253.  Biện pháp đơn giản không ngờ giải quyết rắc rối khi chuyển từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân.

(VTC News) – Luật sư đề xuất chỉ cần in thêm số Chứng minh nhân dân vào Căn cước công dân nhằm hạn chế rắc rối, phiền toái phát sinh cho người dân.

Dân gặp vô vàn rắc rối

Giấy Chứng minh nhân dân (CMND) hay Chứng minh thư hay Thẻ căn cước là giấy tờ tuỳ thân của công dân Việt Nam, được sử dụng để thực hiện các giao dịch và phải xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 9, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, hành vi “không xuất trình CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền” thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Căn cước công dân (CCCD) là loại giấy tờ tuỳ thân quan trọng nhất nhằm định danh mỗi người, được ghi vào sổ hộ khẩu, hộ chiếu, “sổ đỏ”… để thực hiện các thủ tục hành chính, cũng như các giao dịch dân sự như mua bán nhà đất, giao dịch tiền gửi.

Yếu tố quan trọng nhất để xác định danh tính (định danh) là số Chứng minh hoặc Căn cước và theo nguyên tắc, mỗi công dân chỉ có một, dù được cấp lần đầu hay cấp lại.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

Tuy nhiên trên thực tế, những quy định bất hợp lý gây ra muôn vàn khó khăn, thậm chí bế tắc cho người dân và sẽ còn tiếp tục trở thành nỗi ám ảnh không biết đến khi nào mới chấm dứt.

Thông thường, một người sẽ có từ 2 đến 3, thậm chí nhiều hơn số định danh như sau:

Thứ nhất, khi một người thay đổi nơi thường trú khác tỉnh, thành thì bị thay đổi số CMND khác, trước tháng 7/2012;

Thứ hai, từ tháng 7/2012 trở đi, CMND được đổi từ 9 thành 12 số theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BCA;

Thứ ba, từ năm 2016, được đổi sang thẻ CCCD theo Luật Căn cước công dân năm 2014.

Với 3 trường hợp trên, mỗi người bị thay đối số Chứng minh hoặc Căn cước hoàn toàn khác nhau, không có bất cứ sự liên hệ nào với số cũ. Chỉ riêng với trường hợp thứ nhất, thì mỗi người cũng đã có thể có nhiều số Chứng minh hoàn toàn khác nhau.

Ngoài ra còn xảy ra tình trạng cấp trùng số CMND. Chẳng hạn, năm 2009 Tổng cục Thuế cho biết phát hiện hơn 100.000 người bị trùng hơn 50.000 số Chứng minh thư tại 2 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.

Từ năm 2007 – 2015, tại TP.HCM cũng phát hiện 7.232 người bị cấp trùng số Chứng minh. Việc này được Tổng cục Thuế hướng dẫn xử lý đối với mã số thuế cá nhân tại các Công văn số 4313/TCT-CNTT ngày 21/10/2009 và số 5357/TCT-CNTT ngày 31/12/2009.

Có một số loại giao dịch thì cứ xuất trình Chứng minh hay Căn cước khớp với nhận dạng vì không cần phải đối chiếu khớp đúng với số trước đó. Thậm chí việc đi máy bay có thể dùng một số loại giấy tờ khác để thay thế. Còn đối với nhiều loại giao dịch thì bắt buộc phải đối chiếu khớp đúng với số giấy tờ tuỳ thân đã được ghi nhận trước đó.

Các ngân hàng không thể cho rút tiền khi số CMND của khách hàng khác với số  được ghi trên thẻ tiết kiệm, vì rủi ro pháp lý và vi phạm pháp luật. Cụ thể, pháp luật ngân hàng quy định, khi chi trả tiền gửi cho khách hàng thì ngân hàng phải đối chiếu CMND bảo đảm chính xác với các thông tin đã lưu trước đó. Ví dụ như quy định tại khoản 2, Điều 18, Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định về tiền gửi tiết kiệm”.

Cũng tương tự như vậy là việc không thể công chứng giao dịch nhà đất nếu số CMND của chủ sở hữu khác với số đã ghi trên “sổ đỏ”.

