sung thêm tài khoản thanh toán, sau đó Công ty E đã chuyển tiền trên tài khoản của phụ lục hợp đồng.

Tuy nhiên, do Công ty Đ đã vi phạm không thực hiện hợp đồng, nên Công ty E yêu cầu Ngân hàng trả tiền theo nghĩa vụ cam kết của Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng. Lúc này, Công ty Đ đã đàm phán xin gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, được ông Trần Đức H – Chức vụ: Phó Giám đốc Ngân hàng cam kết sẽ yêu cầu Công ty Đ thực hiện hợp đồng hoặc trả lại tiền tạm ứng cho Công ty E. Mặc dù, đã gia hạn nhưng Công ty Đ vẫn không thực hiện hợp đồng và không trả lại tiền tạm ứng, nên ngày 23-6-2018, Công ty E đã gửi thư kèm theo hồ sơ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, yêu cầu Ngân hàng trả bảo lãnh và không đồng ý gia hạn thêm, nhưng không được Ngân hàng thực hiện.

Vì vậy, Công ty E khởi kiện yêu cầu Ngân hàng V phải thanh toán số tiền 1.300.000.000 đồng đúng theo nghĩa vụ đã cam kết và trả 34.700.000 đồng tiền lãi phát sinh từ ngày 28-6-2018 đến ngày 31-8-2018 và tiền lãi phát sinh từ ngày 01- 9-2018 cho đến khi thi hành xong số tiền trên.

Bị đơn, Ngân hàng Thương mại Cổ phần V trình bày:

Bị đơn thừa nhận có phát hành Chứng thư bảo lãnh số ngày 12-01-2018 cho Công ty Đ, nhưng chứng thư này chưa có hiệu lực pháp lý và không làm phát sinh trách nhiệm của bị đơn, bởi lẽ:

Thứ nhất: Tại mục 10 của Thư bảo lãnh quy định: “Thư bảo lãnh này được phát hành duy nhất một bản gốc và không có giá trị nhượng. Thư bảo lãnh này có hiệu lực từ ngày toàn bộ số tiền ứng trước được chuyển về tài khoản của bên được bảo lãnh tại V cho đến 18 giờ ngày 12-02-2018 hoặc đến thời điểm bên nhận bảo lãnh thu hồi hết số tiền ứng trước, tùy theo thời điểm nào đến sớm hơn”. Đề nghị phát hành của Công ty Đ và Hợp đồng ngày 10-01-2018 ký kết giữ nguyên đơn và Công ty Đ chỉ có thông tin số tài khoản để thực hiện giao dịch tạm ứng của Công ty Đ là 109287733 mở tại Ngân hàng V. Công ty Đ đề nghị Ngân hàng V tự động phong tỏa 1.300.000.000 đồng tại số tài khoản 109287733 của Công ty Đ mở tại V sau khi tiền về tài khoản. Tuy nhiên, thực tế chưa có khoản tiền nào của nguyên đơn chuyển vào số tài khoản số của Công ty Đ mở tại V.

Thứ hai: Trong quá trình xem xét và phát hành Chứng thư bảo lãnh cho Công ty Đ đến nay, Ngân hàng V chưa nhận được bất kỳ thông báo, công văn chính thức nào từ phía Công ty Đ hoặc của nguyên đơn về việc thay đổi số tài khoản nhận tiền tạm ứng.

Thứ ba: Hợp đồng kinh tế ngày 10-01-2018 ký kết giữa nguyên đơn và Công ty Đ thỏa thuận “Thời hạn thư bảo lãnh là 30 ngày”. V đã phát hành Chứng thư bảo lãnh có thời hạn hiệu lực trong 30 ngày và trong thời gian hiệu lực của bảo lãnh, cũng như sau khi Chứng thư bảo lãnh đã hết hiệu lực, V chưa nhận được bất kỳ văn bản, tài liệu chính thức của nguyên đơn hoặc của Công ty Đ có nội dung đề nghị Ngân hàng gia hạn thời hạn hiệu lực của Chứng thư bảo lãnh.

