333. Bình luận về Góc khuất Hội nhập.

(ANVI) – Luật sư Trương Thanh Đức tham luận về Chủ để theo đặt hàng tại Diễn đàn Doanh nghiệp & Báo chí 2019 – VCCI.

  1. 7 góc khuất hội nhập
  • Cạnh tranh mất còn, đào thải, loại trừ, như vụ BigC dừng nhập hàng may mặc.
  • Đối mặt với hàng rào kỹ thuật thay thế thuế XNK, như hàng nông sản xuất khẩu sang TQ. Thuế chống phá giá, như vụ sắt thép Hàn Quốc.
  • Yêu cầu về nhãn hiệu, bản quyền, lao động, công đoàn, môi trường,…
  • Đòi hỏi về nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá như vụ Asanzo.
  • Tuân thủ nhiều luật chơi khác biệt, trong khi 1 luật chúng ta đã khó vượt qua.
  • Xử lý tranh chấp, kiện cáo. Ta sang Tây thì thua đối thủ. Ta xử ở ta cũng thua Toà. Ít nhất cũng là quá chậm.
  • Ứng phó với quan hệ & khủng hoảng truyền thông, báo chí, mạng xã hội muôn xấu nghìn tốt.
  1. Vướng mắc pháp luật về Xuất xứ hàng hoá.
  • Khái niệm gốc xuất xứ không phải được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương mà tại Điều 3.14 Luật thương mại năm 2005: Đối trường hợp nhập nguyên liệu, bộ phận, linh kiện, chi tiết, thì xuất xứ là “nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng”.
  • Hàng xuất thì không vướng lắm khi theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP về “Xuất xử hàng hóa”.
  • Nhưng cùng loại hàng đó, hôm nay tiêu thụ trong nước, mai mang xuất khẩu (như vụ Chinsu) thì nguy cơ đúng thành sai, sai thành đúng. Cụ thể, với hàng nội địa thì pháp luật đang đánh đố doanh nghiệp.
  • Với quy định pháp luật hiện hành, nói nặng thì kiểu gì cũng chết, nói nhẹ thì kiểu gì cũng vướng, nói vừa thì kiểu gì cũng sai.
  • Điều 15, Nghị định 43/2017 về “Nhãn hiệu hàng hoá” quy định, hàng hoá lưu thông trong nước buộc phải có nhãn hiệu hàng hoá. Mà nhãn hiệu hàng hoá thì buộc phải ghi xuất xứ hàng hoá. Mà xuất xứ hàng hoá cũng được Nghị định 43 quy định thế này: “Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước…”. Dịch ra tiếng Anh là Made in.
  • Nghị định 43 cũng quy định: Doanh nghiệp tự xác định & ghi xuất xứ hàng hoá nhưng phải bảo đảm 3 điều kiện: Trung thực, chính xác & tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
  • Quy định dường như đơn giản, rõ ràng, nhưng hoá ra bế tắc. Ví dụ, vụ Asanzo, không thể ghi xuất xứ TQ, cũng chẳng thể ghi xuất xứ hay sản xuất tại VN, vì chỉ là lắp ráp khá đơn giản, chứ không phải là “chế biến cơ bản”. Cả 3 phương án, không ghi hay ghi tầu ghi ta đều không hợp lý, thậm chí đều sai.
  1. Tóm lại:
  • Qua rồi những thông tin ban đầu, báo chí cần đi sâu hơn vào môt sẻ vấn đề để giúp doanh nghiệp.
  • Vướng mắc chính sách pháp luật vẫn là thứ vướng nhất không đáng có, hoàn toàn có thể nhanh chóng sửa chữa. Ví dụ:
  • Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về chống chuyển giá. Rõ sai làm hại doanh nghiệp mà 2 năm không sửa;
  • Thuế VAT với phí BOT đặc biệt bất hợp lý cần phải bãi bỏ.
  • Doanh nghiệp:
  • Không cần pháp luật ưu đãi, khuyến kích mà cần bỏ bớt cấm đoán, ngăn cản, hạn chế vô lý;
  • Không cần pháp luật cầm tay chỉ việc, vì như vậy chỉ là sự trói buộc.

Ngày 17-7-2019

(667/667)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,580