76. Dừng đăng ký xe máy: Bất hợp pháp hay bất hợp lý?

Hiện nay, có rất nhiều ý kiến cho rằng, việc Hà Nội tạm dừng đăng ký mô tô, xe máy (dưới đây gọi chung là xe máy) là vi phạm quy định về quyền sở hữu của công dân trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự. Chỉ có một vài ý kiến “bào chữa” cho Hà Nội, vì đặc thù riêng, được phép làm như vậy trên cơ sở Pháp lệnh Thủ đô và Nghị quyết số 13 của Chính phủ về bảo đảm an toàn giao thông.

Mặc dù, tôi cũng là một trong những “nạn nhân” và là người không đồng tình với “lệnh cấm” trên, nhưng với tư cách là một luật sư, tôi lại cho rằng, đó không phải là một quy định trái pháp luật.

Việc hạn chế đăng ký xe máy là không vi phạm Hiến pháp và Bộ luật Dân sự về quyền sở hữu. Mọi người dân Hà Nội vẫn có thể mua và có quyền sở hữu xe máy theo quy định của pháp luật, chỉ không được phép đăng ký xe tại nội thành để lưu hành. Về mặt pháp lý, giấy chứng nhận đăng ký xe máy cũng không phải là giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Việc cấm đăng ký xe máy với mục đích là nhằm hạn chế tối đa sự gia tăng của xe máy lưu thông, buộc mọi người phải xe buýt, xe đạp, đi bộ,… thậm chí hạn chế bớt nhu cầu đi lại nếu không thật sự cần thiết, để tránh tình trạng ùn tắc giao thông

Tuy nhiên có một thực tế là, việc tắc đường không phải lỗi ở xe máy mà là ở chỗ quá tải về lưu lượng dân số và mật độ giao thông. Với con người, đường xá và nhu cầu đi lại như hiện nay, thì xe máy là phương tiện hữu dụng, hợp lý nhất. Nếu phần lớn chuyển sang đi ô tô, thì sẽ ùn tắc gấp nhiều lần hiện nay. Nếu tất cả đi xe đạp, thì chắc chắc cũng như vậy (vì tuy diện tích chiếm chỗ có ít hơn xe máy nhưng tốc độ giải phóng đường thì lại thua xa xe máy). Ai cũng thấy rằng, diện tích mặt đường quá thiếu so với con người và nhu cầu đi lại. Đây đơn thuần chỉ là một kết cục tất yếu trong quá trình vận động của xã hội. Cũng tương tự như tự nhiên, khi nước dâng lên, nếu chỉ lo đắp đê để che chắn, bưng bít, mà không tìm cách khai thông, uốn nắn dòng chảy, thì tất yếu đến lúc tức nước vỡ bờ, tất yếu bất lực trước “dòng chảy” của cuộc sống. Với thực trạng như hiện nay, nếu tất cả dân Hà Nội đi bộ thay vì đi xe máy, thì tắc đường cũng vẫn hoàn tắc đường.

Việc cấm đăng ký xe máy, thực chất cũng tương tự như việc cấm xe cộ đi 2 chiều, cấm xe ô tô đi vào một số đường phố, thậm chí cấm hẳn đường trong một thời gian nhất định. Việc này thì ở thành phố nào cũng có, một số thành phố nước ngoài còn cấm luôn cả đi xe máy trong thành phố. Việc cấm đoán đó cũng không thể coi là trái luật, vì chính đó cũng là một dạng quy định của pháp luật về giao thông. Về nguyên tắc, đèn đỏ là không được đi, nhưng rõ ràng, nhiều đường phố tại TP Hồ Chí Minh cho phép rẽ phải hoặc rẽ trái, thậm chí là đi thẳng khi đèn đỏ.

