61. Vấn đề đảm bảo tiền vay trong nghiệp vụ cho vay đối với CBCNV

(TCNH) – Nghiệp vụ cho vay đối với cán bộ công nhân viên (CBCNV) hiện nay có hay không phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản đang là vấn đề chưa rõ và gây ra vướng mắc cho các ngân hàng.

Liên quan đến vấn đề này, Tạp chí Ngân hàng số 10/2000 có đăng bài “Đối tượng cho vay và bảo đảm tiền vay trong thể lệ cho vay đối với cán bộ công nhân viên” của tác giá Bù Quang Chính.

Tôi xin trao đổi về hai vấn đề trong bài viết nói trên:

Thứ nhất: Về bảo đảm tiền vay: Tác giả bài viết cho rằng, gồm có 2 loại: Bảo đảm thứ nhất và chủ yếu là thu nhập tại cơ quan, doanh nghiệp; bảo đảm thứ hai là thu nhập từ việc sử dụng tiền vay và các thu nhập khác.

Thứ hai: Về thủ tục giấy tở: Tác giả bài viết cho rằng, chỉ cần các thông tin về tiền lương của người vay và yêu cầu người vay cam kết sử dụng tiền vay không trái với pháp luật. Việc các ngân hàng yêu cầu người vay phải có phương sán SXKD, phương án phục vụ đời sống là quá máy móc, lẫn lộn với các loại cho vay khác.

Vây, pháp luật quy định như thế nào về các vấn đề đó? Theo các quy định hiện nay của pháp luật, thì CBCNV được xác định là các khách hàng vay vốn như sau:

+ Không thuộc đối tượng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ đã được quy định tại Mục II, Chương IV, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29-12-1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các TCTD (chỉ áp dụng trong các trường hợp đặc biệt và đối với các TCTC Nhà nước);

+ Không thuộc đối tượng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30-3-1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn;

+ Không thuộc đối tượng cho vay được bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội theo quy định tại Mục III, Chương IV, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29-12-1999 (chỉ áp dụng đối với cá nhân nghèo, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền nhỏ).

Và như vậy, các TCTD chỉ có thể cho CBCNV vay vốn theo một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Cho vay có bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh (ngoài tiền lương và thu nhập thường xuyên); hoặc có bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vốn (chỉ áp dụng đối với cho vay trung, dài hạn);

Trường hợp 2: Cho vay không cso tài sản bảo đảm.

Và trong cả hai trường hợp cho vay nói trên, đều phải thực hiện theo đúng quy định tại Quy chế Cho vay của TCTD đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 ngày 25-8-2000 của Thống đốc NHNN (trước đây là Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30-9-1998).

Trong bài viết trên, tác giả nên ra mục “bảo đảm tiền vay” nhưng lại chỉ nhắc đến bảo đảm bằng thu nhập của CBCNV. Theo các quy định hiện nay, thì thu nhập của CBCNV chỉ là nguồn thu để bảo đảm việc trả nợ chứ không phải là tài sản bảo đảm tiền vay. Đó là nguồn thu dự kiến trong tương lai và sẽ bị mất hoặc hầu như không còn nếu CBCNV bị chết, bị sa thải (buộc thôi việc), ốm đau, hoạn nạn hay doanh nghiệp bị thua lỗ. phá sản.

Nếu cho vay đúng tính chất đối với khách hàng là CBCNV, thì phải căn cứ vào các văn bản sau:

– Điểm b, khoản 1, Điều 20 và khoản 2, Điều 21, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29-12-1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các TCTD;

– Mục 1, Chương IV, Thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 ngyaf 04-4-2000 của Thông sđốc NHNN hdx thực hiện Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29-12-1999;

–  Công văn số 34/CV-NHNN1 ngày 07-01-2000 của NHNN về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác;

– Công văn số 98/CV-NHNN1 ngày 28-01-2000 của NHNN về việc hướng dẫn một số điểm của văn bản số 34/CV-NHNN1 ngày 07-01-2000;

– Quyết định số 107/QĐ-NHNN1 ngày 04-4-2000 của Thống đốc NHNN về việc quy định mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với Ngân hàng quốc doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Công ty tài chính trong Tổng Công ty Nhà nước và Ngân hàng phục vụ người nghèo;

– Quyết định số 266/QĐ-NHNN1 ngày 18-8-2000 của Thống đốc NHNN về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với NHTM cổ phần, Công ty tài chính cồ phần và Ngân hàng liên doanh.

Theo các văn bản trên, thì việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV nói riêng và đối với các khách hàng nói chung phải tuân theo những điều kiện nhất định. Ví dụ, các NHTM cổ phần, Công ty tài chính cổ phần và Ngân hàng liên doanh chỉ được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nếu có tỷ lệ nợ xấu (bao gồm nợ quá hạn có khả năng thu hôi, nợ khó đòi, các khoản nợ xấu chờ xử lý, nợ cho vay được khoanh được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán hằng tháng) dưới 5% tính trên tổng dư nợ cho vay. Do đó trên thực tế hầu hết các ngân hàng thương mại sẽ không được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Các ngân hàng này buộc phải áp dụng chế độ cho vay CBCNV như đối với mọi cá nhân vay vốn phục vụ mục đích SXKD và tiêu dùng khác. Nếu ngân hàng nào không tính dư nợ cho vay đối với CBCNV (theo hướng dẫn tại Công văn số 34/CV-NHNN1 ngày 07-01-2000) và dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay. Cũng là cho vay đối với CBCNV và thu nợ từ nguồn thu nhập thường xuyên, nhưng có thể áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản hoặc hình thức bảo đảm tiền vay không bằng tài sản. Do đó, việc tác giả bài viết nói trên cho rằng gồm có 2 loại bảo đảm tiền vay: Bào đảm thứ nhất là thu nhập tại cơ quan, bảo đảm thứ hai là thu nhập từ việc sử dụng tiền vay và các thu nhập khác là chưa đầy đủ và chính xác.

Điểm b, khoản 1, Điều 20, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29-12-1999; Công văn số 34/CV-NHNN1 ngày 07-01-2000; Công văn số 98/CV-NHNN1 ngày 28-01-2000 và Thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 ngày 04-4-2000 nói trên cũng đã nêu rõ một trong những điều kiện cho vay không có bảo đảm đối với CBCNV là phải “Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có khả năng hoàn trả nợ; hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật”. Như vậy, không thể kết luận như tác giả bài viết nói trên là: Việc các ngân hàng yêu cầu người vay phải có phương án SXKD, phương án phục vụ sời sống là “quá máy móc, lẫn lộn với các loại cho vay khác”. Đặc biệt, trong trường hợp, các ngân hàng cũng cho vay đối với CBCNV và thu nợ chủ yếu bằng nguồn thu nhập, nhưng phải thực hiện việc bảo đảm bằng tài sản, thì càng phải thực hiện theo đúng các quy định trong việc yêu cầu người vay phải có phương án án SXKD, phương án phục vụ đời sống.

 

Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

——

Bài đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 4/2001:

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,757