1.726. Cơ quan quản lý nói gì về 1,3 triệu phương tiện sẽ bị xử phạt vì không có giấy tờ gốc?

(VOVGT) – Nếu ngân hàng không trả bản gốc đăng ký xe cho người thế chấp thì gần 1,3 triệu phương tiện lưu thông có thể bị công an xử phạt bất cứ lúc nào.

Theo số liệu của Cục đăng ký giao dịch bảo đảm quốc gia (Bộ Tư pháp) hiện cả nước có gần 1,3 triệu phương tiện giao thông đang thế chấp tại các ngân hàng sẽ bị công an xử phạt vì lưu thông sử dụng đăng ký photo.

Lực lượng chức năng xử lý xe vi phạm

Theo nghị định 163/2006 của Chính phủ, khi một chủ phương tiện thế chấp tài sản, ngân hàng được phép giữ bản chính, chủ sở hữu cầm bản copy đăng ký xe để tham gia giao thông. Tuy nhiên, đến năm 2012 Nghị định 11/2012 sửa đổi Nghị định 163/2006 là không cho ngân hàng giữ bản chính đăng kí xe nữa và người chủ xe phải giữ bản chính để tham gia giao thông.

Luật sư Trương Thanh Đức, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, đối chiếu với Luật giao thông đường bộ, việc Cảnh sát giao thông xử phạt chủ xe không mang giấy tờ gốc là hoàn toàn xác đáng. Tuy nhiên, nếu thế chấp mà ngân hàng không được giữ bản gốc thì cũng rất dễ xảy ra rủi ro cho ngân hàng:

“Muốn tháo gỡ khó khăn thì phải sửa luật, chấp nhận ngân hàng được giữ giấy chính. Tất nhiên, kể cả thời kỳ chính phủ cấp phép ngân hàng được giữ chứng nhận đăng ký, vẫn loại trừ những phương tiện hàng không, hàng hải vận chuyển quốc tế, các nước người ta cũng không chấp nhận việc mang bản sao đi. Còn trong nội bộ đất nước ta mà Quốc hội cho phép thì hoàn toàn được”, Luật sư Trương Thanh Đức nói.

Ông Phạm Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp cho biết, Thông tư liên tịch số 15 giữa các Bộ Tư pháp, Tài nguyên Môi trường, Giao thông Vận tải, Công an và Ngân hàng Nhà nước đã qui định về việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên quan trong việc bảo đảm tài sản khi thực hiện giao dịch giữa ngân hàng và người thế chấp tài sản khi đăng ký giao dịch đảm bảo theo luật. Khi đó tài sản thế chấp được công khai toàn quốc trong việc đảm bảo thế chấp khoản vay.

Ông Phạm Tuấn Ngọc nói: “Theo Thông tư 15, các trung tâm đăng ký xong mà có yêu cầu của của người yêu cầu đăng ký là gửi yêu cầu đăng kí thế chấp sang bên công an thì các trung tâm sẽ phải gửi văn bản về việc thế chấp phương tiện giao thông cơ giới cho các cơ quan công an có liên quan. Mục đích là để cơ quan công an nắm được thông tin là tài sản đã được thế chấp ở ngân hàng. Thứ hai là để họ ghi vào sổ nhằm ngăn chặn việc người bên thế chấp chưa thực hiện nghĩa vụ mà họ tìm cách chuyển dịch trái pháp luật đối với tài sản”.

Nếu ngân hàng không trả bản gốc đăng ký xe cho người thế chấp thì gần 1,3 triệu phương tiện lưu thông có thể bị công an xử phạt bất cứ lúc nào, mà trên thực tế đó không phải là lỗi của chủ phương tiện.

Tác giả: Huy Nam – VOV


 

VOV Giao thông (Tin tức) 11-07-2017:

http://www.vovgiaothong.vn/tin-tuc/Giao-thong-toan-canh/8860/Co-quan-quan-ly-noi-gi-ve-13-trieu-phuong-tien-se-bi-xu-phat-vi-khong-co-giay-to-goc

(149/627)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.279. Tình trạng thuê người mua ngoại tệ: Cần...

(HNM) - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,626