1.906. Quy định Chủ tịch ngân hàng không được kiêm nhiệm có làm thị trường thêm thiếu minh bạch?

(NĐT) – Không dễ gì một ông chủ quyền lực như Dương Công Minh, Đỗ Quang Hiển từ bỏ ngôi vị tại công ty “ruột” của mình chỉ vì vướng quy định cấm kiêm nhiệm tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD. Nếu họ tìm cách đối phó, thì thị trường lại càng thêm thiếu minh bạch mà thôi.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC  

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các TCTD vừa được Quốc hội thông qua ngày 20/11. Với đòi hỏi minh bạch hoá hoạt động ngân hàng, giảm triệt để tình trạng sở hữu chéo, công ty sân sau, nâng cao quản trị ngân hàng, loại bỏ vấn đề xung đột lợi ích, Luật quy định, Chủ tịch HĐQT của một ngân hàng sẽ không được đồng thời là Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, quy định này có thực sự phát huy được tác dụng trên thực tế hay nó còn làm thị trường thiếu minh bạch hơn, khi các ông chủ quyền lực buộc phải nghĩ ra kế sách để “lách luật”, dùng “người đóng thế” và vẫn “buông rèm nhiếp chính” mà thôi?

Để làm rõ hơn câu hỏi trên, PV Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.

Ông Đức cho biết: Mọi người có quyền nghi ngờ về tính thực tiễn, hiệu quả của quy định nêu trên, bởi thực tế, vẫn có tình trạng “lách luật”, một vị làm chủ 2 ngân hàng để tránh quy định cấm sở hữu chéo, với trường hợp này cũng tương tự.

Quy định Chủ tịch HĐQT ngân hàng không được kiêm nhiệm các chức danh chủ chốt trong doanh nghiệp khác có thể xuất phát từ đòi hỏi minh bạch hoá thị trường, giảm thiểu lợi ích nhóm, cho vay công ty “sân sau”. Tuy nhiên, nếu xét trên thực tế thì tác động tới minh bạch của thị trường của quy định này là rất nhỏ, bởi chúng ta cũng đã có quy định về việc công ty có liên quan tới chủ ngân hàng không được vay hoặc phải được sự thông qua của HĐQT. Vì thế, dù có muốn “lợi dụng” vốn ngân hàng cho công ty sân sau thì các ông chủ ngân hàng cũng sẽ không đứng tên.

Lấy ví dụ cho trường hợp này, ông Đức cho biết: Qua các vụ án gần đây có những trường hợp một ông Giám đốc khối của một ngân hàng được ông chủ ngân hàng cử sang làm Tổng giám đốc một công ty sân sau. Sau đó, ông Tổng giám đốc “bù nhìn” này chỉ có một việc duy nhất là ký văn bản đề xuất xin vay vốn tại ngân hàng mẹ, rồi ông là Giám đốc khối lại xem xét hồ sơ trên. Số tiền được phê duyệt vay có khi lên tới hàng nghìn tỷ đồng một cách dễ dàng.

Như vậy, về mặt pháp lý, ông Chủ tịch HĐQT không có liên quan gì tới câu chuyện trên, ông Đức nhấn mạnh. Nói vậy để thấy quy định không cho Chủ tịch HĐQT ngân hàng không được kiêm nhiệm chức vụ tương đương tại các doanh nghiệp khác sẽ không có tác dụng gì để minh bạch thị trường hay giảm cho vay công ty sân sau nếu họ cố tình vi phạm. Họ có thể “lách” bằng nhiều cách, ví như cho một ông Trưởng phòng làm Tổng giám đốc công ty sân sau, vừa không vướng quy định, ông Chủ tịch HĐQT ngân hàng lại vừa dễ dàng “trốn tội” khi có biến – ông Đức chia sẻ.

Trả lời câu hỏi, nếu quy định trên không thay đổi được thực tế thì làm sao mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề nêu trên? – Ông Đức cho rằng, hiện nay chúng ta đang tồn tại rất nhiều vấn đề liên quan tới sở hữu chéo, lợi ích nhóm, nên dù có quy định thì thực tế vẫn vướng, “gốc đã không ổn thì sửa ngọn có ích gì”.

Ví dụ, nếu đã chấp nhận bổ nhiệm một người như ông Phạm Công Danh có tiền án làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng Xây dựng thì hệ quả như ngày hôm nay là tất yếu, ông Đức lấy ví dụ.

NGUYỄN THOAN

—————–

Nhà đầu tư (Tài chính) 25-11-2017:

http://www.nhadautu.vn/quy-dinh-chu-tich-ngan-hang-khong-duoc-kiem-nhiem-co-lam-thi-truong-them-thieu-minh-bach-d4737.html

(813/813)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,404