72. Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của NHTMCP của Nhà nước và nhân dân.

(ANVI) – GÓP Ý QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐQT, BKS, TGĐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN

Ban hành kèm theo Quyết định số 1087/2001/QĐ-NHNN ngày 27/08/2001 của Thống đốc NHNN và

QUY ĐỊNH VỀ CỔ ĐÔNG, CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU VÀ VỐN ĐIỀU LỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN

Ban hành kèm theo Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngàa 04-9-2001, đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 797/2002/QĐ-NHNN ngày 29-7-2002 của Thống đốc NHNN

 

I/ Chung

  1. Cần đặt tên cho các điều khoản để dễ theo dõi, viện dẫn và nên hệ thống các điều khoản theo nhóm để dễ theo dõi, ví dụ: phần định nghĩa, quyền và nghĩa vụ, cách thức bầu, bãi miễn, miễn nhiệm của một chức danh (Chủ tịch HĐQT, Trưởng ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc) nên quy định tập trung trong một chương. Mạc dù nội dung có thể dài nhưng dễ nắm bắt hơn.
  2. Cần bám sát các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 (thay cho Luật Doanh nghiệp năm 1999). Rất nhiều quy định không còn phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 1999 (sắp tới là Luật Doanh nghiệp năm 2005), cũng không trên cơ sở Luật Các tổ chức tín dụng (như các điều 4, 7 và 10, 16,…Quy định 1122).
  3. Đồng thời cũng phải thay đổi nội dung của về mẫu Điều lệ.

II/ Quy định 1087:

  1. Điều 11, khoản 1: Đề nghị quy định Chủ tịch HĐQT phải triệu tập cuộc họp theo các trường hợp quy định tại điểm 1, khoản 4, Điều 112 Luật Doanh nghiệp, tăng thẩm quyền và tạo sự chủ động hơn cho Tổng Giám đốc (Giám đốc);
  2. Điều 11, khoản 3: Quy định rõ Chủ tịch HĐQT phải gửi thông báo triệu tập mời họp và tài liệu kèm theo cho cả Ban Kiểm soát và Tổng Giám đốc như đối với thành viên HĐQT vì Luật Doanh nghiệp cho phép như vậy.
  3. Điều 9, không nên quy định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật, mà quy định như Luật Doanh nghiệp là Tổng Giám đốc là người đại diện theo Pháp luật của Ngân hàng nếu Điều lệ không quy định khác. Quy định hiện nay trái với khoản 1, Điều 31, Nghị định số 146/2005/NĐ-CP ngày 23-11-2005 của Chính phủ về Chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng (trước đây là Nghị định số 166/1999).
  4. Khoản 2, Điều 10 về Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT, nên quy định theo hướng thay đổi ½ số thành viên iữa nhiệm kỳ để bảo đảm tính ổn định và kế thừa liên tục.
  5. Khoản 4, Điều 10 cần quy định “thành viên HĐQT không được uỷ quyền cho những người không phải là thành viên HĐQT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”. Tuy nhiên cần chỉ rõ được uỷ quyền để làm những công việc khác trong ngân hàng không phải là loại việc chỉ thuộc về thành viên HĐQT.

III/Quy định 1122:

  1. Điều 2: Không nên định nghĩa và nhắc lại những vấn đề đã được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp như: Vốn pháp định, Vốn điều lệ, Cổ phần, cổ phiếu, cổ đông, Đại hội đồng cổ đông,….
  2. Không nên quy định thành 3 chương (quy định chung, quy định cụ thể và điều khoản thi hành), vì không có ý nghĩa tác dụng gì. Nếu chia thành chương thì ít nhất phải thành 4 chương (mỗi Mục của Chương II sẽ trở thành 1 Chương).
  3. Khoản 5, Điều 9 quy định Cổ đông “Không được rút vốn cổ phần dưới bất cứ hình thức nào” là mâu thuẫn với quy định cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của Luật.
  4. Bỏ quy định tại khoản 1, Điều 14 “Tổng mức chuyển nhượng cổ phiếu có ghi tên (kể từ lần chuyển nhượng gần nhất được đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước) vượt quá 20% vốn điều lệ phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận”.
  5. Khoản 2.2, Điều 22, cần bỏ khái niệm phân biệt giữa “Đại hội đồng cổ đông bất thường” và “Đại hội đồng cổ đông thường niên”, vì Luật Doanh nghiệp không phân biệt thủ tục, ý nghĩa của các cuộc họp này.
  6. Điều 27, về nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông còn một số nội dung chưa rõ hoặc cần giao cho HĐQT, như: Quyết định Quy chế nhân viên; Quyết định đề án hoạt động đối ngoại; Quyết định phương án xây dựng cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật; Thông qua phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, Tổ chức tín dụng khác;

—————————–

Bài được lưu ở đây:

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Mục "Bài viết" cập nhật các bài viết của các Luật sư ANVI đăng...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.370. Vực dậy sau bão số 3: Cần quyết sách mạnh mẽ...

Cần quyết sách mạnh mẽ trong hỗ trợ vốn. (TT) -  Cơn bão Yagi đã tàn...

Trích dẫn 

3.884. Đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo tác...

Đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo tác dụng ngược ngay lập tức. (VNF) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 227,067