732. Nên luật hóa nhiệm vụ giám sát và phản biện cho Báo chí

(PL) – Trong cuốn “Phản biện xã hội – câu hỏi đặt ra từ cuộc sống” của Nhà báo Trần Đăng Tuấn có viết: “Ở vị trí quyền lực, coi trọng phản biện sẽ có được phản biện xã hội có tổ chức, giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngược lại, tránh né phản biện xã hội, kết quả là nhận được phản biện xã hội tự phát – mảnh đất thuận lợi để hình thành tâm thế phản kháng xã hội”.  Nhiều năm trở lại đây, phản biện xã hội nói chung và phản biện chính sách pháp luật nói riêng được xem là một trong những hoạt động được các cơ quan báo chí quan tâm đầu tư.

Vận động bầu cử, Bộ trưởng cũng bình đẳng như dân thường - Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Pha – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội: “Báo chí Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác phản biện xã hội”

Ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội: Với vai trò quan trọng của Báo chí, nên luật hóa nhiệm vụ giám sát và phản biện cho Báo chí

Nhân kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Phóng viên Tạp chí Pháp lý đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Pha – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy Ban Pháp luật Quốc hội xung quanh công tác phản biện của Mặt trận và vai trò của các cơ quan báo chí đối với công tác đặc biệt quan trọng này.

Vai trò quan trọng của Báo chí đối với công tác phản biện xã hội

Phóng viên: Thưa ông, phản biện có ý nghĩa thế nào trong công tác phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là trong công tác xây dựng chính sách pháp luật? Mặt trận, các tổ chức chính trị xã hội nói chung và Báo chí nói riêng thời gian qua đã có những đóng góp thế nào trong công tác phản biện để xây dựng chính sách pháp luật?

Ông Nguyễn Văn Pha: Phản biện được hiểu là việc đưa ra các lập luận, phân tích nhằm chứng minh, khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một đề án đã được hình thành và công bố trước đó. Nhắc đến phản biện xã hội, tôi còn nhớ, trong cuốn “Phản biện xã hội – câu hỏi đặt ra từ cuộc sống”, đồng nghiệp của các bạn là anh Trần Đăng Tuấn đã viết “Phản biện và tự phản biện là cách để cuộc sống diễn ra, cuộc sống đi lên… Ở vị trí quyền lực, coi trọng phản biện sẽ có được phản biện xã hội có tổ chức, giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngược lại, tránh né phản biện xã hội, kết quả là nhận được phản biện xã hội tự phát – mảnh đất thuận lợi để hình thành tâm thế phản kháng xã hội”. Tôi đồng tình với quan điểm nói trên của anh Tuấn, rằng phản biện xã hội có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.

Về phía MTTQVN và các tổ chức thành viên, với vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, Mặt trận thực hiện phản biện xã hội trên hai lĩnh vực. Đó là xây dựng chủ trương, đường lối lớn của Đảng và xây dựng chính sách, pháp luật của nhà nước.

Cần luật hóa nhiệm vụ giám sát và phản biện cho Báo chí

Từ thực tiễn của việc báo chí tham gia giám sát, phản biện xã hội, Đảng ta đã chính thức ghi nhận báo chí cách mạng Việt Nam có chức năng phản biện xã hội. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, ghi rõ: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước…”

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì soạn thảo có 6 chương, 58 điều, trong đó có 35 điều mới, 23 điều cũ có sửa đổi bổ sung. Ngày 21/5, cơ quan chủ trì soạn thảo đã tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng Dự án Luật này. Tại Hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng cần thiết bổ sung thêm chức năng giám sát và phản biện của báo chí tại Điều 5 của dự thảo Luật.

Riêng đối với việc xây dựng chính sách, pháp luật, từ khi Đảng ta tiến hành đổi mới, MTTQ đã và đang tham gia ngày càng tích cực, chủ động vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật. Mặt trận và các tổ chức thành viên tham gia xây dựng pháp luật bằng nhiều hình thức trong đó có việc phản biện xã hội đối với dự án, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật. Mặc dù trước khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam mới dừng ở những quy định chung nhất trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng, chưa được cụ thể hóa trong các văn bản riêng, nhưng trên thực tế nhiều năm qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã thực hiện phản biện nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến quốc kế dân sinh trong nhiều dự thảo chính sách, pháp luật.

