51b. Môi trường pháp lý đối các TCTD còn thiếu sự bình đẳng.

(TCNH) – Chế độ đánh thuế đối với các TCTD:

Không thể áp dụng chung một chế độ tài chínhdvs các TCTD quốc doanh và ngoài quốc doanh, cung xnhư không thể áp dụng chế dộ tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh.

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam áp dụng mức thuế lợi tức 25% là hoàn toàn đúng đắn và điều này cần thiết phải áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp dân doanh.

Thông tư 189/1998/TT-BTC ngày 30-12-1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các TCTD cổ phần, quy định: Tiền lương và các khoản có tính chất lương chỉ “được hạch toán trong chi phí căn cứ vào mức thu nhập bình quân của các TCTD quốc doanh trên địa bàn”. Trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì lại phải trả lương cao, không được phép ở mức thấp. Vậy ngoài đồng lương ra, người lao động trong các doanh nghiệp dân doanh được hưởng thêm những lợi ích gì?

Đằng sau các doanh nghiệp Nhà nước là ông chủ lớn nhất, quyền lực tối cao. Sau khi nộp tất cả các loại thuế, doanh nghiệp còn được phép để lại suy cho cùng cũng là sự bảo đảm, là sở hữu của người lao động. Còn doanh nghiệp dân doanh, chủ sở hữu phải thu được một mức lợi nhuận hợp lý.

Về nguyên tắc, mục đích mà các doanh nghiệp đều hướng tới là đạt được tỉ suất lợi nhuận cao nhất. Nhưng trên thực tế, các chủ sở hữu khác nahu có các mục tiêu và mong muốn ở mức độ hoàn toàn khác nhau. Chủ sở hữu đầu tư vào các doanh nghiệp dân doanh là mong muôná đạt được mức lợi nhuận cao hơn tỉ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế. Còn chủ sở hữu là Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp Nhà nước (loại trù doanh nghiệp công ích), chỉ cần có lãi tí tỉnh để thu được tiền sử dụng vốn. Còn tất cả các loại thuế khác, trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ thu được khi doanh nghiệp có lãi thì rõ ràng Nhà nước đều mong muốn như nhau ở tất cả các doanh nghiệp chứ không riêng gì doanh nghiệp Nhà nước.

Muốn tồn tại, cạnh tranh và phát triển được trong nền kinh tế thị trường, thì doanh nghiệp  nào cũng phải tái đầu tư, phải có nguồn phát triển sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp dân doanh dùng tiền vốn và tiền lãi trong truơng fhợp này cũng đồng nghĩa với tiền vốn của chủ sở hữu để đầu tư. Doanh nghiệp Nhà nước có thẻ dùng tiền vốn của Nhà nước nhưng trong nheieù truơng fhợp thì lại dùng tiền lãi (Quỹ phát triển sản xuất), không phải thu tiền sử dụng vốn, không chịu áp lực mạnh của việc thu hồi vốn đầu tư.

– Theo Nghị định số 166/1999/NĐ-CP, lợi nhuận còn lại của tất cả các TCTD sau khi trích lập Quỹ dự trữ bổ sung vốn Điều lệ, bù khoản lỗ của các năm trước, trừ các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của TCTD là như nhau, thì có sự phân phối khác nhau dưới đây:

– TCTD Nhà nước: Phải nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (%); quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 50% (ít nhất là 50%); trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi từ 2-3 tháng lương thực hiện.

– TCTD phi Nhà nước: Do TCTD quyết định, trong đó quan trọng nhất là chia lợi nhuận cho các chủ sở hữu là

Như vậy, nếu TCTD không có lợi nhuận thì chủ sở hữu là Nhà nước cũng chỉ không thu được tiền thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, còn các chủ sở hữu khác tay trắng.

Đâu là sự công bằng cho doanh nghiệp, các chủ sở hữu và người lao động? Về khía cạnh này, không bao giờ có sự bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh. Chỉ có sự bình đẳng nếu:

– Nhà nước phải thu tiền sử dụng vốn tương đương với các chủ sở hữu;

– Hoặc là xoá bỏ hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Quyền và nghĩa vụ của TCTD

Điều 13, 14 và 15 quy định: Khi TCTD cho thuê, thế chấp, cầm cố, nhượng bán và thanh lý những tài sản thuộc công nghệ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của cả hệ thóng, thì phải được Ngân hàng Nhà nước đồng ý bằng văn bản. Những quy định này chỉ nên đặt ra đối với TCTD Nhà nước.

 

Vấn đề người đại diện theo pháp luật của TCTD:

Đại diện Điều 31, Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19-11-1999 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các TCTD, quy định Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của TCTD.

Điều này chỉ đúng với một số TCTD, bao gồm:

– TCTD Nhà nước Người đại diện cho doanh nghiệp Nhà nước là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc (dưới đây gọi chung là Tổng Giám đốc) theo quy định của Điều 37 và 39, Luật Doanh nghiệp Nhà nước.

