433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp.

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp

Tham luận Hội thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 11-11-2024 tại số 2 Hoàng Văn Thụ, Hà Nội.

Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp

1. Khái niệm “chủ sở hữu doanh nghiệp” không rõ ràng:

1.1.   Mọi khái niệm, đầu tiên cần được hiểu và giải thích theo cách đơn giản, trực diện, minh thị nhất. Chỉ cái gì không thể thì mới phải mượn từ, phải diễn đạt vòng vo, bắc cầu, phức tạp. Theo đó, chủ sở hữu hưởng lợi bao gồm 02 cấu phần là “chủ sở hữu” và “hưởng lợi”. Hay cụ thể hơn, chủ sở hữu hưởng lợi là tất cả những ai được gọi là chủ sở hữu và được hưởng lợi cái gì đó. Còn mức hướng lợi của doanh nghiệp hay công ty, hưởng cao hay thấp, nhiều hay ít thì cần phải có từ từ bổ sung, kiểu như cổ đông và cổ đông lớn.

1.2.   “Hưởng lợi” thì đã tương đối rõ. “Chủ sở hữu” thì cũng đơn giản và rõ ràng. Nhưng đáng tiếc là cụm từ “chủ sở hữu doanh nghiệp” hay “chủ sở hữu công ty” lại chưa được giải thích và sử dụng thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật doanh nghiệp nói riêng.

1.3.   Điều 5, Luật Doanh nghiệp và một vài chỗ khác thì diễn đạt “chủ sở hữu” bao gồm tất tật cổ đông, thành viên công ty và chủ doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, rất nhiều điều khoản còn lại của Luật này thì lại nhắc đi nhắc lại cụm từ “chủ sở hữu, thành viên, cổ đông” của công ty, chưa kể còn cụn từ nữ là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, cụm từ “chủ sở hữu công ty” lại không bao gồm 03 loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh, Hay nói cách khác, cụm từ “chủ sở hữu doanh nghiệp” lại chỉ được sử dụng cho công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân, mà không bao gồm mọi doanh nghiệp.

2. Khái niệm “chủ sở hữu hưởng lợi” chưa chính xác:

2.1.   Tôi vừa tra cứu về cụm từ “chủ sở hữu hưởng lợi trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Cụm từ này xuất hiện lần đầu tiên từ năm 1993, trong Hiệp định tranh đánh thuế 2 lần Việt – Nga. Trong pháp luật bảo hiểm, thì cụm từ này vừa xuất hiện đầu tiên trong Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01-7-2023 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm”. Trong Luật, thì cụm từ này chỉ có và xuất hiện từ Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, nay là Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022.

2.2.   Khoản 7, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 giải thích “7. Chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế một hoặc một số tài sản, có quyền chi phối khách hàng thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản cho cá nhân này; là cá nhân có quyền chi phối một pháp nhân hoặc một thỏa thuận pháp lý”.

2.3.   Ngoài ra, chủ sở hữu hưởng lợi còn liên quan đến đối tượng là “Công ty mẹ tối cao của tập đoàn” được giải thích trong Luật quản lý thuế năm 2019. Theo đó,Công ty mẹ tối cao của tập đoàn là pháp nhân có vốn chủ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp tại các pháp nhân khác của một tập đoàn đa quốc gia, không bị sở hữu bởi bất kỳ pháp nhân nào khác và báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao của tập đoàn không được hợp nhất vào bất kỳ báo cáo tài chính của một pháp nhân nào khác trên toàn cầu”.

3. Kết luận và kiến nghị:

3.1.   Việc sửa đổi, bổ sung quy định này vào Luật Doanh nghiệp là rất cần thiết, không chỉ phục vụ mục tiêu phòng chống rửa tiền, mà còn rộng hơn, như quy định về một trong các trường hợp cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp “Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự” tại điểm e, khoản 2, Điều 48 về “Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư”, Luật Đầu tư năm 2020.

3.2.   Vì vậy, đầu tiên Luật Doanh nghiệp cần giải thích để sử dụng chung thống nhất trong hệ thống pháp luật khái niệm “chủ sở hữu doanh nghiệp”, “chủ sở hữu công ty”, “chủ sở hữu hường lợi doanh nghiệp” và “chủ sở hữu hưởng lợi công ty”. Theo đó, cần định nghĩa, chủ sở hữu doanh nghiệp bao gồm cổ đông công ty cổ phần, thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, thành viên công ty hợp danh, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên và chủ doanh nghiệp tư nhân. Từ đó mới có cơ sở xem xét tiếp khái niệm “chủ sở hữu hưởng lợi”

3.3.   Cần xem xét giải thích, điều chỉnh khái niệm trên, liên quan đến chủ sở hữu hưởng lợi. kết hợp giữa 03 khái niệm như sau:

Thứ nhất, “Chủ sở hữu”, cần thống nhất với cách hiểu theo theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (không có giải thích);

Thứ hai, “Chủ sở hữu hưởng lợi” không mâu thuẫn với giải thích trong Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022;

Thứ ba, “Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”, là tất cả các chủ sở hữu được hươngr lợi từ doanh nghiệp;

Thứ tư, nếu chỉ nhằm tới nhóm chủ sở hữu hưởng lợi 25% cổ tức hoặc lợi nhuận hay con số khác (như đề xuất ban đầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì cần phải đưa ra một cụm từ gì khác nữa, với tư duy mạch lạc, từ ngữ rõ ràng, để dẫn đến khái niệm chính xác.

—————–

Hà Nội ngày 11-11-2024

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC

(1.097)

(Chuẩn bị tại chỗ)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.405. Bộ Tài chính đề xuất nợ 10-100 triệu bị...

Bộ Tài chính đề xuất nợ 10-100 triệu bị tạm hoãn xuất cảnh, ngưỡng cao...

Trích dẫn 

3.951. Thu thuế TNCN 11 tháng vượt dự toán cả năm, đạt...

Thu thuế TNCN 11 tháng vượt dự toán cả năm, đạt khoảng 170.000 tỷ đồng. (MK)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 234,139