89. Góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành chứng khoán trong và ngoài ngoài nước của tổ chức

  • (ANVI) – Đối với việc phát hành chứng khoán ra nước ngoài của tổ chức là người cư trú: Dự thảo Thông tư quy định người cư trú là tổ chức được phép phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài thông qua các hình thức phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác (trừ hình thức phát hành trái phiếu) phải mở một tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ tại một Tổ chúc tín dụng được phép. Đồng thời, toàn bộ nguồn thu bằng ngoại tệ từ việc phát hành lần đầu, phát hành thêm chứng khoán phải chuyển về nước thông qua tài khoản này trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán tiền mua chứng khoán theo quy định của tổ chức phát hành. Như vậy, quy định này được hiểu rằng các nguồn thu khác ngoài việc phát hành chứng khoán lần đầu và phát hành thêm chứng khoán thì tổ chức đó được giữ lại và không phải chuyển về tài khoản này. Do đó, vấn đề này cần được làm rõ hơn. Thứ hai quy định toàn bộ nguồn thu bằng ngoại tệ từ việc phát hành lần đầu, phát hành thêm chứng khoán phải chuyển về nước thông qua tài khoản này trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán tiền mua chứng khoán là một hạn chế lớn đối với các tổ chức phát hành. Việc mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép chỉ nên dừng lại ở việc quản lý mang tính kiểm soát, thống kê chứ không nên ràng buộc quá chặt chẽ việc chuyển ngoại tệ thu được trong thời hạn bó buộc như vậy. Hơn nữa Dự thảo Thông tư quy định thời hạn chuyển ngoại tệ về nước trong vòng 05 ngày nhưng lại không có chế tài cho trường hợp vi phạm thì quy định sẽ dễ bị vi phạm một cách thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 19 Nghị định 160 về quản lý ngoại hối có quy định “trường hợp đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư gián tiếp, lợi nhuận và các nguồn thu từ hình thức đầu tư gián tíếp phải chuyển về nước chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư” Như vậy, quy định chuyển ngoại tệ về nước sau 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán tiền mua chứng khoán như trong Dự thảo Thông tư có phải là sự mâu thuẫn và trái với Nghị định 160 về quản lý ngoại hối không?
  • Điều 3 Dự thảo Thông tư quy định “Người cư trú là tổ chức được phép phát hành chứng khoán ở nước ngoài có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện tiếp nhận vốn phát hành, ký quỹ, chi trả cổ tức, lãi chứng khoán hoặc để đáp ứng cho các nhu cầu chi thường xuyên khác được Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.” Với quy định này, các tổ chức là người cư trú được cho phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài nhưng không được hướng dẫn cụ thể về điều kiện, về trình tự mà chỉ nêu rất chung chung là “được Ngân hàng Nhà nước xem xét”. Thiết nghĩ, Ngân hàng Nhà nước nên quy định cụ thể về vấn đề này: trường hợp nào được mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài, điều kiện mở, thủ tục mở,…Nếu không quy định cụ thể, các tổ chức được quyền trên văn bản nhưng không thực thi được trên thực tế. Hơn nữa, đây là vấn đề rất thiết thực đối với các tổ chức phát hành chứng khoán ở nước ngoài.
  • Điều 5 nêu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng được phép mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ cho người cư trú là tổ chức được phép phát hành chứng khoán ở nước ngoài như sau:
  • Quy định các giấy tờ, chứng từ mà tổ chức được phép phát hành chứng khoán phải xuất trình khi thực hiện các giao dịch thu, chi thông qua tài khoản này;

Nên bổ sung trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc thống nhất và chuẩn hóa hệ thống các tài liệu cần thiết xuất trình để tạo thuận lợi cho người cư trú là tổ chức trong quá trình mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ; tránh tình trạng mỗi tổ chức tín dụng khác nhau lại có yêu cầu khác nhau gây phiền hà cho người cư trú là tổ chức; đồng thời việc chuẩn hóa các tài liệu này cũng tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả cho hoạt động kiểm tra, báo cáo của tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước. Vấn đề này cũng được áp dụng tương tự đối với điều 12 quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép mở Tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng đồng Việt Nam cho Người không cư trú là tổ chức được phép phát hành chứng khoán ở nước ngoài

  • Vấn đề về việc sử dụng lợi nhuận và các nguồn thu ngoại tệ này để tái đầu tư không được đề cập đến trong Dự thảo Thông tư. Như vậy, nếu người cư trú là tổ chức muốn dùng ngoại tệ thu được này để tái đầu tư vào hoạt động chứng khoán ở nước ngoài thì phải thực hiện những thủ tục nào?

—————————–

Bài được lưu ở đây:

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.414. Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực...

Lấp lỗ hổng quản lý trong đầu tư trực tuyến tiền ảo, tài chính, chứng...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,561