155. Hình thức bức tử.

(ANVI) – Trong ty tỷ sự việc đời thường, với muôn đường sinh sống, làm ăn, từ xây nhà tậu xe, cho đến mua que kẹo mút, đều xoay vần quanh giao dịch, hợp đồng.

Đã là giao dịch thì chẳng cứ nhỏ to, cho nhận, thân sơ, vơi đầy, lớn bé, mẹ con, nhiều ít, ngắn dài,… miễn các bên thiện nguyện, tự tiện thỏa thuận, nhất trí là rất hợp với nguyên tắc tối cao luật định. Tuy vậy, luật vẫn lại cố tình lèo lái thêm một số yếu tố để củng cố quyền luật. Điều kiện về hình thức của giao dịch bị ấn định là bắt buộc trong một số trường hợp. Diễn nôm là, nếu luật buộc phải giao dịch bằng văn bản thì cấm tiệt mua bán bằng mồm. Bập bõm, loanh quanh, lôm côm một hồi, hình thức lại mở rộng sang với cả thủ tục công chứng, chứng thực và đăng ký.

Theo Bộ Dân luật hiện hành 2005, nếu vi phạm vào đám trên, thì Tòa án sẽ hoãn cho các bên một thời gian để hoàn thiện. Quy định rất chi là nhân đạo XHCN, nhưng trở thành vô nghĩa vì khi đã tranh chấp mất còn, thì ngu gì làm lại.

Bộ Dân luật mới 2015 sửa lại, gỡ rối với quy định, dù sai toe toét, nhưng nếu đã thực hiện được ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì mặc định có giá trị. Thay vì triết lý, khi đã thực hiện hợp đồng rồi, dù chỉ một tý, là cấm cãi lý, thì Luật lại hộc tốc bốc thuốc một con số vu vơ, dường như mơ tới một tỷ lệ đồng thuận cao ngang với yêu cầu sửa Hiến pháp.

Con số rõ rành rành, nhưng đi vào cuộc sống thực tế thì lại có nguy cơ rất cao trở thành dở khóc, dở cười, bí rì, chối tỉ và tắc tị.

Ngày 06-7-2016

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,791