Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát về bồi thường dân sự và chính sách hình sự đối với bị cáo Trương Mỹ Lan.
(ANVI) – Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm thấy áy náy, day dứt, băn khoăn, trăn trở, không tâm phục, khẩu phục, nhưng không thể cãi hay nói đúng hơn là chấp nhận thành khẩn để đỡ thiệt thân.
Cũng như nhiều vụ cho vay khác, khi đều có tài sản bảo đảm, đúng ra phải xử lý xong quan hệ dân sự, thương mại, tức cấn trừ thực sự, xử lý xong tài sản bảo đảm, thì mới cho ra con số thiệt hại thật rõ để xem xét xử lý hình sự, tránh sai lầm xương máu như vụ EPCO – Minh Phụng.
Nhưng vì trừ trước đến nay cứ quy buộc ngay khi mọi việc con dang dở, vì vậy phải chặn và giữ khư khư các lập luận kiểu như: Việc đưa vào tất cả tài sản bảo đảm hay bán nợ cho VAMC, đều chỉ là phương thức, thủ đoạn phạm tội. Luật không hề quy định nhưng cứ coi như có chức vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý.
Vì không hợp lý về tổng thể và bản chất vấn đề, nên mới phải sáng tạo áp dụng Nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo, nhân văn, nhân đạo: Trừ tội phần tiền vay được bảo đảm ngang giá bằng giá trị tài sản bảo đảm.
Do đó, cùng tính chất, hành vi, ý thức, mục đích như nhau, nhưng may hay được định giá cao đủ & thừa bảo đảm thì không tội; còn đen hay tính ra giá thấp, thiếu đồng nào thì ép vào tội đồng đó. Thậm chí lý luận có lợi nên đổ đồng trộn lẫn, thành ra cả khoản vay có giá trị tài sản bảo đảm cao hơn (dù định giá khá thấp), vẫn cứ phạm tội.
Vì phải áp dụng nguyên tắc chữa cháy, nên có quá nhiều vô lý, mâu thuẫn, bất cập ầm ầm.
Link Luận cứ thứ ba tranh cãi mãi mà người ta vẫn cứ không chịu hiểu:
ANVI – Tranh luận lần thứ 3 bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan
Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI