87. Được phép hay bị bắt buộc phải vượt giới hạn bảo lãnh.

(ANVI) – Góp ý Dự thảo Quyết định của Thống đốc NHNN về Phạm vi và thủ tục xem xét cho phép tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh vượt giới hạn quy định:

  1. Về phạm vi và điều kiện Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép thực hiện bảo lãnh vượt giới hạn:
  • Mặc dù tên của Dự thảo giải quyết một vấn đề rất có ý nghĩa mà các tổ chức tín dụng được làm là “Phạm vi và thủ tục xem xét cho phép tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh vượt giới hạn quy định”, tuy nhiên, nội dung không thấy thể hiện cái “được” mà chỉ thấy những điều kiện thủ tục khó khăn.
  • Theo khoản 2, Điều 79, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2001 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, thì mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một tổ chức tín dụng không được vượt quá vốn tự có của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Theo Điều 7, Quy chế bảo lãnh ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thì tổng số dư bảo lãnh đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng cũng do Thống đốc quyết định.
  • Như vậy, nếu quy định chỉ những dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư mới được Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép bảo lãnh vượt giới hạn, thì sẽ không đáp ứng được hết các trường hợp cần thiết bảo lãnh vượt giới hạn do yêu cầu thực tế đặt ra. Chẳng hạn trường hợp tổ chức tín dụng phải thực hiện nghĩa vụ trả thay cho nghĩa vụ bảo lãnh đối với khách hàng làm cho dư nợ vay của khách hàng tại tổ chức tín dụng vượt 15% vốn tự có, thì cũng có thể xin Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện bảo lãnh vượt giới hạn cho phép nếu đáp ứng được những điều kiện nhất định.
  • Vì vậy, ngoài những dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư được Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép tổ chức tín dụng bảo lãnh vượt giới hạn, thì Ngân hàng Nhà nước nên mờ rộng phạm vi và các điều kiện đã quy định để các trường hợp khác cũng có thể được xem xét bảo lãnh vượt giới hạn. Việc này hoàn toàn có cơ sở pháp lý và cần thiết. Đặc biệt cũng chính do quy định của Nhà nước, nghiệp vụ mở L/C trả ngay trước kia không bị giới hạn bởi tỷ lệ 15%, thì hiện nay cũng đã được tính chung vào giới hạn bảo lãnh.
  1. Về kết cấu của văn bản:
  • Cả văn bản có tên gọi là quy định về phạm vi và thủ tục xem xét cho phép tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh vượt giới hạn quy định. Do vậy, không nên đưa toàn bộ nọi dung trên vào 1 điều, mà cần tách Điều 1 thành 2 điều: Điều 1 quy định về phạm vi và điều kiện xem xét; Điều 2 quy định về thủ tục xem xét, cho phép thực hiện bảo lãnh vượt giới hạn quy định.
  • Điều quy định về “Hồ sơ xin phép thực hiện bảo lãnh vượt giới hạn quy định”. Tất cả các thông tin liên quan mà Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức tín dụng cung cấp để xem xét, thì nên quy định trong phần hồ sơ và quy định tổ chức tín dụng cần phải cung cấp theo hình thức nào, nếu là văn bản thì là bản chính hay bản sao, bản sao có phải chứng thực hay không. Còn những vấn đề khác như việc cung cấp hồ sơ đó cho Ngân hàng Nhà nước, cung cấp như thế nào nên quy định trong Điều 2 về thủ tục xin phép.
  1. Về hình thức ban hành văn bản:
  • Việc cho phép tổ chức tín dụng được thực hiện bảo lãnh vượt mức quy định đã được quy định tại khoản 1, Điều 79, Luật Các tổ chức tín dụng, vì vậy nên ban hành Thông tư hướng dẫn, mà không nên ban hành dưới hình thức Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
  • Nếu kết cấu văn bản theo điều khoản, thì cần đặt tên gọi các điều, không nên qhông quy định một cách chung chung như Dự thảo.
  1. Về một số câu chữ trong văn bản:
  • Điều 2 của Dự thảo nên sửa đoạn “… yêu cầu tổ chức tín dụng ngừng việc cho vay, thực hiện các biện pháp cần thiết giảm dư nợ, đảm bảo tỷ lệ an toàn về cho vay theo quy định hiện hành” thành “… thì tổ chức tín dụng phải ngừng việc cho vay thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm dư nợ, đảm bảo tỷ lệ an toàn về cho vay theo quy định hiện hành”.
  • Điều 3 nên sửa trách nhiệm thi hành của “chủ tịch Hội đồng quản trị” thành “Hội đồng quản trị”, để bảo đảm nguyên tắc tổ chức và trách nhiệm của tập thể chứ không phải là trách nhiệm của cá nhân Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Trân trọng tham gia!

—————————–

Bài được lưu ở đây:

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

 

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,613