63. Tôi đã lựa chọn bỏ lại tài liệu khác nhưng không bỏ Tạp chí Ngân hàng.

(TCNH) – Tuy không học ngân hàng, không trực tiếp làm nghiệp vụ ngân hàng nhưng tôi là độc giả và cộng tác viên thường xuyên, trung thành từ trước khi vào ngành Ngân hàng rất lâu, vì thấy rằng Tạp chí Ngân hàng là một ấn phẩm nghiêm túc, có chất lượng, có chiều sâu, hình thức hấp dẫn, có sức thu hút mạnh. Mặc dù tại cơ quan có Tạp chí Ngân hàng nhưng tôi luôn đặt riêng Tạp chí để không những đọc mà còn lưu trữ lâu dài. Khi chuyển nhà từ thành phố Hải Phòng lên Hà Nội, vì nhà quá chật chội, tôi đã phải lựa chọn bỏ Công báo trong 30 năm (tài liệu rất cần thiết đối với một luật sư như tôi), nhưng không bỏ Tạp chí Ngân hàng.

Về lợi ích và tác dụng mà Tạp chí mang lại, nội dung các bài viết giúp tôi nắm được các chủ trương, chính sách và cơ sở lý luận, thực thiễn về các chế độ, chính sách ngân hàng, những bài học, những kinh nghiệm quý giá của các ngân hàng, các cán bộ ngân hàng. Tạp chí cũng giúp tôi mở rộng nhận thức và nâng cao sự hiểu biết khá nhiều và khá thực tế về các nghiệp vụ và chuyên môn ngân hàng.

Nội dung các bài đăng trên Tạp chí giúp mở mang kiến thức về kinh tế, tài chính, thị trường, không chỉ cho những người làm công tác ngân hàng mà giúp ích cho nhiều đồi tượng khác quan tâm; giúp tham khảo, khai thác được nhiều vấn đề khoa học và thực tiễn đặt ra; về phía bản thân viết bài cho Tạp chí Ngân hàng, cũng chính là quá trình rèn luyện, tìm tòi, suy ngẫm, khám phá về nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề trong lĩnh vực này.

Một số kiến nghị đối với Tạp chí đó là: cần hạn chế các bài viết chỉ nói về tình hình hoạt động như một bản báo cáo thành tích; khi có những quan điểm không chính xác hoặc có nhiều quan điểm khác nhau thì Tạp chí cần có ý kiến kết luận, tránh tình trạng không biết đâu là đúng, sai. Tạp chí cần được phổ biến, phát hành rộng rãi đến được với mọi cán, bộ, nhân viên nghiệp vụ ngân hàng. Tạp chí khoa học và nghiệp vụ trước hết phải dành cho cán bộ nghiệp vụ, phải trở thành hành trang không thể thiếu của cán bộ nghiệp vụ (hiện nay có tình trạng nhiều ngân hàng mới chỉ “ưu tiên” cho cán bộ lãnh đạo). Và cần nhanh chóng phổ biến Tạp chí trên mạng Internet.

Cuối cùng, tôi xin chúc toàn thể CBNV Tạp chí giành được nhiều thành thích hơn. Xin chúc Tạp chí phát triển hơn, có chiều sâu hơn, phạm vi đề cập rộng hơn, vươn lên tầm cao hơn; Kính chúc các quý vị đại biểu sức khoẻ, thành đạt, hạnh phúc và quan tâm gắn bó hơn nữa với Tạp chí Ngân hàng.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

Sau bài phát biểu này, ông Hồng Vinh – UV TƯ Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhắc đến là rất tâm đắc với bài phát biểu.

Dàn ý bài phát biểu trên Hội trường:

  1. Là một độc giả và cộng tác viên trong Ngành, tuy không học Ngân hàng, không trực tiếp làm nghiệp vụ Ngân hàng nhưng:
  • Là độc giả thường xuyên, trung thành từ trước khi vào ngành Ngân hàng rất lâu, vì thấy rằng Tạp chí là một ấn phẩm nghiêm túc, có chất lượng, có chiều sâu, hình thức hấp dẫn, có sức thu hút mạnh;
  • Luôn đặt riêng Tạp chí để không những đọc mà còn lưu trữ lâu dài;
  • Khi chuyển nhà từ HP lên HN, vì nhà quá chật chội, đã phải lựa chọn bỏ Công báo trong 30 năm (tài liệu rất cần thiết đối với một luật sư), nhưng không bỏ Tạp chí Ngân hàng.
  1. Lợi ích và tác dụng mà Tạp chí mang lại:
  • Nắm được các chủ trương, chính sách và cơ sở lý luận về các chế độ, chính sách Ngân hàng, những bài học, những kinh nghiệm quý giá;
  • Nhận thức và nâng cao sự hiểu biết khá nhiều và khá thực tế về các nghiệp vụ và hoạt động Ngân hàng;
  • Mở mang kiến thức về kinh tế, tài chính, thị trường không chỉ cho những người làm công tác Ngân hàng mà giúp ích cho nhiều đối tượng quan tâm;
  • Tham khảo, khai thác, sử dụng được nhiều vấn đề khoa học và thực tiễn đặt ra;
  • Viết bài cho Tạp chí cũng chính là quá trình rèn luyện, tìm tòi, suy ngẫm, khám phá về nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề.
  1. Một số kiến nghị:
  • Hạn chế các bài viết chỉ nói về tình hình hoạt động như một bản báo cáo thành tích;
  • Khi có những quan điểm không chính xác hoặc có nhiều quan điểm khác nhau thì Tạp chí cần có ý kiến kết luận, tránh tình trạng không biết đâu là đúng, sai.
  • Phổ biến, phát hành rộng rãi đến được với mọi cán bộ, nhân viên nghiệp vụ Ngân hàng. Tạp chí khoa học và nghiệp vụ trước hết phải dành cho cán bộ nghiệp vụ, phải trở thành hành trang không thể thiếu của cán bộ nghiệp vụ (hiện nay có tình trạng nhiều Ngân hàng mới chỉ “ưu tiên” cho cán bộ lãnh đạo). Cần nhanh chóng phổ biến Tạp chí trên mạng Internet.
  1. Chúc mừng:
  • Xin chúc toàn thể CBNV Tạp chí giành được nhiều thành tích hơn;
  • Xin chúc Tạp chí phát triển hơn, có chiều sâu hơn, phạm vi đề cập rộng hơn, vươn lên tầm cao hơn;
  • Kinh chúc các Quý vị đại biểu sức khoẻ, thành đạt, hạnh phúc và quan tâm, gắn bó hơn nữa với Tạp chí Ngân hàng.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

—————

Đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 10/2002: 

Bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Tạp chí Ngân hàng tại NHNN ngày 17-10-2002[*]

—————————

[*] Người duy nhất được chỉ định phát biểu với tư cách của cộng tác viên.

#ANVI #ANVIlawfirm #luatANVI

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,738