Cho rằng quy định trên của Hà Nội là hiện tượng phép vua thua lệ làng, là lách luật hay là trái luật, thì đã là một sự suy diễn quá rộng. Nếu cho rằng, việc không cho đăng ký xe máy tại nội thành Hà Nội là trái pháp luật, thì chẳng hoá ra còn vô vàn quy định “gò bó” khác của Chính phủ và của các bộ là trái luật. Chẳng hạn, quy định của Chính phủ về lệ phí trước bạ ô tô, xe máy lần đầu tại thành phố, thị xã (nơi đóng tỉnh lỵ) cao gấp 2,5 lần so với nơi khác.

Vấn đề là ở chỗ, nhiều quy định không hề trái luật (đôi khi vì luật của ta hiểu thế nào cũng được), nhưng nhiều trường hợp là rất vô lý, ra rời thực tế, gây khó cho cuộc sống và không mang lại lợi ích gì cho xã hội. Chẳng hạn, riêng cách bố trí giao thông trên một con đường Tôn Đức Thắng , Hà Nội cũng đã có nhiều điểm bất hợp lý từ lâu mà chưa được sửa chữa. Cách đây vài tháng, ai đó đã có “sáng kiến” bịt lối rẽ trái từ phố Tôn Đức Thắng sang phố Hàng Cháo và cách đây vài ngày, nó lại được mở ra. Việc mở lại đường này không phải do việc bịt đường trước đó là trái pháp luật, mà chỉ vì nó là một sự thiếu hợp lý.

Sắp tới, HĐND và UBND thành phố Hà Nội có thể bãi bỏ (và nên bỏ) quy định về việc hạn chế đăng ký xe máy tại nội thành, nhưng là vì sự bất hợp lý với cuộc sống, không phù hợp với thực tế xã hội, không giải toả được vấn nạn giao thông đô thị, chứ hoàn toàn không phải là vì nó trái với Hiến pháp, pháp luật.

 

 

______________________

Trương Thanh Đức

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

64-68, Lý Thường Kiệt, Hà Nội

942.6291-423 – 090.345.9070

duc@vib.com.vn

 

Bạn đọc viết: Dừng đăng ký xe máy: Bất hợp lý hay bất hợp pháp (12/13/2005 7:43:00 PM)
(Hanoinet) Hiện nay, có rất nhiều ý kiến cho rằng, việc các quận nội thành Hà Nội tạm dừng đăng ký mô tô, xe máy (dưới đây gọi chung là xe máy) là vi phạm quy định về quyền sở hữu của công dân trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự. Chỉ có một vài ý kiến cho rằng Hà Nội, vì đặc thù riêng, được phép làm như vậy trên cơ sở Pháp lệnh Thủ đô và Nghị quyết số 13 của Chính phủ về bảo đảm an toàn giao thông. Mặc dù, tôi cũng là một người không đồng tình với “lệnh cấm” trên, nhưng với tư cách là một luật sư, tôi lại cho rằng, đó không phải là một quy định trái pháp luật.

