98. Tổng hợp một số vấn đề về Luật các TCTD

(ANVI) – Hội thảo định hướng xây dựng Luật NHNN và Luật các TCTD.

UB Kinh tế, NHNN, HHNH – HCM 26-12-2007.

  1. Các ngân hàng thương mại đang bị khủng khoảng về mặt pháp lý. Đang phạm luật nghiêm trọng vì không biết thực hiện việc tổ chức và quản trị theo Luật nào. Theo Luật Doanh nghiệp thì mâu thuẫn lớn với quy định của Chính phủ và NHNN. Theo quy định của NHNN thì lại trái với Luật Doanh nghiệp. Đây là một vấn đề khiếm khuyết, rủi ro pháp lý khá nghiêm trọng đối với các ngân hàng thương mại, nhất là từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực.
  2. Việc tổ chức và quản trị ngân hàng rất đặc thù, chỉ có thể ápdụng 1 phần, không thể áp dụng theo nhiều quy định của Luật Doanh nghiệp, trong khi đó thì Luật các Tổ chức tín dụng mới chỉ quy định về nghiệp vụ ngân hàng, mà chưa có quy định cụ thể về tổ chức và quản trị. Hiện nay, có rất nhiều quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về tổ chức và hoạt động của ngân hàng cổ phần mâu thuẫn hoặc khác với quy định của Luật Doanh nghiệp, ví dụ:
  • Số lượng cổ đông tối thiểu: 3-35-100;
  • Tỷ lệ sở hữu cổ phần Luật doanh nghiệp có thể đến 99,9%, Ngân hàng chỉ 10-15-20%;
  • Thành viên HĐQT độc lập;
  • Người đại diện trong quan hệ tố tựng của Ngân hàng cổ phần (thực hiện theo Nghị định và Quyết định của NHNN rằng Tổng Giám đốc là người đại diện tố tụng không được 1 số Toà án chấp nhận), vì mâu thuẫn với người đại diện theo Pháp luật lại là Chủ tịch HĐQT;
  • Tương tự, một loạt vấn đề quan trọng về cổ phần, cổ phiếu (mua lại cổ phần, giảm vốn điều lệ), Đại hội đồng cổ đông,… không được quy định trong luật.
  1. Văn bản nào chỉ ra rằng điều nào, khoản nào được áp dụng theo Luật Doanh nghiệp, điều nào, khoản nào thì không. Chỉ có Luật về hoạt động ngân hàng mới được phép làm như vậy. Để Nghị định, thông tư chỉ ra hoặc quy định khác với Luật Doanh nghiệp như hiện nay là không đúng nguyên tắc. Vì vậy cần một Luật doanh nghiệp thứ 2 về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
  2. Quan điểm xây dựng:
    • Luật quy định còn chung chung, không tạo ra được hành lang pháp lý cần thiết. Ví dụ, có những nội dung 10 năm bỏ ngỏ như Khoản 4, Điều 54 “Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lãi suất”, Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 quy định như sau: “Tổ chức tín dụng được miễn, giảm lãi suất, phí; gia hạn nợ; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Việc đảo nợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.” Như vậy Luật đã cho phép các tổ chức tín dụng được đảo nợ cả chục năm nay, nhưng trên thực tế thì câu trả lời lại là không được, vì chưa có lời giải, do đã bị chặn đứng trước hai chữ “Chính phủ”.
    • Luật phải tránh tình trạng quy định không rõ, không cấm, cũng không cho nên các ngân hàng không biết phải làm thế nào. Ví dụ Luật cho phép thành lập công ty quản lý tài sản và xử lý nợ, nhưng không nói gì đến cấm hay được thành lập Công ty kinh doanh bất động sản, dẫn đến thực tế xin xỏ một hồi mới biết là bị cấm.
    • Điều 77, quy định cấm cho vay đối với thành viên HĐQT. Thành viên HĐQT ngân hàng chỉ có thể là cá nhân, khác với thành viên Liên hợp quốc, thành viên mặt trận tổ quốc, nhưng trên thực tế lại bị áp đặt cám cả thành viên cá nhân và cả doanh nghiệp có cá nhân tham gia HĐQT ngân hàng.
    • Vì vậy, cần xác định rõ quan điểm soạn thảo:
  • Thứ nhất: Quy định rõ những điều cấm và quy định tất cả các trường hợp được làm. Không bao giờ có thể quy định được, vì vậy, chỉ còn cách thứ hai là
  • Thứ hai: Chỉ quy định những điều cấm và các giới hạn, tỷ lệ an toàn; còn lại sẽ được hiểu là doanh nghiệp được làm tất cả những gì Pháp luật không cấm.

—————————–

Bài được lưu ở đây:

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,917