Thứ tư: Tại mục 6 Chứng thư bảo lãnh ghi: “Bất cứ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nào của bên nhận bảo lãnh chỉ được coi là hợp lệ khi V nhận đủ hồ sơ theo quy định tại mục 5 nêu trên trong giờ làm việc của V theo địa chỉ được nêu tại phần đầu của thư bảo lãnh này và trong thời hạn của Thư bảo lãnh này”. Tuy nhiên, V chỉ nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của nguyên đơn vào cuối tháng 6-2018, vượt quá thời hạn hiệu lực được ghi nhận trên Chứng thư bảo lãnh.

Tòa án nhận định:

Ngày 16-01-2018, Công ty E đã chuyển vào tài khoản số 142263459 của Công ty Đ mở tại V – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình 1.300.000.000 đồng. Tuy nhiên, tại Hợp đồng kinh tế ngày 10-01-2018 ký kết giữa Công ty E với Công ty Đ cũng như văn bản đề nghị phát hành Bảo lãnh của Công ty Đ gửi V chỉ có thông tin số tài khoản để thực hiện giao dịch tạm ứng của Công ty Đ là 109287733.

Công ty E cho rằng theo Phụ lục Hợp đồng kinh tế số 101/PLHĐKT/2018 ngày 16-01-2018 ký kết giữa nguyên đơn và Công ty Đ về việc hai bên thỏa thuận chỉ định số thay đổi tài khoản của Công ty Đ là 142263459 tại Ngân hàng V, nhưng trong quá trình xem xét và phát hành Chứng thư bảo lãnh, Ngân hàng V không nhận được bất kỳ thông báo, công văn chính thức nào từ Công ty Đ hoặc của Công ty E về việc thay đổi số tài khoản nhận tiền tạm ứng này.

Tại Mục 6 Chứng thư bảo lãnh ghi: “Bất cứ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nào của bên nhận bảo lãnh chỉ được coi là hợp lệ khi V nhận đủ hồ sơ theo quy định tại mục 5 nêu trên trong giờ làm việc của V, theo địa chỉ được nêu tại phần đầu của Thư bảo lãnh này và trong thời hạn của Thư bảo lãnh này” và tại Mục 10 ghi: “Thư bảo lãnh này được phát hành duy nhất một bản gốc và không có giá trị nhượng. Thư bảo lãnh này có hiệu lực từ ngày toàn bộ số tiền ứng trước được chuyển về tài khoản của bên được bảo lãnh tại V cho đến 18 giờ ngày 12- 02-2018 hoặc đến thời điểm bên nhận bảo lãnh thu hồi hết số tiền ứng trước, tùy theo thời điểm nào đến sớm hơn”. Như vậy, tính đến 12-02-2018, Ngân hàng V chưa nhận được 1.300.000.000 đồng tại tài khoản số 109287733 của Công ty Đ mở tại V – Chi nhánh Quảng Bình. Theo Hợp đồng kinh tế số ngày 10- 01-2018 ký kết giữa Công ty E và Công ty Đ đã thỏa thuận: “Thời hạn thư bảo lãnh là 30 ngày” và thực tế ngày 12-01-2018 Ngân hàng V đã phát hành chứng thư bảo lãnh có thời hạn hiệu lực trong 30 ngày, nhưng thực tế V chưa nhận được tiền do Công ty Đ chuyển vào tài khoản đã ấn định, do đó chưa làm phát sinh hiệu lực của Thư bảo lãnh nêu trên.

Quá trình giải quyết vụ án, Công ty E cho rằng do chưa thực hiện hợp đồng đúng thời hạn, nên Công ty E đã đàm phán xin gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng và được ông Trần Đức H – Chức vụ: Phó Giám đốc V – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình cam kết yêu cầu Công ty Đ thực hiện hợp đồng hoặc trả lại tiền tạm ứng cho Công ty E, nhưng Ngân hàng không nhận được bất kỳ văn bản, tài liệu chính thức của Công ty E hoặc của Công ty Đ, có nội dung đề nghị Ngân hàng gia hạn thời hạn hiệu lực của Chứng thư bảo lãnh.

