4.277. Tìm hiểu kỹ về hợp đồng tín dụng

(FE) – Livetream: Finace explorers – Hiểu tiền bớt phiền

Tập 6: Những lưu ký khi ký hợp đồng – Tìm hiểu kỹ về hợp đồng tín dụng.

Luật sư Trương Thanh Đức & tham gia ngày 27-12-2023:

Phát 08-4-2024 (48 phút):

https://www.youtube.com/watch?v=pHo_DMtQrt0

https://www.facebook.com/watch/live/?ref=watch_permalink&v=364177803325883

—————–

Kịch bản:

Thời gian: 10-12h sáng ngày 27/12/2023 (Thứ Tư tuần sau)

Địa điểm: Phim trường Color Studio Mỹ Đình – 95 đường Nguyễn Văn Giáp – Mỹ Đình – Hà Nội

KỊCH BẢN CÂU HỎI

MC giới thiệu: Xin chào quý vị khán giả. MC (tên) rất vui được đồng hành cùng các bạn trong Chương trình “Hiểu tiền – Bớt phiền – Finance Explorers” tập 6 với chủ đề “Những lưu ý khi ký hợp đồng – Tìm hiểu kỹ về hợp đồng tín dụng”

Xin trân trọng giới thiệu chuyên gia, Luật sư Trương Thanh Đức – người đã có hơn 37 năm kinh nghiệm luật sư chuyên nghiệp trong lĩnh vực doanh nghiệp, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; 27 năm nghiệp vụ và quản lý tại doanh nghiệp. Hiện tại, Luật sư Trương Thanh Đức đang là Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Luật sư, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội và đồng thời nắm giữ nhiều cương vị chủ chốt trong các tổ chức và hiệp hội về khoa học pháp lý và tài chính tại Việt Nam. Xin chào Luật sư Trương Thanh Đức.

MC: Xin được hỏi tư vấn từ Luật sư Trương Thanh Đức, Làm thế nào để nhận biết đâu là một công ty tài chính uy tín?

Luật sư Trương Thanh Đức:

3 yếu tố chính để nhận việt một công ty tài chính uy tín là: Chính quy hợp pháp – Quá trình hoạt động – Sản phẩm cho vay

  1. Chính quy hợp pháp:
  • Đã gọi là công ty tài chính thì phải là TCTD hợp pháp;
  • Được NHNN cấp phép thành lập & hoạt động, hiện nay có 16 công ty (không kể 10 công ty cho thuê tài chính);
  • Cần phân biệt với những đơn vị cho vay nhưng không phải là TCTD, không được NHNN cấp phép.
  1. Quá trình hoạt động:
  • Có bề dày hoạt động trong nhiều năm;
  • Đã cho vay nhiều khách hàng & đòi nợ một cách hợp pháp.
  • Đã được kiểm nghiệm trên thực tế;
  1. Sản phẩm cho vay:
  • Đáp ứng được nhanh chóng & phù hợp nhu cầu của khách hàng;
  • Lãi suất hợp lý (tính lãi theo năm, trong hạn, quá hạn);
  • Nội dung hợp đồng rõ ràng, dễ hiểu.

MC: Việc hiểu rõ về hợp đồng tín dụng có tầm quan trọng ra sao? Nếu không hiểu rõ về hợp đồng mà đã đặt bút ký thì có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào?

Luật sư Trương Thanh Đức:

Hiểu rõ thì an toàn, thuận lợi – Không hiểu rõ thì tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả đôi bên

  1. Hiểu rõ hợp đồng cho vay thì:
  • Người vay dễ dàng thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình, trong đó quan trọng nhất là khả năng trả nợ theo đúng cam kết;
  • Người cho vay cũng an toàn, yên tâm hơn;
  • Giảm thiểu rủi ro vi phạm và việc xảy ra ranh chấp sau này.
  1. Nếu không hiểu rõ hợp đồng mà đã đặt bút ký thì sẽ phải đổi mặt với nhiều rủi ro như:
  • Hiểu lầm về Điều khoản và Điều kiện vay vốn gây khó cho bản thân;
  • Bất ngờ với chi phí phát sinh phải trả ngoài dự kiến;
  • Mất điểm tín dụng hoặc rủi ro lịch sử tín dụng, chẳng hạn như bị đưa vào “danh sách đen” có nợ xấu thì sẽ khó vay lần sau, vay với lãi suất cao, thậm chí không được vay vốn các TCTD.
  • Không hiểu rõ về quyền lợi thì dễ bị mất, bị thiệt về quyền lợi; không hiểu rõ về nghĩa vụ thì dễ vi phạm, khó hoàn thành nghĩa vụ, dẫn đến thiệt hại cho mình;
  • Rủi ro không được bảo mật dữ liệu cá nhân, với 12 dữ liệu cá nhân cơ bản và 10 dữ liệu cá nhân nhạy cảm theo quy định tại Nghị định số 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

MC: Khi tìm hiểu về hợp đồng tín dụng, đọc các điều khoản trong hợp đồng, người đi vay cần lưu ý những gì?

