2.074. Hiểm họa cháy nổ nhìn từ vụ cháy chung cư Carina.

(NDTV) – Cũng giống như nhiều lĩnh vực khác, nguy cơ cháy nổ vẫn luôn rình rập vì người ta vì tiền mà bất chấp, tính mạng của người khác và coi thường mạng sống của chính mình.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, trao đổi trong chương trình Tâm điểm 15 phút ngày 29-3-2018 Truyền hình Nhân dân.

Xem lại tại đây Truyền hình Nhân dân (Tâm điểm) 29-3-2018

https://nhandantv.vn/hiem-hoc-chay-no-nhin-tu-vu-chay-chung-cu-carina-n72560.htm

https://www.youtube.com/watch?v=gQGqmZ-6YM8

——————————

Đăng FB:

Đừng giết người nữa!

An toàn phòng chữa cháy chung cư cứ nửa hư, nửa thực.

Thế lực ngầm nó chi phối, dấm dúi đút túi, đánh đổi sinh mạng của hàng vạn cư dân!

Truyền hình Nhân dân – Tiêu điểm 15’ ngày 29-3-2018:

https://nhandantv.vn/hiem-hoc-chay-no-nhin-tu-vu-chay-chung-cu-carina-n72560.htm

—————————

Kịch bản:

Truyền hình Nhân dân 27-3-2018

Tâm điểm  hiểm họa cháy nổ

MC: Kính chào quý vị và các bạn đến với chương trình Tâm điểm của kênh truyền hình nhân dân. Thưa quý vị và các bạn, vụ cháy chung cư Carina Plaza mới đây là một bài học đau lòng về những hiểm họa không lường trong công tác phòng chống cháy nổ. vấn đề này đang khiến cho nhiều chung cư, đặc biệt là người dân giật mình nhìn lại hệ thống phòng cháy chữa cháy nơi mình đang sinh sống. và trong chương trình tâm điểm hôm nay chúng tôi muốn cùng trao đổi với Luật sư Trương thanh đức về thực tiễn cũng như hệ quả của việc không thực hiện tốt các quy định về phòng cháy chữa cháy, nhất là ở các khu chung cư.

Vâng …

Ps linh kiện 1:

1h sáng ngày 23/3 chung cư Carina Plaza phường 16 quận 8 Tp HCM bốc cháy, địa điểm phát hỏa là tầng hầm xe tòa A.

Nguyên nhân phát cháy từ 1 xe tại tầng hầm  người dân hoảng loạn cầu cứu. 34 xe cứu hỏa 200 chiến sĩ PCCC đến hiện trường.

Không lối thoát nhiều người vào nhà chịu chết, nhiều người bị chết ngạt do khí độc.

Hậu qủa 13 người chết, 91 người bị thương  150 xe máy, 13 ô tô bị thiêu rụi .

12 h lửa lại bùng phát ở tòa B nhưng may mắn không có thiệt hại nào xảy ra.

PV: Người dân

Ngày 26/3 công an TPHCM đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo điều 313 Bộ luật hình sự 2015 để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn.

Talk:

  1. Cho đến thời điểm này dư âm của vụ hỏa hoạn xảy ra tại chung cư Carina Plaza vẫn khiến cho nhiều người hoảng hốt. Nỗi đau vẫn còn ở đó đối với một số gia đình có người nhà bị thiệt mạng. qua vụ việc này ông đánh giá thế nào về công tác PCCC tại các khu chung cư hiện nay?
  2. Vụ cháy ở chung cư Carina(TP.HCM) cũng đã bộc lộ nhiều khoảng hở trong công tác kiểm tra, vận hành hệ thống phòng cháy chữa cháy tại đây khi cư dân phản ánh nhưng không được giải quyết kịp thời.
  3. Thực tế thì công tác kiểm tra PCCC không chỉ ở chung cư Carina mà các chung cư khác cũng không được bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật. thậm chí có chung cư đi vào vận hành 2 năm mà hệ thống PCCC vẫn chưa hoàn thiện để đưa vào sử dụng.

Ps 2:

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 400 tòa nhà cao từ 7 tầng trở lên và trên 1.600 tòa nhà dưới 6 tầng. Trong đó có 17 nhà chung cư cao tầng vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy, không có khả năng khắc phục theo quy chuẩn hiện hành.

Các vụ cháy nổ ở chung cư liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây khiến người dân không khỏi bất an. Rõ ràng là nguy cơ cháy nổ vẫn luôn rình rập và việc ngăn ngừa mối họa đó không ai khác chính là các cư dân và chủ đầu tư của các tòa nhà. Song việc làm này vẫn chưa được nhiều người coi trọng đúng mức.