Do vậy, bắt buộc khách hàng phải có giấy tờ tin cậy để khắc phục sự sai lệch, bảo đảm cơ sở pháp lý. Vì không có quy định của pháp luật, nên mỗi nơi lại có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau để bảo đảm điều kiện an toàn giao dịch tối thiểu.

Vấn đề này xảy ra đối với hàng chục loại giao dịch trong mấy chục năm qua và có thể kéo dài nhiều thập kỷ tới. Rất nhiều người phải tìm mọi cách để chứng minh rằng mình chính là mình thông qua hộ chiếu, hộ khẩu hoặc phải xin xác nhận của cơ quan công an hoặc uỷ ban nhân dân các cấp.

Cũng vì không có quy định hay hướng dẫn của cơ quan chức năng về việc này, nên đã gây ra nhiều bức xúc, khó khăn, vướng mắc, tốn kém thời gian, tiền bạc và rủi ro pháp lý cho người dân, doanh nghiệp cũng như các cơ quan nhà nước.

Để giải quyết sự bất cập trên, Phó Thủ tướng thường trực chỉ đạo tại Công văn số 12219/VPCP-KSTT ngày 15/11/2017 về việc “Cấp Giấy xác nhận CMND” của Văn phòng Chính phủ: “Bộ Công an thực hiện việc cấp Giấy xác nhận CMND cho công dân đối với tất cả các trường hợp chuyển từ CMND 9 số sang thẻ CCCD, thay vì chỉ cấp khi công dân có yêu cầu như hiện nay”.

Giải pháp tối giản

Việc thống nhất xác nhận CMND như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân không còn phải loay hoay xin giấy tờ xác nhận như trước. Tuy nhiên, đối với giấy tờ tùy thân phát sinh trước đó vẫn phải giải quyết theo từng trường hợp cá biệt.

Từ năm 2018 trở đi, đã và sẽ có vài chục triệu người được cấp phải lưu giữ cẩn thận tờ giấy xác nhận trong vài chục năm thì quá tốn kém tiền bạc, thời gian và công sức.

Trong khi có giải pháp rất dễ dàng, hợp lý và hầu như không mất thêm chi phí là chỉ cần in thêm số CMND vào CCCD.

Điều tưởng chừng là hiển nhiên vô cùng giản đơn, cần thiết, thậm chí là bắt buộc này, không hề được xem xét xử lý, đặc biệt là từ khi cấp thẻ CCCD đến nay.

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.

(1.155/1.155)

—————-

Bài gốc:

Bài viết gửi đăng Báo…                                                                               Hà Nội 27-11-2019

Gây muôn vàn rắc rối vì bỏ qua giải pháp tối giản: tích hợp số định danh.

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI

Trọng tài viên VIAC

Căn cước công dân là loại giấy tờ tuỳ thân quan trọng nhất nhằm định danh mỗi người, được ghi vào sổ hộ khẩu, hộ chiếu, “sổ đỏ”,… để thực hiện các thủ tục hành chính, cũng như các giao dịch dân sự như mua bán nhà đất, giao dịch tiền gửi.

Quy định pháp luật

Giấy Chứng minh nhân dân hay Chứng minh thư hay là Thẻ căn cước đã được quy định tại nhiều văn bản pháp luật như Sắc lệnh số 175b ngày 06-9-1946; các Nghị định số 577-TTg ngày 27-11-1957 và số 150-CP ngày 02-10-1964; các Quyết định số 215-TTg ngày 25-7-1972 và số 143-CP ngày 09-8-1976; các Nghị định số 05/1999/NĐ-CP số 170/2007/NĐ-CP và 106/2013/NĐ-CP; và hiện nay, được quy định tại Luật Căn cước công dân năm 2014.

Theo các quy định trên thì Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân là giấy tờ tuỳ thân của công dân Việt Nam, được sử dụng để thực hiện các giao dịch và phải xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 9, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, hành vi “không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền” thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Yếu tố quan trọng nhất để xác định danh tính (định danh) là số Chứng minh hoặc Căn cước và theo nguyên tắc, mỗi công dân chỉ có một, dù được cấp lần đầu hay cấp lại.