Cùng với Mặt trận và các tổ chức thành viên, các cơ quan báo chí thời gian gần đây cũng tham gia rất tích cực vào việc phản biện chính sách pháp luật của Nhà nước.

Đánh giá về vai trò của các cơ quan báo chí đối với công tác phản biện, ông Nguyễn Thiện Nhân – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam  từng cho rằng, báo chí là một trong những kênh thông tin hữu hiệu để Mặt trận thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của mình. Nhân kỉ niệm 90 năm ngày Báo chí CMVN, xin ông chia sẻ thêm về nhận định rất ý nghĩa mà Lãnh đạo Mặt trận dành cho Báo chí ?

Bản thân tôi cũng đánh giá cao sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí với Mặt trận trong việc phản biện chính sách, pháp luật. Theo tôi, báo chí là một trong những phương tiện quan trọng để giúp Mặt trận thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của mình, mối liên hệ này đã có tính hệ thống trong suốt nhiều năm qua, tạo thành một thế trận quan trọng truyền thông về công tác mặt trận.

Có thể thấy, những năm gần đây, các cơ quan báo chí luôn tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với MTTQ trong công tác truyền thông, làm cho Nhân dân hiểu về công tác mặt trận nói chung, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận nói riêng, từ đó giúp cho việc thực hiện các chức năng này của Mặt trận được hiệu quả hơn. Nhưng nói như vậy không có nghĩa hoạt động phản biện xã hội của các cơ quan báo chí phụ thuộc vào đường lối, kế hoạch của Mặt trận. Bởi, nhìn một cách khách quan, có thể thấy, báo chí thực hiện chức năng phản biện xã hội của mình một cách khá độc lập thông qua dư luận xã hội, thông qua việc đăng tải ý kiến, bài viết của các chuyên gia, các nhà khoa học về các vấn đề liên quan. Những nội dung phản biện của các cơ quan báo chí luôn là nguồn thông tin hữu ích đối với  Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tôn trọng và đặt lên hàng đầu các chủ trương của Đảng là yêu cầu và cũng là nguyên tắc “bất di bất dịch” trong hoạt động của các cơ quan báo chí. Tuy nhiên nguyên tắc này đôi khi khiến cho việc phản biện chính sách pháp luật của các cơ quan báo chí bị hạn chế. Với cương vị Lãnh đạo Mặt trận đồng thời lại là thành viên của UBPL Quốc hội, bằng  kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân, theo ông bằng cách nào, các cơ quan báo chí có thể khắc phục được khó khăn nói trên để thực hiện tốt công tác phản biện chính sách, pháp luật?

Đóng góp của các cơ quan báo chí vào công tác xây dựng chính sách, pháp luật là điều không thể phủ nhận và rất đáng ghi nhận. Chúng ta biết chủ trương, đường lối của Đảng được xem là một trong những “nguồn” của pháp luật. Việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật là việc Quốc hội, Chính phủ vẫn làm lâu nay, đảm bảo cho những chủ trương, đường lối ấy có đầy đủ cơ chế pháp lý để hiện thực hóa trong cuộc sống.  Đúng như bạn nói, tôn trọng các chủ trương, chính sách của Đảng là nguyên tắc hoạt động của các cơ quan báo chí. Cũng có người cho rằng việc tuân thủ nguyên tắc này đôi khi khiến ngòi bút của người làm báo thiếu đi sự cứng cỏi, sắc nhọn; làm hạn chế đến công tác phản biện chính sách, pháp luật.  Tuy nhiên, theo ý kiến của cá nhân tôi, chỉ cần người làm báo đặt niềm tin vào ngòi bút của mình, hướng ngòi bút của mình đến lẽ phải, đến những điều tốt đẹp cho nhân dân, cho xã hội thì sẽ chẳng khó khăn nào là không vượt qua được. Bởi suy cho cùng, phản biện nói chung và phản biện của các cơ quan báo chí đều hướng đến mục tiêu xây dựng những giá trị tốt đẹp hơn cho xã hội, cũng là nhằm đưa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Trong quá trình xây dựng chính sách pháp luật, Báo chí được coi là cầu nối giữa cơ quan ban hành pháp luật và đối tượng chịu sự điều chỉnh của các chính sách pháp luật. Ông đánh giá thế nào về hiệu quả thực hiện chức năng nói trên của các cơ quan báo chí thời gian qua?