– Điểm a, khoản1, Điều 33, Luật Hợp tác xã ngày 20-3-1996, quy định: Chủ nhiệm hợp tác xã là “Đại diện hợp tác xã trước pháp luật”. Căn cứ vào quy định này của Luật, khoản 2, Điều 24, Điều lệ mẫu Quỹ tín dụng nhân dân, ban hành kèm theo Nghị định số 42-CP ngày 29-4-1997 của Chính phủ quy định: Chủ tịch Hội đồng quản trị là “Đại diện cho Quỹ tín dụng nhân dân trước pháp luật”

– TCTD liên doanh và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài người đại diện là. Doanh nghiệp liên doanh thì đoạn 1, Điều 24, Nghị định số 12-CP ngày 18-2-1997 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, quy định: “TGĐ là người đại diện cho doanh nghiệp trước Toà án và cơ quan Nhà nước Việt Nam”. Điều 30 quy định: “Người đại diện cho doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Tổng Giám đốc doanh nghiệp. Nếu Tổng Giám đốc không thường trú tại Việt Nam phải uỷ quyền cho người đại diện của mình và người đại diện cho Tổng Giám đốc phải là người thường trú tại Việt Nam”.

Nhưng quy định trên trái với Bộ luật Dân sự ngày 28-10-1995, vì khoản 1, Điều 102, Bộ luật này quy định: “Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền” và khoản 2 quy định: “Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong quyết định thành lập pháp nhân hoặc trong điều lệ của pháp nhân”.

Nhưng quy định trên trái với Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12-6-1999, vì khoản 1, Điều 85 của Luật này đã quy định rõ: “Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật, thì Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty”. Như vậy, việc ai là người đại diện theo pháp luật của công ty là hoàn toàn do Điều lệ ấn định, nếu Điều lệ không quy định thì Tổng Giám đốc mới là người đại diện. Về vấn đề này, cũng cần so sánh với các doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài. Khác với các TCTD, ngoài việc phải tuân theo Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính trước kia cũng như Luật các TCTD hiện nay thì còn phải tuân theo các quy định của Luật Công ty trước đây cũng như Luật Doanh nghiệp hiện nay. Còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tuy được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH, nhưng lại chỉ tuân theo các quy định của Luật Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (không phải tuân theo các quy định của Luật Công ty trước đây cũng như luật Doanh nghiệp hiện nay).

Quy định trên của Nghị định số 166/1999/NĐ-CP cũng không thực hiện được đối với với các TCTD theo Luật các TCTD số 02/1997/QH10 ngày 12-12-1997. Người đại diện của các TCTD bao giờ cũng được ghi trong Điều lệ. Trong khi đó, khoản 2, Điều 30, Luật các TCTD quy định “Điều lệ của TCTD chỉ được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y”. Vậy, đương nhiên người đại diện theo pháp luật của các TCTD cổ phần vẫn là người được ghi trong Điều lệ, chứ không bắt buộc là Tổng Giám đốc theo Nghị định số 166/1999/NĐ-CP

Nhiều quy định hiện nay có tình trạng coi doanh nghiệp Nhà nước như khuôn thước, đóng vai trò trung tâm, được lấy làm căn cứ, là cơ sở để điều chỉnh chung cho mọi doanh nghiệp. Đây không phải là sự bình đẳng, mà là sự áp đặt, là  hiện tượng “Nhà nước hoá” công ty cổ phần?

Đoạn 2, Điều 19, Luật DNTN ngày 21-12-1990 (đã hết hiệu lực), quy định: “Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn trước Trọng tài kinh tế hoặc Toà án trong các tranh chấp và vụ kiện liên quan đến doanh nghiệp”

Điều 10, Quy chế cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn Điều lệ của tổ chức tín dụng cổ phần, ban hành kèm theo quyết định số 275/QĐ-NH5 ngày 7-11-1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định:

“Người đại diện theo pháp luật của cổ đông pháp nhân (gọi tắc là người đại diện) là:

10.1- Đối với doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH không quá 11 thành viên, doanh nghiệp tư nhân[1], xí nghiệp 100% vốn nước ngoài: là Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.

10.2- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có 12 thành viên trở lên, công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh: là Chủ tịch Hội đồng quản trị”

ở đây có hai điểm cần lưu ý:

– Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và người dậi diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp (có thể là Giám đốc).

– Thứ hai, xí nghiệp liên doanh

Giải thể doanh nghiệp

Khoản 2, Điều 22, Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 20-4-95 (đã được sửa đổi, bổ sung ngày ) quy định một trong những trường hợp doanh nghiệp Nhà nước bị giả thể là: “kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn”.

Điểm 6, mục III, Thông tư số 25-TC/TCDN ngày 15-5-1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục, nguyên tắc xử lý tài chính khi giảit hể doanh nghiệp Nhà nước, quy định: Nếu số tiền không đủ thanh toán thì các chủ nợ chỉ được thanh toán theo tỷ lệ còn lại so với tổng số nợ.

Kết luận:

Tóm lại, không thể dùng hệ thống pháp luật chung giống nhau để điều chỉnh cho mọi loại hình doanh nghiệp khi mà chúng không cùng xuất phát điểm, không cùng dựa trên những nguyên lý hoạt động giống nhau và bản chất quá khác nhau.

[1] Doanh nghiệp tư nhân không phải là một pháp nhân.

 

Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

______

Bài viết gửi đăng Tạp chí Ngân hàng

Hải Phòng 1-2000

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,556