90. Cần thay đổi về quan điểm, cải tiến về thủ tục và chuẩn hoá về từ ngữ.

(ANVI) – Góp ý Dự thảo Thông tư Hướng dẫn việc vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức, cá nhân (do NHNN Việt Nam soạn thảo):

Về vấn đề đăng ký nợ vay quá hạn:

  • Tại điểm 10 mục I, Dự thảo Thông tư đưa ra hai phương án về đăng ký nợ vay ngắn hạn. Theo Phương án 2 thì các khoản vay nước ngoài ngắn hạn không phải thực hiện đăng ký. Đây là phương án rất hợp lý vì đối với khoản vay ngắn hạn, thời hạn vay không dài, việc sử dụng vốn cần linh hoạt hiệu quả nếu không phải đăng ký thì tổ chức, cá nhân có thể tiết kiệm được thời gian và sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu chấp nhận phương án này thì Thông tư lại trái với quy định tại khoản 5, Điều 4, Quy chế Quản lý vay và trả nợ nước ngoài, ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01-11-2005 của Chính phủ. Theo đó, tất cả các khoản vay nước ngoài đều phải được đăng ký chính thức với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Chính phủ sau khi ký kết.
  • Trong việc đăng ký nợ vay ngắn hạn, thì trong trường hợp cần thiết Ngân hàng Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký. Thông tư nên xác định rõ là những trường hợp cần thiết nào thì Ngân hàng Nhà nước phải yêu cầu doanh nghiệp đăng ký nợ vay ngắn hạn.
  1. Về vấn đề xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay của NHNN:
  • Theo hướng dẫn tại điểm 16.2, mục V của Dự thảo Thông tư, thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông báo việc xác nhận hay từ chối xác nhận đăng ký hoặc đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên Dự thảo lại không quy đinh hồ sơ hợp lệ bao gồm những nội dung nào mà chỉ hướng dẫn về hồ sơ đăng ký vay, hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay.
  • Về thời gian xác nhận, từ chối đăng ký vay, Dự thảo Thông tư hướng dẫn chưa hợp lý:
    • Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ và Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản trong thời gian 15 ngày làm việc trong trường hợp cần thêm thông tin để xác nhận hoặc từ chối đăng ký kể từ ngày nhận hồ sơ.
    • Nếu hồ sơ không hợp lệ, thì phải mất 15 ngày để Ngân hàng Nhà nước lấy thêm những thông tin cần thiết và và sau đó, đã có hồ sơ hợp lệ vẫn mất thêm 15 ngày để nhận được thông báo trả lời. Thời gian như vậy là quá dài. Do vậy để đảm bảo các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp, cá nhân sử dụng được linh hoạt, có hiệu quả, Thông tư nên ấn định về thời gian xác nhận hoặc từ chối xác nhận là 5 đến 7 ngày làm việc.
  • Do đó, cần đơn giản hoá tối đa thủ tục và rút ngắn thời hạn đăng ký, nhất là trong trường hợp lựa chọn phương án phải đăng ký cả các khoản vay ngắn hạn.
  1. Về một số thuật ngữ trong văn bản:
  • Điểm 1, Mục I viết “người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng thuộc khu vực công hoặc khu vực tư nhân (gọi chung là doanh nghiệp)” thì sau đó cần sử dụng thống nhất thuật ngữ doanh nghiệp như đã định nghĩa (không nên nhắc lại “Doanh nghiệp thuộc khu vực công và doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân” như điểm 15.1 Mục 5).
  • Dự thảo không nhắc đến hình thức “trực tiếp ký vay” trong Nghị định 134 nhưng lại đưa ra hình thức vay “Vay bằng tiền”. Vậy khác nhau như thế nào ?.
  • Việc dùng thuật ngữ “người cho vay nước ngoài” hay “bên cho vay nước ngoài” trong Thông tư nên thống nhất với Nghị định 134 là “người cho vay nước ngoài”.
  • Cụm từ “Thuê tài chính” tại điểm 3, Mục I, Thông tư cần sửa thành “Thuê mua tài chính với nước ngoài” cho đúng với viết tuy nhiên khoản 5 Điều 2 Nghị định 134 lại quy định là do vậy TT nên bổ sung là “Thuê mua tài chính”.
  • Cụm từ “trong thời gian 15 ngày làm việc” cần sửa lại thành “trong thời hạn 15 ngày làm việc”.
  • Thay thế khái niệm “bản sao có công chứng” bằng “bản sao có chứng thực” hoặc tự sao y cho phù hợp với Luật Công chứng có hiệu lực từ 01-7-2007.

Trân trọng tham gia!

—————————–

Bài được lưu ở đây:

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.279. Tình trạng thuê người mua ngoại tệ: Cần...

(HNM) - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,707