Trong hoạt động xây dựng chính sách pháp luật, thông qua cầu nối là các cơ quan báo chí, người dân có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội, đó là những nguồn thông tin rất quan trọng giúp các cơ quan soạn thảo và ban hành văn bản pháp luật có tiếng nói từ thực tiễn cuộc sống để xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các vấn đề xã hội đó, đảm bảo tính khả thi và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Cũng thông qua báo chí, người dân biết đến các chính sách, pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành và bày tỏ quan điểm của mình về nội dung các chính sách, pháp luật này.

Thời gian gần đây, những phản biện của cơ quan báo chí về quy định ngực lép không được lái xe, quy định Bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học, quy định về số vòng hoa trong tang lễ hay mới nhất là sự tham gia của các cơ quan báo chí vào việc phản ánh những tác động của Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội là những ví dụ điển hình cho việc thực hiện vai trò cầu nối của các cơ quan báo chí. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên của các Bộ, Ngành, khi đưa ra lấy ý kiến nhân dân, hoặc khi biết thông tin, báo chí đã đồng loạt có những bài phản biện và kết quả là nhiều Bộ, Ngành phải thu hồi lại dự thảo, hoặc chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành mà không có tính khả thi.

Theo tôi, các cơ quan báo chí ngày càng thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa các cơ quan xây dựng pháp luật và người chịu ảnh hưởng của các văn bản do các cơ quan này ban hành. Với vai trò này, các cơ quan báo chí không những tham gia đề xuất xây dựng các chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn cuộc sống, đúng với mong muốn của nhân dân mà còn góp phần vào việc hạn chế tối đa các chính sách, pháp luật thiếu tính khả thi.

Cần luật hóa nhiệm vụ giám sát và phản biện cho Báo chí

Như ông đã thấy, bên cạnh việc thông qua dư luận, phát hiện sau đó đăng tải các bài viết phân tích bình luận những bất cập trong áp dụng chính sách pháp luật, các cơ quan báo chí còn thực hiện chức năng phản biện của mình thông qua hình thức phỏng vấn đối thoại với các quan chức, chính khách. Tuy nhiên những hình thức này chỉ thực sự hiệu quả khi nhiều cơ quan báo chí vào cuộc, khi nhiều chuyên gia và Đại biểu Quốc hội cùng lên tiếng. Qua thực tế này, theo ông để công tác phản biện hiệu quả hơn nữa, tới đây Mặt trận có nên là khâu trung gian kết nối các cơ quan báo chí, các chuyên gia, các ĐBQH vào các diễn đàn hay dưới các hình thức hợp tác phối kết hợp khác không ạ?

Đây là một ý kiến rất hay và chúng tôi sẽ cân nhắc vấn đề này. Nói về đóng góp của các diễn đàn khoa học, thời gian qua, Ủy ban Kinh tế ngân sách của Quốc hội có thường kì tổ chức các Diễn đàn kinh tế Mùa Xuân, Mùa Thu. Thông qua Diễn đàn, nhiều chuyên gia kinh tế đã tham gia phản biện về nội dung của không ít chính sách kinh tế, tham gia hiến kế góp phần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách này. Theo tôi, việc tổ chức diễn đàn này rất ý nghĩa.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng không ít lần tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận có tính chất “bàn tròn” với các chuyên gia, nhà khoa học nhằm huy động trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học giúp cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những góp ý, phản biện chất lượng đối với một số dự thảo chủ trương, chính sách có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đông đảo các tầng lớp nhân dân hoặc liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, việc tổ chức các cuộc gặp gỡ này chưa mang tính thường kỳ. Cá nhân tôi cho rằng, nếu như tổ chức được các diễn đàn tương tự nhằm kết nối cơ quan báo chí với các chính khách và chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng pháp luật một cách thường kì thì công tác phản biện nhằm xây dựng chính sách, pháp luật sẽ mang lại hiệu quả cao. Nếu Mặt trận làm được vai trò cầu nối đưa các chuyên gia và nhà khoa học đến gần hơn các cơ quan báo chí để các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ phản biện chính sách, pháp luật thì cũng là một việc rất tốt.