Vướng mắc thực tế

Tuy nhiên trên thực tế, với những quy định bất hợp lý, nó đã gây ra muôn vàn khó khăn, thậm chí bế tắc cho người dân, đã và sẽ còn tiếp tục trở thành nỗi ám ảnh không biết đến khi nào mới chấm dứt. Thông thường, một người sẽ có từ 2 đến 3, thậm chí nhiều hơn số định danh như sau:

Thứ nhất, khi một người thay đổi nơi thường trú khác tỉnh, thành thì bị thay đổi số Chứng minh nhân dân khác, trước tháng 7-2012;

Thứ hai, từ tháng 7-2012 trở đi, Chứng minh nhân dân được đổi từ 9 thành 12 số theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BCA;

Thứ ba, từ năm 2016, được đổi sang thẻ Căn cước công dân theo Luật Căn cước công dân năm 2014.

Với 3 trường hợp trên, mỗi người bị thay đối số Chứng minh hoặc Căn cước hoàn toàn khác nhau, không có bất cứ sự liên hệ nào với số cũ. Chỉ riêng với trường hợp thứ nhất, thì mỗi người cũng đã có thể có nhiều số Chứng minh hoàn toàn khác nhau.

Ngoài ra còn xảy ra tình trạng cấp trùng số Chứng minh. Chẳng hạn, năm 2009 Tổng cục Thuế cho biết đã phát hiện hơn 100.000 người bị trùng hơn 50.000 số Chứng minh thư tại 2 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Từ năm 2007 – 2015, tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã phát hiện 7.232 ngườ bị cấp trùng số Chứng minh. Việc này đã được Tổng cục Thuế hướng dẫn xử lý đối với mã số thuế cá nhân tại các Công văn số 4313/TCT-CNTT ngày 21-10-2009 và số 5357/TCT-CNTT ngày 31-12-2009.

Có một số loại giao dịch thì cứ xuất trình Chứng minh hay Căn cước khớp với nhận dạng là được, vì không cần phải đối chiếu khớp đúng với số trước đó. Thậm chí việc đi máy bay có thể dùng một số loại giấy tờ khác để thay thế. Còn đối với nhiều loại giao dịch thì bắt buộc phải đối chiếu khớp đúng với số giấy tờ tuỳ thân đã được ghi nhận trước đó.

Các ngân hàng không thể cho rút tiền khi số Chứng minh của khách hàng khác với số đã được ghi trên thẻ tiết kiệm, vì rủi ro pháp lý và vi phạm pháp luật. Cụ thể, pháp luật ngân hàng quy định, khi chi trả tiền gửi cho khách hàng thì ngân hàng phải đối chiếu Chứng minh nhân dân bảo đảm chính xác với các thông tin đã lưu trước đó. Ví dụ như quy định tại khoản 2, Điều 18, Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ngày 31-12-2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định về tiền gửi tiết kiệm”.

Cũng tương tự như vậy là việc không thể công chứng giao dịch nhà đất nếu số Chứng minh của chủ sở hữu khác với số đã ghi trên “sổ đỏ”.

Do vậy, bắt buộc khách hàng phải có giấy tờ tin cậy để khắc phục sự sai lệch, bảo đảm cơ sở pháp lý. Vì không có quy định của pháp luật, nên mỗi nơi lại có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau để bảo đảm điều kiện an toàn giao dịch tối thiểu. Vấn đề này xảy ra đối với hàng chục loại giao dịch trong mấy chục năm qua và có thể kéo dài nhiều thập kỷ tới. Rất nhiều người đã phải tìm mọi cách để chứng minh rằng mình chính là mình thông qua hộ chiếu, hộ khẩu hoặc phải xin xác nhận của cơ quan công an hoặc uỷ ban nhân dân các cấp. Cũng vì không có quy định hay hướng dẫn của cơ quan chức năng về việc này, nên đã gây ra nhiều bức xúc, khó khăn, vướng mắc, tốn kém thời gian, tiền bạc và rủi ro pháp lý cho người dân, doanh nghiệp cũng như các cơ quan nhà nước.

