433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp.

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp

Tham luận Hội thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 11-11-2024 tại số 2 Hoàng Văn Thụ, Hà Nội.

Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp

1. Khái niệm “chủ sở hữu doanh nghiệp” không rõ ràng:

1.1.   Mọi khái niệm, đầu tiên cần được hiểu và giải thích theo cách đơn giản, trực diện, minh thị nhất. Chỉ cái gì không thể thì mới phải mượn từ, phải diễn đạt vòng vo, bắc cầu, phức tạp. Theo đó, chủ sở hữu hưởng lợi bao gồm 02 cấu phần là “chủ sở hữu” và “hưởng lợi”. Hay cụ thể hơn, chủ sở hữu hưởng lợi là tất cả những ai được gọi là chủ sở hữu và được hưởng lợi cái gì đó. Còn mức hướng lợi của doanh nghiệp hay công ty, hưởng cao hay thấp, nhiều hay ít thì cần phải có từ từ bổ sung, kiểu như cổ đông và cổ đông lớn.

1.2.   “Hưởng lợi” thì đã tương đối rõ. “Chủ sở hữu” thì cũng đơn giản và rõ ràng. Nhưng đáng tiếc là cụm từ “chủ sở hữu doanh nghiệp” hay “chủ sở hữu công ty” lại chưa được giải thích và sử dụng thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật doanh nghiệp nói riêng.

1.3.   Điều 5, Luật Doanh nghiệp và một vài chỗ khác thì diễn đạt “chủ sở hữu” bao gồm tất tật cổ đông, thành viên công ty và chủ doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, rất nhiều điều khoản còn lại của Luật này thì lại nhắc đi nhắc lại cụm từ “chủ sở hữu, thành viên, cổ đông” của công ty, chưa kể còn cụn từ nữ là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, cụm từ “chủ sở hữu công ty” lại không bao gồm 03 loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh, Hay nói cách khác, cụm từ “chủ sở hữu doanh nghiệp” lại chỉ được sử dụng cho công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân, mà không bao gồm mọi doanh nghiệp.

2. Khái niệm “chủ sở hữu hưởng lợi” chưa chính xác:

2.1.   Tôi vừa tra cứu về cụm từ “chủ sở hữu hưởng lợi trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Cụm từ này xuất hiện lần đầu tiên từ năm 1993, trong Hiệp định tranh đánh thuế 2 lần Việt – Nga. Trong pháp luật bảo hiểm, thì cụm từ này vừa xuất hiện đầu tiên trong Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01-7-2023 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm”. Trong Luật, thì cụm từ này chỉ có và xuất hiện từ Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, nay là Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022.

2.2.   Khoản 7, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 giải thích “7. Chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế một hoặc một số tài sản, có quyền chi phối khách hàng thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản cho cá nhân này; là cá nhân có quyền chi phối một pháp nhân hoặc một thỏa thuận pháp lý”.

2.3.   Ngoài ra, chủ sở hữu hưởng lợi còn liên quan đến đối tượng là “Công ty mẹ tối cao của tập đoàn” được giải thích trong Luật quản lý thuế năm 2019. Theo đó,Công ty mẹ tối cao của tập đoàn là pháp nhân có vốn chủ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp tại các pháp nhân khác của một tập đoàn đa quốc gia, không bị sở hữu bởi bất kỳ pháp nhân nào khác và báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao của tập đoàn không được hợp nhất vào bất kỳ báo cáo tài chính của một pháp nhân nào khác trên toàn cầu”.

3. Kết luận và kiến nghị:

3.1.   Việc sửa đổi, bổ sung quy định này vào Luật Doanh nghiệp là rất cần thiết, không chỉ phục vụ mục tiêu phòng chống rửa tiền, mà còn rộng hơn, như quy định về một trong các trường hợp cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp “Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự” tại điểm e, khoản 2, Điều 48 về “Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư”, Luật Đầu tư năm 2020.