Hiến pháp năm 2013 đã có quy định về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Theo ông, những quy định mới này của Hiến pháp năm 2013 tới đây sẽ tác động thế nào đến việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội nói chung và các cơ quan báo chí nói riêng?

Để quy định về giám sát và phản biện xã hội của Hiến pháp năm 2013 đi vào cuộc sống, theo ông tới đây khi sửa Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Luật Báo chí, cần sửa đổi bổ sung nội dung liên quan trọng tâm nào để Mặt trận nói chung, các tổ chức chính trị xã hội và Báo chí phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác phản biện?

Giám sát và phản biện xã hội là việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội cũng như các cơ quan báo chí đã thực hiện nhiều năm nay. Việc Hiến pháp năm 2013 hiến định nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội  đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội nói chung và các cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ này.

Tuy nhiên, để quy định về giám sát và phản biện xã hội của Hiến pháp năm 2013 và của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống thì nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp luật để cụ thể hóa vấn đề này. Một trong những văn bản đó là Dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi). Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) đã có các quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật, các chương trình, dự án, đề án về kinh tế, xã hội của các cơ quan nhà nước. Như vậy, đối tượng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận đã bao quát hết chính sách, pháp luật của Nhà nước đang ở trong giai đoạn dự thảo, cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện. Theo tôi, quy định như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận thực hiện nhiệm vụ này đồng thời bảo đảm mục đích của hoạt động phản biện xã hội là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

Còn về Luật Báo chí, theo tôi được biết, Luật Báo chí hiện hành quy định 6 nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí, nhưng trong đó chưa đề cập đến nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội. Trong khi đó, thực tế cho thấy, hàng ngày, hàng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngoài việc thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền, giáo dục, giải trí… báo chí còn thực hiện chức năng giám sát, phản biện, tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuyệt đại đa số ấn phẩm của các cơ quan báo chí đều có chuyên mục pháp luật, hoặc liên quan đến pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật không chỉ là nhiệm vụ của báo chí, mà còn là đề tài hấp dẫn đối với công chúng, là nhu cầu cần tìm hiểu của bạn đọc. Theo tôi, để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này của các cơ quan báo chí, Luật Báo chí sửa đổi nên bổ sung các quy định về nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội của các cơ quan này.

Các chuyên gia pháp luật nói về vai trò quan trọng của Báo chí đối với công tác phản biện xã hội
 
    
Luật gia Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Hợp tác Doanh nghiệp và Báo chí trong môi trường biến đổi | Doanh nghiệp
Theo tôi, báo chí có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác phản biện xã hội. Thông qua báo chí, bạn đọc phản hồi lại các thông tin, điều này rất quan trọng thể hiện sự tương tác giữa báo chí với các nhà khoa học, giữa các ý kiến phản biện đối với các nhà hoạch định chính sách…Ở đây, báo chí không chỉ mang thông tin 1 chiều từ các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách đến bạn đọc, mà báo chí, tôi cho rằng, ở đâu có tự do báo chí, ở đâu có tự do thông tin…thì ở đó, người làm chính sách được một cái lợi lớn là thông qua tranh luận thì chân lý xuất hiện và khi anh lựa chọn chính sách như vậy thì trước hết chính sách đó đã được thẩm định ở trong xã hội. Thông qua báo chí, các nhà phản biện, các nhà khoa học…họ cũng thu lượm được rất nhiều ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau để từ đó họ có trách nhiệm hơn, từ đó họ có nhiều thông tin hơn để từ đó họ đưa ra được nhiều kiến giải mang tính khách quan, xây dựng và được kiểm chứng.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

Luật sư Trương Thanh Đức: 'Chuyển 2,5 triệu USD ra nước ngoài, không khó,  còn đúng luật'
Phản biện là yêu cầu tất yếu của một xã hội dân sự, một nền kinh tế thị trường. Đối với phản biện chung đã rất quan trọng, riêng đối với lĩnh vực kinh tế còn quan trọng hơn rất nhiều.