Để giải quyết sự bất cập trên, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ đã chỉ đạo tại Công văn số 12219/VPCP-KSTT ngày 15-11-2017 về việc “Cấp Giấy xác nhận CMND” của Văn phòng Chính phủ: “Bộ Công an thực hiện việc cấp Giấy xác nhận Chứng minh nhân dân cho công dân đối với tất cả các trường hợp chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số sang thẻ Căn cước công dân, thay vì chỉ cấp khi công dân có yêu cầu như hiện nay”.

Giải pháp tối giản

Việc thống nhất xác nhận Chứng minh nhân dân như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân không còn phải loay hoay xin giấy tờ xác nhận như trước. Tuy nhiên, đối với giấy tờ tùy thân phát sinh trước đó vẫn phải giải quyết theo từng trường hợp cá biệt. Từ năm 2018 trở đi, thì đã và sẽ có vài chục triệu người được cấp phải lưu giữ cẩn thận tờ giấy xác nhận trong vài chục năm thì quá tốn kém tiền bạc, thời gian và công sức.

Trong khi có giải pháp rất dễ dàng, hợp lý và hầu như không mất thêm chi phí là chỉ cần in thêm số Chứng minh nhân dân vào Căn cước công dân. Chính tác giả bài viết này (cũng đã có 3 số Chứng minh và Căn cước hoàn toàn khác biệt) đã hai lần gửi thư lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị mà không được phản hồi.

Điều tưởng chừng là hiển nhiên vô cùng giản đơn, cần thiết, thậm chí là bắt buộc này, đã không hề được xem xét xử lý trong hơn nửa thế ký qua, đặc biệt là từ khi cấp thẻ Căn cước công dân đến nay.

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  –  Tự do  –  Hạnh phúc

––­­–­­–––––––¶¶¶––­­––––––––––

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2018

V/v: Đề nghị bổ sung số CNMD vào Thẻ căn cước công dân

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Tôi là Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, điện thoại 090.345.9070, email: duc.tt@anvilaw.com, xin kiến nghị với Thủ tướng xử lý bất cập liên quan đến Thẻ căn cước công dân như sau:

Theo quy định của pháp luật, đồng thởi để bảo đảm nguyên tắc an toàn trong giao dịch, đòi hỏi phải có sự khớp đúng số giấy tờ tùy thân của người giao dịch giữa hai thời điểm khác nhau, có khi cách nhau vài chục năm, như khi gửi tiền và rút tiền ngân hàng, khi được cấp “Sổ đỏ” và khi bán, tặng cho, thế chấp,… nhà đất.

Chính vì vậy, tại Công văn số 12219/VPCP-KSTT ngày 15-11-2017 V/v “Cấp Giấy xác nhận CMND” của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực đã chỉ đạo: “Bộ Công an thực hiện việc cấp Giấy xác nhận Chứng minh nhân dân cho công dân đối với tất cả các trường hợp chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số sang thẻ Căn cước công dân, thay vì chỉ cấp khi công dân có yêu cầu như hiện nay”.

Nhưng thay vì việc phải cấp, giữ gìn và sử dụng Giấy xác nhận trên cho hàng chục triệu công dân trong hàng chục năm, thì chỉ cần in thêm số CMND cũ vào Thẻ căn cước công dân là giải quyết được mọi vấn đề. Việc này sẽ loại bỏ được rất nhiều khó khăn, vướng mắc, rủi ro và tốn kém thời gian, tiền bạc cho người dân, doanh nghiệp cũng như các cơ quan nhà nước.

Vì vậy, rất mong Thủ tướng nhanh chóng chỉ đạo xử lý việc này.

Trân trọng!