Việc hạn chế đăng ký xe máy là không vi phạm Hiến pháp và Bộ luật Dân sự về quyền sở hữu. Mọi người dân Hà Nội vẫn có thể mua và có quyền sở hữu xe máy theo quy định của pháp luật. Về mặt pháp lý, giấy chứng nhận đăng ký xe máy cũng không phải là giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Việc cấm đăng ký xe máy ở nội thành với mục đích là nhằm hạn chế tối đa sự gia tăng của xe máy lưu thông, buộc mọi người phải đi xe buýt, xe đạp, đi bộ,… thậm chí hạn chế bớt nhu cầu đi lại nếu không thật sự cần thiết, để tránh tình trạng ùn tắc giao thông.
Tuy nhiên có một thực tế là, việc tắc đường không phải lỗi ở xe máy mà là ở chỗ quá tải về lưu lượng dân số và mật độ giao thông. Với con người, đường sá và nhu cầu đi lại như hiện nay, thì xe máy là phương tiện hữu dụng, hợp lý nhất. Nếu phần lớn chuyển sang đi ô tô, thì sẽ ùn tắc gấp nhiều lần hiện nay. Nếu tất cả đi xe đạp, thì chắc chắn cũng như vậy (vì tuy diện tích chiếm chỗ có ít hơn xe máy nhưng tốc độ giải phóng đường thì lại thua xa xe máy). Ai cũng thấy rằng, diện tích mặt đường quá thiếu so với con người và nhu cầu đi lại. Ðây đơn thuần chỉ là một kết cục tất yếu trong quá trình vận động của xã hội. Cũng tương tự như tự nhiên, khi nước dâng lên, nếu chỉ lo đắp đê để che chắn, bưng bít, mà không tìm cách khai thông, uốn nắn dòng chảy, thì tất yếu đến lúc tức nước vỡ bờ, tất yếu bất lực trước “dòng chảy” của cuộc sống. Với thực trạng như hiện nay, nếu tất cả dân Hà Nội đi bộ hay đi xe đạp thay vì đi xe máy, thì tắc đường cũng vẫn hoàn tắc đường.
Việc cấm đăng ký xe máy ở nội thành , thực chất cũng tương tự như việc cấm xe cộ đi 2 chiều, cấm xe ô tô đi vào một số đường phố, thậm chí cấm hẳn đường trong một thời gian nhất định. Việc này thì ở thành phố nào cũng có, một số thành phố nước ngoài còn cấm luôn cả đi xe máy trong thành phố. Việc cấm đoán đó cũng không thể coi là trái luật, vì chính đó cũng là một dạng quy định của pháp luật về giao thông. Về nguyên tắc, đèn đỏ là không được đi, nhưng rõ ràng, nhiều đường phố cho phép rẽ phải hoặc rẽ trái.
Cho rằng quy định trên của Hà Nội là hiện tượng phép vua thua lệ làng, là lách luật hay là trái luật, thì đã là một sự suy diễn quá rộng. Nếu cho rằng, việc không cho đăng ký xe máy tại nội thành Hà Nội là trái pháp luật, thì chẳng hoá ra còn nhiều quy định khác là trái luật, chẳng hạn như quy định về lệ phí trước bạ ô tô, xe máy lần đầu tại thành phố, thị xã (nơi đóng tỉnh lỵ) cao gấp 2,5 lần so với nơi khác.
Vấn đề là ở chỗ, nhiều quy định không hề trái luật (đôi khi vì luật của ta hiểu thế nào cũng được), nhưng nhiều trường hợp là rất vô lý, ra rời thực tế, gây khó cho cuộc sống và không mang lại lợi ích gì cho xã hội. Chẳng hạn, riêng cách bố trí giao thông trên một con đường Tôn Ðức Thắng cũng đã có nhiều điểm bất hợp lý từ lâu mà chưa được sửa chữa. Cách đây vài tháng, ai đó đã có “sáng kiến” bịt lối rẽ trái từ phố Tôn Ðức Thắng sang phố Hàng Cháo và cách đây vài ngày, nó lại được mở ra. Việc mở lại đường này không phải do việc bịt đường trước đó là trái pháp luật, mà chỉ vì nó là một sự thiếu hợp lý.
Sắp tới, có thể HÐND và UBND TP Hà Nội bãi bỏ quy định về việc hạn chế đăng ký xe máy tại nội thành, nhưng là vì sự bất hợp lý với cuộc sống, không phù hợp với thực tế xã hội, không giải toả được vấn nạn giao thông đô thị, chứ hoàn toàn không phải là vì nó trái với Hiến pháp, pháp luật.

 

 

Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

——

Bài đã đăng trên Báo Kinh tế Đô thị ngày 14-12-2005

(1/4 bài giới thiệu trong mục Chính trị – Xã hội trang báo điện tử)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.712. Hàng loạt vụ mất tiền trên tài khoản,...

(KTĐT) - Dồn dập các vụ mất tiền trên tài khoản, rồi mất ở sổ...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,635