Thực ra các diễn đàn phản biện hiện nay chưa thực sự mang nhiều ý nghĩa và có tác dụng lớn tới các nhà hoạch định chính sách. Thực tế thời gian qua cho thấy, không ít các sự vụ, các chuyên gia nói cứ nói, còn việc tiếp thu hay lờ đi những ý kiến của họ , thì đó là việc của các nhà hoạch định chính sách . Đúng họ cũng chẳng tiếp thu, sai họ cũng chẳng có ý kiến nên đôi khi các nhà kinh tế, khoa học họ nản và không muốn góp ý nữa. Cái gì cũng vậy, nếu làm mà không có tác dụng hoặc tác dụng ngược thì cũng khiến những ý kiến góp ý sẽ ngày một ít đi. Thứ nữa, là hình thức và phương pháp góp ý cũng không phù hợp, có những việc cứ đưa lên mạng mấy tháng nhưng cũng chẳng có ý kiến nào góp ý, trong khi vẫn tổ chức không biết bao các hội nghị làm tiêu tốn không biết bao nhiều thời gian và tiền của của nhà nước.

Theo ông Trương Thanh Đức, vai trò của Báo chí trong công tác phản biện rất quan trọng. Nếu mà không có phương tiện truyền thông, báo chí thì tất cả các phản biện đều không được người dân biết đến và khó để các nhà hoạch định chính sách tiếp thu ý kiến.

Luật gia Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh

Vụ vợ đại gia Dũng “lò vôi” tố ông Võ Hoàng Yên: Phỏng vấn phó Chủ nhiệm  Đoàn Luật sư TPHCM

Các ý kiến phản biện các chính sách pháp luật của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế là một nguồn quan trọng trong việc xây dựng các chính sách pháp luật ở nước ta. Ý kiến của các chuyên gia giúp chúng ta có cái nhìn chuyên sâu hơn về một vấn đề và là một trong những cơ sở để nhà làm luật cân nhắc. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, thực hiện phản biện chính sách pháp luật của các chuyên gia cao hơn nữa thì chúng ta cần có những chính sách cụ thể, rõ ràng, khuyến khích và hỗ trợ để họ tiếp tục và chuyên tâm vào các hoạt động trên.

Tôi cho rằng, hiệu ứng của các Diễn đàn kinh tế trong thời gian qua mang lại là vô cùng khả quan như Diễn đàn kinh tế mùa Xuân 2014, Diễn đàn kinh tế mùa Thu 2014, Diễn đàn kinh tế mùa Xuân 2015… Các diễn đàn này đã cung cấp những nghiên cứu, báo cáo cụ thể, tỉ mỉ, chính xác về tình hình kinh tế Việt Nam, đánh giá những tác động của chính sách pháp luật đối với nền kinh tế và chỉ ra những bất cập hay kẽ hở pháp luật. Tôi cho rằng đây là những nghiên cứu và quan điểm rất thật và có cơ sở, đặt ra cho các nhà lập pháp yêu cầu cải cách, hoàn thiện pháp luật ngày một tốt hơn.

Trân trọng cảm ơn ông!
Nhóm PV Nội chính (thực hiện)

——————

Pháp lý (Đối thoại) 21-6-2015:

http://phaply.net.vn/dien-dan/doi-thoai/ong-nguyen-van-pha-pho-chu-tich-uy-ban-trung-uong-mat-tran-to-quoc-viet-nam-uy-vien-uy%CC%89-ban-phap-lua%CC%A3t-cua-quoc-hoi-voi-vai-tro-quan-trong-cua-bao-chi-nen-luat-hoa-nhiem-vu-giam-s.html

(297/4.258)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,657