3.2.   Vì vậy, đầu tiên Luật Doanh nghiệp cần giải thích để sử dụng chung thống nhất trong hệ thống pháp luật khái niệm “chủ sở hữu doanh nghiệp”, “chủ sở hữu công ty”, “chủ sở hữu hường lợi doanh nghiệp” và “chủ sở hữu hưởng lợi công ty”. Theo đó, cần định nghĩa, chủ sở hữu doanh nghiệp bao gồm cổ đông công ty cổ phần, thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, thành viên công ty hợp danh, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên và chủ doanh nghiệp tư nhân. Từ đó mới có cơ sở xem xét tiếp khái niệm “chủ sở hữu hưởng lợi”

3.3.   Cần xem xét giải thích, điều chỉnh khái niệm trên, liên quan đến chủ sở hữu hưởng lợi. kết hợp giữa 03 khái niệm như sau:

Thứ nhất, “Chủ sở hữu”, cần thống nhất với cách hiểu theo theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (không có giải thích);

Thứ hai, “Chủ sở hữu hưởng lợi” không mâu thuẫn với giải thích trong Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022;

Thứ ba, “Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”, là tất cả các chủ sở hữu được hươngr lợi từ doanh nghiệp;

Thứ tư, nếu chỉ nhằm tới nhóm chủ sở hữu hưởng lợi 25% cổ tức hoặc lợi nhuận hay con số khác (như đề xuất ban đầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì cần phải đưa ra một cụm từ gì khác nữa, với tư duy mạch lạc, từ ngữ rõ ràng, để dẫn đến khái niệm chính xác.

—————–

Hà Nội ngày 11-11-2024

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC

(1.097)

