2.217. Cần khung pháp lý quản “taxi công nghệ”

(GT) – Gần đây, hàng loạt ứng dụng gọi xe xuất hiện, để cạnh tranh cùng Grab sau ngày Uber rời bỏ cuộc chơi. Đây là quy luật bình thường của thị trường.

Một loạt ứng dụng gọi xe mới thi nhau ra mắt thời gian gần đây như: Aber, FastGo, T.Net – Ảnh: K.Linh

Tuy nhiên, điều đáng nói, các ứng dụng này hoạt động khi chưa có hành lang pháp lý rõ ràng, chưa được cơ quan Nhà nước cho phép hoạt động.

Trước đây, có rất nhiều trường hợp lái xe Grab, Uber bị tố không trả lại tiền khách để quên, ngược đãi khách hàng. Vì vậy, ngoài việc tạo điều kiện để loại hình này hoạt động, cũng cần đặt vấn đề bảo vệ an toàn và quyền lợi vật chất cho hành khách khi sử dụng ứng dụng gọi xe công nghệ. Các đơn vị cung cấp phần mềm trực tiếp ký hợp đồng thực hiện vận tải với các tài xế, cung cấp phần mềm cho tài xế, quyết định giá cước phải chịu trách nhiệm quản lý tài xế. Trong các trường hợp xảy ra rủi ro, chúng ta phải xác định, chịu trách nhiệm đầu tiên là lái xe, phía đơn vị cung ứng phần mềm có nghĩa vụ liên quan.

Theo tôi, dù đến nay vẫn chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng, loại hình vận tải ứng dụng công nghệ còn gây nhiều tranh cãi, nhưng đây vẫn được xem là mô hình mới giúp giải quyết được những bất cập của các hãng vận tải truyền thống. Các ứng dụng này nhận được sự ủng hộ của người dùng vì được chủ động từ việc gọi xe, theo dõi vị trí xe, nắm được thông tin tài xế và số xe, nắm được giá cước, đánh giá dịch vụ.

Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng đưa ra chính sách, cơ chế, cùng chế tài cụ thể để quản chặt loại hình này. Phải quản lý đơn vị cung cấp phần mềm như một doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Người lái xe đăng ký sử dụng phần mềm sẽ thuộc quản lý của doanh nghiệp, phải đăng ký với cơ quan thuế và đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, việc quản lý tài xế, cũng như truy thu thuế sẽ được thực hiện tại nguồn là doanh nghiệp, vừa chống thất thu thuế, vừa giải quyết vấn đề an ninh xã hội.

Lợi ích của loại hình vận tải này đã được kiểm chứng trong gần hơn 2 năm qua và đang trở thành xu thế tất yếu của thị trường. Vấn đề chỉ là khung pháp lý chưa hoàn thiện.

Nhìn ở góc độ kinh doanh vận tải, mô hình Grab và các ứng dụng khác là một loại hình kinh doanh vận tải hành khách có điều kiện. Vì vậy, Nhà nước cần quy định về các điều kiện hoạt động để bảo đảm thực hiện đúng quy định của Luật GTĐB năm 2008 cũng như tại Khoản 1, Điều 7, Luật Đầu tư năm 2014 về “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”.

Do đó, Nhà nước cần xem xét quy định thành một loại hình vận tải hành khách riêng. Tạo điều kiện cho các mô hình kinh doanh mới, tiết kiệm chi phí, an toàn và tạo thêm giá trị gia tăng cho doanh nghiệp là đòi hỏi chính đáng của thị trường. Chính sách phải luôn thay đổi để bắt kịp với sự vận động của đời sống.

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI

Hải Nam (Ghi chép)

—————

Giao thông (Thời sự xã hội) 04-7-2018:

http://www.baogiaothong.vn/can-khung-phap-ly-quan-taxi-cong-nghe-d262898.html

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,402