1. Bút bi phù thủy.

(ANVI) – Theo Luật Kế toán, thì chứng từ kế toán không được viết tắt, tẩy xóa, sửa chữa và phải dùng bút mực.

Tuy nhiên, thị trường đã xuất hiện loại “bút bi phù thủy” hay “bút bi thần kỳ”, là loại bút mực nhưng viết xong có thể dễ dàng tẩy xóa, sửa chữa hoặc làm biến mất mực chữ sau một vài giờ.

Vì vậy hầu hết các ngân hàng, nơi phát sinh nhiều giao dịch tiền bạc, thường khuyến cáo nhân viên: Khi giao dịch với khách hàng chỉ sử dụng bút của ngân hàng hoặc của bên thứ 3 hết sức tin cậy, để phòng chống rủi ro.

Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn cần lưu ý thêm đối với các trường hợp giao dịch bằng Séc, Ủy nhiệm chi,… của doanh nghiệp cũng dễ bị bút phù thủy “trú ngụ”. Bởi với các giấy tờ giao dịch này, khách hàng doanh nghiệp thường viết, ký và đóng dấu sẵn từ trước. Do vậy, các ngân hàng nên tăng cường kiểm soát thông tin, nhân thân khi giao dịch trực tiếp với khách hàng trong các trường hợp này và bổ sung thêm những văn bản xác nhận nhằm lưu dấu vết chữ viết của người tiến hành giao dịch.

Giá trị pháp lý không phải là ở chữ ký màu xanh hay mực dấu đỏ mà là ở chữ ký tươi trực tiếp. Tuy nhiên, dù chữ biến mất nhưng vẫn có thể được cơ quan giám định kỹ thuật hình sự tìm ra sự thật.

Do vậy, trường hợp dính bẫy “phù thủy”, cần bảo quản nguyên trạng chứng từ để xác minh.

 

Ngày 05-6-2013

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,515