2.591. Vì sao tăng giá điện?

(NDTV) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC tham gia đối thoại trên;

Truyền hình Nhân Dân (Thương trường & Pháp luật) 03-4-2019:

https://m.youtube.com/watch?v=lIkvdw_WfBg

———–

Kịch bản

Trung tâm Truyền hình Nhân Dân

Phòng  Kinh tế

 

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN MỤC “THƯƠNG TRƯỜNG & PHÁP LUẬT” SỐ 28

Thời lượng: 30’; Phát sóng ngày 03/4/2019

STTNội dung: Vì sao tăng giá điện?Hình ảnhTL
1Hình hiệu Chuyên mục “Thương trường & Pháp luật”Hình hiệu15
2

 

Ngày 20/3, căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019, Bộ Công Thương đã công bố quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 được điều chỉnh với mức giá mới là 1.864,44 đồng/ kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 8,36% so với mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành (1.720,65 đồng/kWh).2
3MC: Dẫn vào chương trình, giới thiệu khách mời và giới thiệu chương trìnhMC20
4

Phóng sự 1: Vì sao phải tăng giá điện?

–       Một số yếu tố đầu vào tăng giá khiến áp lực phải tăng giá điện trong năm nay. Cụ thể, giá than bán cho điện tăng 2,61-2,7% tuỳ từng loại, làm tăng chi phí phát điện gần 3.000 tỷ đồng.

Đồng thời với tăng giá điện lần này, giá than sẽ điều chỉnh bước 2. Than của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) tăng giá thêm 3,77%, than của Tổng công ty Đông Bắc tăng thêm 5%, ước làm tăng chi phí khoảng trên 2.000 tỷ đồng. Một số nhà máy điện của EVN và nhà máy điện ngoài phải sử dụng than trộn, ước tăng 1.921 tỷ đồng; chưa kể thuế bảo vệ môi trường với than cũng tăng.

–       Cùng với điều chỉnh tăng giá điện, khí bán cho điện ước làm chi phí sản xuất điện tăng 5.800 tỷ đồng.

Một số khoản chi phí ngành điện phải trả bằng ngoại tệ, như giá khí trả theo USD, tỷ giá sẽ trượt khoảng 1,36%

 

Do đó, để đảm bảo EVN kinh doanh có lãi, tăng cường tiềm lực tài chính đầu tư vào phát điện, Bộ Công thương cho biết đã xây dựng kịch bản điều hành giá bán lẻ năm 2019 theo đúng quyết định 24/2017 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo quyết định 24/2017 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, với mức giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng trong khung từ 5 – 10%, do Bộ Công thương quyết định sau khi EVN báo cáo trong thời hạn 15 ngày làm việc.

 

 

Chuyên gia

Hình gạt

 

 

MC dẫn và đọc Off

 

 

 

 

5’

5Mục hiệu tiểu mục “Đối thoại Mục hiệu10”
 

6

Khách mời 1: TS. Nguyễn Trí Long

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức

Câu hỏi:

–       Ngoài những nguyên nhân trên còn nguyên nhân nào khác?

–       Tại sao không cắt giảm chi phí, giảm thất thoát điện năng mà lại tăng giá điện?

–       Cơ sở nào để tăng 8,36%?

MC và khách mời

Tranh luận kịch tính

 

10’

7Mục hiệu tiểu mục “ Phản hồi”
8

Phóng sự 2: Ảnh hưởng ra sao?

Giá điện tăng kéo theo giá thành phẩm tăng, đặc biệt gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp sẽ phải tính toán lại cách sử dụng điện sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Ví dụ, tận dụng ánh sáng, thông gió tự nhiên, sắp xếp sản xuất theo khung giờ thấp điểm, v.v.. Tuy nhiên việc này lại kéo theo người lao động phải làm ca ba, ảnh hưởng sức khỏe và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, dù có tiết kiệm, xoay sở đến đâu thì nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, như với ngành dệt may, cần nhiều điện chiếu sáng.

Cụ thể, với giá điện tăng 8,36% từ ngày 20/3/2019, theo tính toán của Tổng cục Thống kê, CPI năm 2019 tăng trong khoảng 3,3 – 3,9%. Với mức tăng CPI này, việc điều chỉnh giá điện vẫn đảm bảo mục tiêu CPI năm 2019 được Quốc hội thông qua là dưới 4%.

–       Trên cả nước hiện đang có khoảng 25,8 triệu khách hàng dùng điện sinh hoạt. Theo cách tính giá bậc thang mới, khách hàng dùng tới 50 kWh sẽ trả thêm 7.000 đồng; 50-100 kWh trả thêm 14.000 đồng (tăng 8,4%); tới 200 kWh trả thêm 31.600 đồng; 300 kWh trả thêm 53.100 đồng; 400 kWh trả thêm 77.200 đồng.

–       Đặc điểm của phụ tải là khách hàng sử dụng điện mức thấp chiếm tỷ lệ rất cao, dưới 100 kWh chiếm 35,6%; trên 300 kWh khoảng 15%, trên 400 kWh chiếm 7,1%. Thiết kế bậc thang là hỗ trợ hộ nghèo có thể được dùng điện.

–       Về đối tượng khách hàng kinh doanh, năm 2018 có hơn 443.000 khách hàng. Bình quân mỗi khách hàng phải trả tăng thêm hơn 500.000 đồng/tháng khi tăng giá điện. Đồng thời có 1,413 triệu khách hàng sản xuất, mỗi hộ sản xuất trả bình quân 12,39 triệu đồng, tăng hơn 869.000 đồng/tháng.

–       Về khách hàng sử dụng nhiều điện, khảo sát 40 doanh nghiệp sản xuất sắt thép, xi măng cho thấy, khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hợp lý sẽ giảm tiền điện. Giá điện cho sản xuất xi măng tăng thêm 7,19%, trả thêm 13 triệu đồng.

 

PV: Chuyên gia

MC4’
9Mục hiệu tiểu mục “Phản hồi”10”
10Khách mời 1: TS. Nguyễn Trí Long

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức

Câu hỏi:

–       Giá điện tăng ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế và người dân? Những ngành nghề nào ảnh hưởng nhiều nhất?

–       Theo quan điểm của chuyên gia tăng bao nhiêu là hợp lý? Tại sao?

–       Những kịch bản nào cho giá điện trong tương lai? Chính sách về giá điện hiện nay đã hợp lý chưa?

–       Quan điểm của chuyên gia và Luật sư?

 

MC: 4’3
11MC: Dẫn kết ( MC viết nhé)Mc30’

Kịch bản: Vũ Tân

Quay phim máy lẻ:

MC: Minh Anh

Kỹ thuật hậu kỳ: Hữu Tú

     PHÒNG  KINH TẾ                                                                                                   LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM DUYỆT

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,404