4.467. Nghi vấn vợ Quang Hải bán mỹ phẩm nhập lậu.

Nghi vấn vợ Quang Hải bán mỹ phẩm nhập lậu.

(HTV1) – Cục Quản lý dược đã chuyển đơn tố cáo liên quan đến bà Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội để xem xét và xử lý theo thẩm quyền từ ngày 17/4, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức.

Chu Thanh Huyền bắt đầu bán bộ mỹ phẩm nước hoa hồng từ cuối năm 2024 đến nay, chủ yếu được bán qua các phiên livestream trên tiktok và fanpage có hàng triệu người theo dõi. Đáng chú ý, trong các phiên livestream, Chu Thanh Huyền cho biết sản phẩm có giá gốc 12,55 triệu đồng, nay giảm còn 4,5 triệu đồng và cô thường xuyên có khuyến mại dành cho 10-20 khách hàng với giá 1,99 triệu đồng/bộ 8 sản phẩm.

Ngoài bộ mỹ phẩm nói trên, vợ cầu thủ Quang Hải còn livestream bán nhiều mặt hàng khác là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Tối 17/4, trước nhiều bình luận về việc bị tố cáo, Chu Thanh Huyền nói: “Yên tâm mọi người ơi, Chu Thanh Huyền bán hàng là đầy đủ và đóng thuế đầy đủ. Em tự tin là em đóng thuế đầy đủ, các chị cứ yên tâm cho em”.

Theo chuyên gia pháp lý, việc nộp thuế không đồng nghĩa với việc hàng hóa kinh doanh là hợp pháp. Nếu sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt, không xuất hóa đơn bán hàng, thì dù người bán có đóng thuế cũng không đủ cơ sở để hợp thức hóa nguồn gốc hàng hóa.

Luật sư Trương Thanh Đức Giám đốc Công ty Luật ANVI, cho biết: “Có sản xuất kinh doanh, có doanh thu, có lợi nhuận là phải đóng các loại thuế liên quan. Thế nên không thể lấy nó ra để khẳng định mình làm đúng hay không đúng, đảm bảo chất lượng hay không chất lượng. Nếu như hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng theo đúng quy định thì thường sẽ đóng thuế theo doanh thu, theo mặt hàng, đầu ra – đầu vào. Thế còn nếu như hàng hóa không có nguồn gốc, người nào kê khai đầy đủ vẫn có thể đóng thuế. Tuy nhiên câu chuyện rất khó! Vì thường đã không có đầu vào rõ ràng thì người ta sẽ né việc kê khai đầu ra luôn”.

Nếu sản phẩm được nhập lậu, không có chứng từ hợp lệ, việc nộp thuế có thể chỉ dừng lại ở phần doanh thu khai báo mà không phản ánh được toàn bộ giá trị giao dịch thực tế. Đây chính là khoảng trống trong quản lý thị trường, khiến cho việc xử lý vi phạm, nếu có sẽ trở nên phức tạp hơn.

PGS.TS Nguyễn Minh Vỹ – Giám đốc Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam cho biết: “Thứ nhất là đưa sản phẩm về mà không có xuất xứ. Thứ hai, nguồn gốc lại không chưa biết thật hay giả. Thứ ba, đưa về mà không thông qua hệ thống nhà nước kiểm duyệt và không đóng thuế với nhà nước, đấy là sai. Đã thế về lại lập ra hệ thống để bán hàng, như thế gọi là vừa đánh trống và thổi còi, thế là không được”.

Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội cho biết đã nhận được đơn tố cáo bà Chu Thanh Huyền chuyển từ Cục Quản lý Dược và đang tiến hành điều tra. Tuy nhiên, đại diện Chi cục này cho biết vẫn chưa có kết luận chính thức.

Mai Ngọc

—————

Truyền hình Hà Nội (Thời sự 18h30) ngày 22-4-2025:

https://hanoionline.vn/video/nghi-van-vo-quang-hai-ban-my-pham-nhap-lau-324435.htm?

https://hanoionline.vn/video/chuong-trinh-thoi-su-18h30-22-04-2025-324427.htm

(Clip 3 phút 27 & phút 42:06 trong Thời sự & 133/698)

Bài viết 

314. Bài 3: Khát vọng hùng cường - Thể chế tốt phải...

Bài 3: Khát vọng hùng cường - Thể chế tốt phải tạo ra sự đột phá. Luật sư Trương...

Bình luận 

443. Bình luận về việc sửa đổi Luật Các tổ...

Bình luận về việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024. (Tham...

Phỏng vấn 

4.466. Quyết liệt ngăn chặn quảng cáo lố.

Quyết liệt ngăn chặn quảng cáo lố. (TN) - Trong lúc cơ quan chức năng vẫn...

Trích dẫn 

4.048. Luật hóa xử lý nợ xấu để giải phóng...

Luật hóa xử lý nợ xấu để giải phóng nguồn lực đang bị "đóng băng"...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 245,531