Luật sư Trương Thanh Đức:

Hợp đồng bao hàm đầy đủ mọi điều kiện vay, cho vay, mọi quyền, nghĩa vụ và chứa đựng mọi rủi ro:

  1. Điều kiện nhận tiền vay:
  • Số tiền được vay, số tiền thực nhận?
  • Có điều kiện gì để được nhận tiền hay không, như chứng từ, giấy tờ gì. Có phải mua bảo hiểm tiền vay, bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm gì khác không?
  • Giải ngân tiền mặt hay chuyển khoản?
  • Chuyển khoản thì chuyển cho người vay hay cho người bán hàng, người cung ứng dịch vụ?
  1. Các thời hạn trong hợp đồng:
  • Thời hạn được vay vốn bao lâu?
  • Thời hạn duy trì hạn mức tín dụng là gì?
  • Thời hạn trả nợ gốc từng kỳ và kỳ cuối cùng?
  • Thời hạn trả nợ lãi, phí?
  1. Lãi suất vay vốn:
  • Mức lãi suất trong hạn (có thể khác nhau giữa lãi suất tháng đầu & sau đó)?
  • Mức lãi suất quá hạn tính trên nợ gốc?
  • Mức lãi suất quá hạn tính trên nợ lãi chậm trả?
  • Thời điểm xác định lãi suất?
  • Phương pháp tính lãi: Lãi tính trên nợ gốc thực tế còn lại, chứ không tính trên dư nợ cho vay ban đầu.
  1. Các khoản phí vay vốn:
  • Có những khoản phí nào mà người vay phải trả?
  • Có hay không phí chuyển tiền?
  • Có hay không khoản phí gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ?
  • Có hay không phí trả nợ trước hạn?
  • Các loại phí phạt, phí khác và cách tính mà người vay phải trả?
  1. Các nội dung thoả thuận khác:
  • Điều kiện khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn?
  • Có được gia hạn nợ hay không?
  • Gia hạn trong trường hợp nào, thời hạn được gia hạn là bao lâu?
  • Cách tính lãi và các khoản phí liên quan khi được gia hạn?
  • Chế tài xử lý và xử phạt vi phạm hợp đồng…

MC: Trong trường hợp người đi vay có thắc mắc hoặc không đồng ý với một số điều khoản trong hợp đồng thì có thể đàm phán và thay đổi chúng hay không?

Luật sư Trương Thanh Đức:

Vừa có vừa không, tuỳ từng sản phẩm, khách hàng, khoản vay và vấn đề:

  1. Hợp đồng cho vay là sự thoả thuận giữa 2 bên về quyền, nghĩa vụ vay và cho vay vốn. Người đi vay là một trong 2 bên của Hợp đồng cho vay. Vì vậy, về lý thuyết thì mọi nội dung đều có thể thoả thuận để thêm bớt, thay đổi.
  2. Tuy nhiên được hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ:
  • Thay đổi có trái với quy định của pháp luật không? cụ thể là có trái với Luật Các tổ chức tín dụng 2010, với Bộ luật Dân sự 2015, với Thông tư số 43/2016/TT-NHNN hay không?
  • Có cần thiết, có hợp lý không?
  • Có phù hợp với sản phẩm, khoản vay và khách hàng vay hay không?
  • Có gây ra rủi ro cho công ty tài chính hay không?
  1. Vì vậy, gợi ý người vay vốn giải quyết như sau:
  • Trước hết người vay cần phải thắc mắc đề nghị giải thích;
  • Nếu những nội dung không thể thực hiện, không thể chấp nhận được thì đề nghị thay đổi;
  • Nếu công ty tài chính không thay đổi thì cần xem xét quyết định tiếp tục vay hay không vay, ký hay không ký kết hợp đồng?

MC: Nếu người đi vay có thắc mắc hoặc gặp vấn đề liên quan đến hợp đồng sau khi ký thì nên làm gì để được hỗ trợ?

Luật sư Trương Thanh Đức:

Sau khi đã ký hợp đồng mà gặp vướng mắc thì người vay vốn có thể giải quyết như sau:

  1. Xử lý vướng mắc:
  • Nhanh chóng trao đổi lại với công ty tài chính hoặc với người hiểu rõ vấn đề để xác định vấn đề vướng mắc;
  • Đề nghị sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
  1. Nếu không thay đổi được và thấy không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng thì:
  • Đề nghị dừng giải ngân, nếu chưa giải ngân.
  • Đề nghị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Tuy nhiên, nhiều khả năng phải chịu phạt hợp đồng.
  1. Nếu không thay đổi được hợp đồng thì cần xác định rõ, nghĩa vụ phải tôn trọng và thực hiện đúng hợp đồng, nếu vi phạm thì sẽ chịu trách nhiệm theo thoả thuận và quy định của pháp luật.

Q&A (Demo câu hỏi từ khán giả):

  1. Hợp đồng vay online và vay trực tiếp tại điểm giới thiệu của công ty tài chính tiêu dùng có khác nhau không? (về điều khoản, lãi suất, cơ sở pháp lý,…)

Trả lời:

Hợp đồng vay online và giao dịch tại điểm giới thiệu của công ty tài chính tiêu dùng đều là hoạt động hợp pháp được phép theo quy định của pháp luật ngân hàng.

Địa điểm và hình thức hợp đồng không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của hợp đồng, nếu như vẫn là một loại sản phẩm cho vay của một công ty tài chính.

  1. Tôi có nhu cầu vay mua xe máy, tôi thấy FE CREDIT có cả hình thức cho vay tiêu dùng bằng tiền mặt và hỗ trợ vay mua hàng trả góp. Vậy hai hình thức này có gì khác nhau? Tôi nên lựa chọn cách vay nào?

Trả lời:

Hai thình thức này giống nhau ở chỗ đều là sản phẩm cho vay tiêu dùng

Khác nhau ở chỗ cho vay bằng tiền mặt thì người vay nhận tiền mặt, nên có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn. Điều này thuận tiện cho người vay, nhưng lại dễ gay rủi ro cho bên cho vay

Còn hỗ trợ vay mua hàng trả góp thì mục đích sử dụng vốn được xác định rõ ràng, cụ thể và thường giải ngân thẳng cho người bán hàng để bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, bảo bbaor an toàn vốn vay hơn./.

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,783