PV: Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 2

Thậm chí nhiều người không biết việc mình phải mua bảo hiểm cháy nổ và trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ của chủ đầu tư.

PV: Người dân

Thực tế, không chỉ người dân thờ ơ mà nhiều chủ đầu tư cố tình không thực hiện, thiếu trách nhiệm trong đảm bảo an toàn PCCC.

PV: Thượng úy Lương Nhất Linh – Phòng Cảnh sát PCCC số 2, Cảnh sát PCCC Hà Nội:

Lo lắng, sợ hãi là tâm lý chung của nhiều người khi các vụ cháy liên tiếp xảy ra, cướp đi nhiều sinh mạng và tài sản.

Trong khi đó, mối họa tại các khu chung cư cao tầng vẫn luôn hiện hữu.

Talk:

  1. Như phóng sự mà chúng ta vừa xem thì ý thức tự bảo vệ mình, chú trọng đến công tác phòng chống cháy nổ của bản thân người dân chưa cao. Điều mà họ quan tâm khi mua các căn hộ thường không phải là hệ thống PCCC đã đủ an toàn hay chưa? Ông nghĩ sao về vấn đề này?
  2. Quay trở lại vụ việc của chung cư carina Plaza, khi chủ đầu tư không thực hiện đúng các cam kết về PCCC gây nên vụ việc này thì hình thức xử lý đối với chủ đầu tư chung cư này sẽ như thế nào thưa ông?
  3. Nhìn nhận lại toàn bộ vụ việc cũng như thực tiến hiện nay, theo quan điểm của ông, chúng ta cần có biện pháp mạnh tay nào để các cơ dân và chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống cháy nỏ?

MC kết: Có thể thấy, vấn đề PCCC tại các chung cư hiện nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các chủ dự án, ban quản lý chung cư, thậm chí các đơn vị còn cố tình bỏ quên nhằm tránh các thủ tục và giảm chi phí. Việc buông lỏng trong công tác PCCC là một mối nguy hiểm lớn đối với các khu chung cư mà bài học là sự trả giá quá đắt sau khi sự cố xảy ra. Hy vọng bài học mang tên Carina Palza sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều người, đặc biệt là các chủ đầu tư và các cơ quan chức năng.

Và đến đây

————————-

Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy325

  1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
  2. a) Làm chết người;
  3. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  4. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  5. d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
  7. a) Làm chết 02 người;
  8. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  9. c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  10. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
  11. a) Làm chết 03 người trở lên;
  12. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  13. c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
  14. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  15. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

—————-

NGHỊ ĐỊNH167/2013/NĐ-CPngày 12 tháng 11 năm 2013

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Gồm 22 Điều, mức xử phạt chỉ từ 100K – 50 triệu, ví dụ

Điều 27. Vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. a) Chấp hành không đầy đủ nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  3. b) Làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn;
  4. c) Trang bị nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy không đúng quy cách.
  5. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  6. a) Không bố trí, niêm yết tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
  7. b) Không chấp hành nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  8. c) Không phổ biến nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy cho những người trong phạm vi quản lý của mình;
  9. d) Ban hành các nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ nội dung hoặc không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.
  10. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí, niêm yết nội quy về phòng cháy và chữa cháy.
  11. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy nhưng trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
  12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Điều 28. Vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy.
  2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  3. a) Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;
  4. b) Không cử người có trách nhiệm tham gia đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy;
  5. c) Không tự tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
  6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  7. a) Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền;
  8. b) Không thực hiện các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
  9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau khi cơ sở được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa cơ sở vào hoạt động người đứng đầu cơ sở không có văn bản thông báo và ký cam kết cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nhà, công trình và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.
  10. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Điều 36. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng

  1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp và phương tiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công, xây dựng công trình.
  2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
  3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào sử dụng không đảm bảo một trong các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với công trình không thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
  4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  5. a) Thi công, lắp đặt không đúng theo thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt;
  6. b) Không trình hồ sơ để thẩm duyệt lại khi cải tạo, mở rộng, thay đổi tính chất sử dụng nhà, công trình trong quá trình thi công, sử dụng theo quy định.
  7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  8. a) Tổ chức thi công, xây dựng công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy;
  9. b) Chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy mà chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt.
  10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
  11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  12. a) Buộc khắc phục các điều kiện để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều này;
  13. b) Buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,738