Người đề nghị

 

 

 

 

Luật sư Trương Thanh Đức

 

————— 

Tôi đã có ý kiến ý có ít nhất 6 lần, từ đầu năm 2016 đến nay:

https://www.facebook.com/search/top/?q=c%C4%83n%20c%C6%B0%E1%BB%9Bc&epa=FILTERS&filters=eyJycF9hdXRob3IiOiJ7XCJuYW1lXCI6XCJhdXRob3JfbWVcIixcImFyZ3NcIjpcIlwifSJ9

Lăn tăn căn cước 13-01-2016:

https://www.facebook.com/search/top/?q=c%C4%83n%20c%C6%B0%E1%BB%9Bc&epa=FILTERS&filters=eyJycF9hdXRob3IiOiJ7XCJuYW1lXCI6XCJhdXRob3JfbWVcIixcImFyZ3NcIjpcIlwifSJ9

 

Cằn nhằn căn cước 18-11-2017:

https://www.facebook.com/search/top/?q=c%C4%83n%20c%C6%B0%E1%BB%9Bc&epa=FILTERS&filters=eyJycF9hdXRob3IiOiJ7XCJuYW1lXCI6XCJhdXRob3JfbWVcIixcImFyZ3NcIjpcIlwifSJ9

 

Khó nhằn căn cước 14-01-2018:

 

Làm tiền điên đầu 02-02-2018:

https://www.facebook.com/search/top/?q=c%C4%83n%20c%C6%B0%E1%BB%9Bc&epa=FILTERS&filters=eyJycF9hdXRob3IiOiJ7XCJuYW1lXCI6XCJhdXRob3JfbWVcIixcImFyZ3NcIjpcIlwifSJ9

 

Căn cước ước mong 05-02-2018:

https://www.facebook.com/search/top/?q=c%C4%83n%20c%C6%B0%E1%BB%9Bc&epa=FILTERS&filters=eyJycF9hdXRob3IiOiJ7XCJuYW1lXCI6XCJhdXRob3JfbWVcIixcImFyZ3NcIjpcIlwifSJ9

 

Căn cước ngược tai 29-11-2019:

https://www.facebook.com/search/top/?q=c%C4%83n%20c%C6%B0%E1%BB%9Bc&epa=FILTERS&filters=eyJycF9hdXRob3IiOiJ7XCJuYW1lXCI6XCJhdXRob3JfbWVcIixcImFyZ3NcIjpcIlwifSJ9

——————–

3 cái điêu trong bài này:

Thứ nhất, chủ động chỗ nào, dân kêu trời, Thủ tướng chỉ đạo mới triển khai;

Thứ 2, in vào mặt sau cỡ chử rất nhỏ,10 số cũng được mà nói không khả thi

Thứ 3, dở hơi mới in cả ngày & nơi cấp.

https://vtc.vn/rac-roi-ap-xuong-dau-dan-khi-dung-can-cuoc-cong-dan-cmnd-moi-cuc-canh-sat-quan-ly-hanh-chinh-len-tieng-d512949.html?fbclid=IwAR2ZW1ZsZrToWMouvL5yP5HgYpmPeFbS3EZJr4HVLffyOqFBF3_MWK9pK3Q

 

Ai hành dân nhỉ?

https://dantri.com.vn/xa-hoi/ngan-hang-khong-chap-nhan-giay-xac-nhan-thay-doi-cmnd-la-hanh-dan-20151231081418886.htm

[1]  Nguyên là Chuyên gia tham vấn thẩm tra các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Văn phòng Chính phủ; Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam; Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam – VNBA).

Hiện là thành viên Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 (Bộ Kế hoạch & Đầu tư); Trọng tài viên – Thành viên Hội đồng Khoa học Pháp lý Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Doanh nghiệp (Bộ Tư pháp); Uỷ viên Ban chấp hành – Trưởng Ban Tư vấn và Phản biện chính sách, Hội các Nhà Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam (VACD); Thành viên thường trực Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).

Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

——————

VTC News (Thời sự) 28-11-2019

https://vtc.vn/bien-phap-don-gian-khong-ngo-giai-quyet-rac-roi-khi-chuyen-tu-chung-minh-nhan-dan-sang-can-cuoc-cong-dan-d512750.html

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,738