(Chuẩn bị tại chỗ)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

432. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật lâm sản (Luật...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật lâm sản. (VTV3) – Chương trình giải trí truyền hình Luật siêu dễ - Chủ đề Luật lâm sản (đúng ra là Luật Lâm nghiệp), có sự tham gia của cố vấn: Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. Quay tại S16, VTV, 43 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa sáng ngày 11-9-2024.---------------------- VTV3 (Luật siêu dễ) phát hồi 17h ngày 10-11-2024: https://vtv.vn/video/luat-sieu-de-so-19-10-11-2024-704981.htmhttps://www.youtube.com/watch?v=zwrVdQQMKzI(17 phút trên VTV3 & 23 phút trên YouTube)------------------ Bộ 10 câu hỏi: Luật Lâm sản (Luật Lâm nghiệp). Cố vấn: Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVISTT CÂU HỎI BIÊN TẬP SỬA ĐÁP ÁN HIỆU CHỈNH TIỀN ĐÍNH KÈM Tiền may mắn1 Phát hiện nhiều cây gỗ bị gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng, ông Minh đã gom nhặt, mang về nhà để sử dụng và bán củi cho dân địa phương. Hành vi của ông Minh có vi phạm pháp luật không? Vì sao? Đáp án: Có. Không được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng. Điểm a Khoản 1 Điều 52 Luật lâm nghiệp 2017 quy định về Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng như sau: a) Không khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng; 2.000.000  2 Khu rừng cạnh nhà anh Lâm có một con suối rất đẹp. Vợ chồng anh Lâm dùng đá suối kè đắp nắn dòng nước chảy qua trước nhà,  để tạo cảnh quan cho quán cafe. Anh Lâm đã vi phạm hành vi bị nghiêm cấm nào trong hoạt động lâm nghiệp ?A. Khai thác tài nguyên nước; B. Xây dựng trái quy định; C. Đắp đập trái quy định; D. Ngăn dòng chảy tự nhiên. D. Ngăn dòng chảy tự nhiên. Việc làm của vợ chồng anh Lâm liên quan đến cả 4 hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 7, Điều 9 về “Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp”, Luật Lâm nghiệp. Tuy nhiên, cả 03 hành vi khai thác, xây dựng hay đắp đập thì đều có 01 dấu hiệu chung là “Ngân dòng chảy tự nhiên”. 3.000.000  3 Công ty Du lịch sinh thái Linh Thông được UBND tỉnh cho thuê rừng tự nhiên, đồng thời được phép chuyển một phần mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017, Công ty Linh Thông phải trồng rừng thay thế bằng mấy lần diện tích rừng bị chuyển mục đích?A. Một lần B. Hai lần C. Ba  lần D. Bốn lần C.Ba lần Khoản 1 Điều 21, Luật Lâm nghiệp quy định, nếu chuyển mục đích rừng trồng thì phải trồng thay thế 01 lần, còn đối với rừng tự nhiên thì phải bằng 03 lần. 2.000.000  4 Năm 2022, hộ gia đình ông Trần Nhâm được Nhà nước giao hai ha rừng sản xuất để sản xuất lâm nghiệp kết hợp kinh doanh. Do thiếu vốn, trong hai năm sau gia đình ông vẫn chưa triển khai bất cứ hoạt động để phát triển rừng. Năm 2024 NN ra quyết định thu hồi rừng. Ông Nhâm bị thu hồi rừng vì lý do gì?A. Sử dụng rừng sai mục đích ban đầu B. Không tiến hành hoạt động phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao rừng C. Không tự nguyện trả lại rừng. D. Chủ rừng chưa được gia hạn giao rừng B. Chủ rừng không tiến hành hoạt động phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao rừng; Khoản 1, Điều 22, Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định 07 trường hợp Nhà nước thu hồi rừng. B là một trong các trường hợp mà Nhà nước thu hồi rừng, vì chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. 2.000.000  5 Xưởng mộc của anh Tứ Thiết bị lực lượng kiểm lâm đột xuất kiểm tra, tìm thấy một cây gỗ đường kính 50 cm, chiều dài 10 mét. Anh Thiết cho rằng lực lượng kiểm lâm không có thẩm quyền kiểm tra nguồn gốc lâm sản trong xưởng của anh. Trong tình huống này, anh Thiết có vi phạm Luật Lâm nghiệp không và vì sao?A. Không vi phạm B. Có. Vi phạm về mua bán lâm sản; C. Có. Vi phạm về chế biến lâm sản; D. Có. Vi phạm về cất giữ lâm sản D. Cất giữ lâm sản Khoản 1 Điều 42, Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định, kiểm tra nguồn gốc lâm sản bao gồm cả hoạt động kiểm tra lâm sản trong quá trình cất giữ lâm sản. Trường hợp này, chưa xác định được xưởng của anh Thiết có khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán lâm sản hay không, nhưng đang có việc “cất giữ”. 1.500.000  6 Ông Lưu được Nhà nước giao rừng sản xuất để cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Ông Lưu có quyền nào sau đây?A. Để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế B. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng C. Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng D. Tự do khai thác Đáp án A Để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế Điểm d Khoản 1 Điều 82 Luật lâm nghiệp 2017 quy định về Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất như sau: "1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất có quyền sau đây: d) cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật." 2.000.000  7 Bà Lịch có sổ đỏ và trong đó, cho xây dựng 400 mét vuông đất làm nhà ở, 200 mét vuông đất trồng cây ăn quả, còn lại 11.600 mét vuông đất vẫn là đất rừng. Nhưng bà Lịch tự ý xây dựng nhà ở với tổng diện tích 530 mét vuông. Bà Lịch chưa bị xử lý đối với hành vi này. Vậy trong tình huống này,  bà Lịch có bị xử phạt hình sự hay không? Đáp án: Không, bà Lịch chỉ xử phạt vi phạm hành chính Theo quy định tại Điều 228, bộ Luật hình sự 2015, và Nghị định 91/2019/nd-cp. 5.000.000 ĐỘC ĐẮC8 Anh Chi và chị Thu vào tham quan một cánh rừng ở Sóc Sơn, Hà Nội, vô tình làm cháy rừng gây thiệt hại 100 triệu đồng. Anh Chi và chị Thu bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa với cá nhân là bao nhiêu?A. 10 triệu đồng B. 50 triệu đồng C. 100 triệu đồng D. 300 triệu đồng C. 100 triệu đồng; Khoản 8 Điều 17, Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi 2022), quy định mức phạt tối đa đối với cá nhân là 100 triệu đồng nếu “Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích”. 1.000.0009 Ông Quảng Đại ở Lương Sơn, Hoà Bình bị phát hiện nuôi sáu con gấu không rõ nguồn gốc. Ông Đại khai, không mua bán gấu, mà chỉ nuôi để lấy mật. Cơ quan chức năng đã lập biên bản và xử phạt với mức cao nhất. Theo bạn, đó là mức phạt nào?A. 100 triệu đồng; B. 400 triệu đồng; C.  500 triệu đồng; D.700 triệu đồng. B. 400 triệu đồng; Khoản 14, Điều 21, Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi 2022) quy định: Hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật thì bị phạt tiền với mức cao nhất là 400 triệu động. 1.000.000 ĐỒNG ĐỘI10 Trong ngày không có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, V thì nông dân được đốt nương làm rẫy vào khung giờ nào?A. Trước 9h, sau 16h B. Từ 9h đến 16h C. Từ 10h đến 13h D. Không được đốt Đáp án A trước 9h, sau 16h Điểm b Khoản 3 Điều 47 Nghị định 156/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 16/11/2018 hướng dẫn Luật Lâm nghiệp: "Điều 47. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng3. Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện: b) Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều;" 1.000.000 

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.911. Cuộc chiến chống buôn lậu cuối năm.

Cuộc chiến chống buôn lậu cuối nă (VH) - Ở thời điểm này, khi...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,291