Như nhận định nêu trên, Thư bảo lãnh không làm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng V, nên yêu cầu khởi kiện của Công ty Đ là không có cơ sở.

Tòa tuyên án:

Không chấp nhận toàn bộ đơn khởi kiện của Công ty E về việc yêu cầu Ngân hàng V phải trả 1.300.000.000 đồng (một tỷ ba trăm triệu đồng) và tiền lãi suất phát sinh.

Phóng sự sẽ thực hiện sau khi ghi hình talk
7. 8.0 – 9.0’Đối thoại tại trường quay

 

TỌA ĐÀM (2)

Câu hỏi 6: Xin được quay trở lại trường quay cùng hai vị khách mời. Thưa ông Đức, trong vụ việc trên, căn cứ vào quy định nào của pháp luật để tòa án bác bỏ yêu cầu khởi kiện của công ty E, thưa ông? Xin ông phân tích để quý doanh nghiệp cùng nắm được.

Câu hỏi 7: Thưa ông Hà, vậy khi thay đổi các thỏa thuận liên quan đến chứng thư bảo lãnh giữa các bên trong hợp đồng (ví dụng như thay đổi số tài khoản chuyển tiền như trong tình huống trên) thì các bên cần tiến hành những thủ tục gì, thưa ông?

Câu hỏi 8: Thưa ông Đức, một trong những trường hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng đó chính là khi thư bảo lãnh đã hết hiệu lực mà không phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh như tình huống thứ hai của chương trình. Vậy, pháp luật có quy định cụ thể bắt buộc về thời hạn có hiệu lực tối thiểu hoặc tối đa của chứng thư bảo lãnh không, thưa ông?

Câu hỏi 9: Thưa ông Hà, vậy khi chứng thư bảo lãnh hết hạn, các bên cần tiến hành thủ tục gì nếu có mong muốn gia hạn chứng thư bảo lãnh ạ? Và pháp luật có quy định cụ thể về điều kiện để chứng thư bảo lãnh được gia hạn không, thưa ông?

Câu hỏi 10: Thưa ông Hà, qua hai vụ việc của chương trình ngày hôm nay, các bên trong hợp đồng cần rút ra bài học gì, thưa ông?

Mời ông Đức bổ sung

 

– Mỗi câu hỏi nhỏ ~ 1.5 – 02 phút/trả lời;

– Khuyến khích tăng tính tương tác, phản biện…

8. 30’’Kết tọa đàmKẾT TỌA ĐÀM

– Tóm lược nội dung:

– Giới thiệu chương trình: Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 – 2025 do Bộ Tư pháp chủ trì!

– Cảm ơn khách mời và dẫn nối vào mục LKPL: Một lần nữa xin cảm ơn hai vị khách mời đã chia sẻ với chúng tôi những thông tin hữu ích. Và tiếp nối chương trình, xin mời quý vị và các bạn đến với mục “Lăng kính Pháp luật”!

 
9. 15’’Kết chương trìnhKẾT CHƯƠNG TRÌNH

Thưa quý vị và các bạn!

Mục “Lăng kính Pháp luật” đã khép lại chương trình “Kinh doanh & Pháp luật” của chúng tôi ngày hôm nay.

Mọi thông tin chi tiết và liên hệ, xin vui lòng truy cập Website: www.kinhdoanhvaphapluat.com  (về kép, về kép, về kép….)

Xin chào và hẹn gặp lại!

 

 

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.733. Báo động hiện tượng trừ tiền trái phép...

(DNĐT) - Tình trạng tùy tiện và vi phạm pháp luật trong hoạt động của...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.283. Tổng hợp các bài khác trả lời phỏng vấn...

(ANVI) – 03 lượt khác trả lời phỏng vấn các báo chí: VOV1, VTV1 &...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,964